Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Isolde Moria
11 tháng 11 2016 lúc 12:35

" Bánh trôi nước " ( Hồ Xuân Hương )

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìn với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Tác dụng :

+ Đúng với vần của bài thơ

+ Đúng với ý nghĩa của bài thơ

Bình luận (2)
Linh Phương
11 tháng 11 2016 lúc 13:01

tl Silver bullet rùi mk k làm lại nữa nhé Nguyễn Huy Tú

Bình luận (0)
Đại Minh Tinh
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 10 2016 lúc 19:17

Câu 1:

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

 

Câu 2:

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó. Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam. Câu 3:Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.Chúc bạn học tốt! 
Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 19:41

Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. 

Câu 2:

 Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

 Câu 3:

bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.

Bình luận (2)
khangnguyeenx
Xem chi tiết
korea thang
Xem chi tiết
Lê Dung
18 tháng 10 2016 lúc 14:51

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn.
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng mục từ lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ.
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

Chiều hôm nhớ nhà là một đề tài quen thuộc, được nói đến trong nhiều bài thơ nổi tiếng như Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu, Ngắm cảnh chiều ở Hán Dương của Nguyễn Du. Nhưng với Bà Huyện Thanh Quan, chủ đề đó đã được ghi dấu ấn đậm nét bằng một phong cách sử dụng từ Hán Việt.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ lựa chọn những tín hiệu thẩm mỹ đặc trưng của thời gian chiều tà: hoàng hôn của thiên nhiên và hoàng hôn của cuộc sống con người. Từ hoàng hôn không chỉ để thông báo khoảng thời gian chen lấn giữa đêm và ngày mà nó còn tạo nên cảm giác về một thiên nhiên vắng vẻ và buồn. Cuộc sống của con người được tác giả ghi lại bằng hai chi tiết của cảnh chiều:

Gác mái ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

Nhạc điệu câu thơ chậm rãi, ngắt thành 3 nhịp: Gác mái/ ngư ông/ về viễn phố - Gõ sừng/mục tử/ lại cô thôn. Sự đối xứng giữa các từ ngữ, hình ảnh làm cho cảnh sinh hoạt ở đây có sự vận động nhưng vẫn man mác buồn. Cái hay của bài thơ là ở chỗ từ hình ảnh quen thuộc của ông lão đánh cá và trẻ chăn trâu, nơi bến xa, thôn vắng đã được tác giả sử dụng bằng những từ Hán Việt trang trọng: ngư ông, viễn phố, cô thôn, tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người. Trong cảnh thiên nhiên buồn vắng đó xuất hiện hình ảnh của con người:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

Những cánh chim vội vã cố gắng bay về rừng tìm chốn ngủ, khách bộ hành cũng bước gấp về nơi trú ngụ. Hai câu thơ cũng đối rất tề chỉnh: ngàn mai/ dặm liễu, gió cuốn/ sương sa. Sự đối xứng này làm nổi bật lên nỗi mệt nhọc và sự cố gắng trong cảnh chiều lặng lẽ của khách đường xa. Thông thường cảnh chiều gợi lên hình ảnh hứa hẹn sự sum họp, đầm ấm, nhưng trong bài thơ, tác giả sử dụng các từ Hán Việt ngàn mai, dặm liễu gợi lên cảm xúc xa xôi, buồn vắng, đơn chiếc. Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng con người bộc lộ một cách rõ rệt:

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ.
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

Kẻ và người đều là những đại từ phiếm chỉ, chủ thể trữ tình được ẩn chứa đằng sau nó. Tuy nhiên, qua đây ta có thể nhận thức được về chủ thể trữ tình – nhà thơ đang trong cảnh sinh ly, bao trùm tất cả là nỗi buồn sinh ly. Và nỗi buồn sinh ly đó được tạo nên bởi từ Hán Việt lữ thứ. Chỉ có những người đi xa sống nơi đất khách quê người mới rơi vào tâm trạng cô đơn buồn vắng như vậy. Kết thúc bài thơ là câu thơ thể hiện nỗi khao khát được tâm sự, giải bày. Biết ai hiểu cho nỗi lạnh ấm của lòng người, của nhân tình thế thái. Bài thơ tả cảnh ngụ tình, từ việc tả cảnh chiều muộn ở nơi xa, tác giả thể hiện nỗi nhớ quê nhà và nỗi niềm trắc ẩn trước nhân tình thế thái, không người tri âm tri kỷ. Tất cả được giãi bày qua những vần thơ trữ tình buồn man mác. Cái độc đáo của bài thơ là nữ thi sĩ đã sử dụng rất thành công hệ thống các từ Hán Việt, làm cho bài thơ trở nên trang nhã, thanh tao mà sâu lắng.
Nhà phê bình Phan Ngọc nhận xét: “... Bà Huyện Thanh Quan trong bài Chiều hôm nhớ nhà đã đẩy lùi bức tranh vào thế giới của tâm tưởng, của ý niệm... Các từ Hán Việt nữ thi sĩ dùng đẩy ta vào thế giới muôn đời. Trên đời chỉ có những ông chài, những thôn vắng, những kẻ chăn châu, những bến xa, những người ở đài cao, những người khách trọ, cảnh lạnh ấm của cuộc đời. Làm gì có những ngư ông, những viễn phố, những mục tử, những cô thôn? Làm gì có trang đài, người lữ thứ, nỗi hàn ôn? Không những thế, các từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định giá trị câu thơ: câu cuối vần để gây tiếng vọng trong tâm hồn ta. Cuối nhịp ở âm tiết 4 để bắt người ta dừng lại ở đây... Nghệ thuật là sự lựa chọn cực kỳ công phu. Bằng cách này, bà Huyện Thanh Quan kéo ta về với cõi vĩnh viễn của ý niệm và nỗi u hoài của nhà thơ, của cái kiếp người không biết đến tháng năm, thời đại, không có sự cách biệt giữa tôi và anh...” (Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt – NXB Đà Nẵng 1991, trang 52,53.)
Đề tài hoài cổ, cảm hứng hoài niệm về một thời đại huy hoàng đã đi qua đã được bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua bài Thăng Long thành hoài cổ với thơ thất ngôn - một trình độ ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện, chuẩn xác để miêu tả sự vật, biểu hiện tâm tư. 
Bài thơ một lần nữa khẳng định phong cách thơ thanh nhã, trang trọng của bà khi tác giả sử dụng thành công một hệ thống từ Hán Việt. Cũng như ở bài thơ Chiều hôm nhớ nhà, ở bài thơ này phần lớn các từ Hán Việt được đặt vào vị trí quyết định giá trị của câu thơ: từ cuối câu, để lại những dư âm thấm vào tâm hồn người đọc:

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ nêu lên một quan niệm về thế lực siêu nhiên vạn năng. Để thể hiện sự quan trọng đó, tác giả không dùng từ ông trời mà dùng từ tạo hóa. Tạo hóa chi phối nhân sinh thế sự, xoay vần cuộc sống xã hội và số phận con người. Tất cả như luôn biến đổi, luôn bị thay thế như một sân khấu diễn trò, lớp này kế tiếp lớp khác và từ Hán Việt hí trường như khắc đậm thêm điều đó. Thực vậy, thời đại lịch sử mà bà Huyện Thanh Quan sống là thời khủng hoảng suy tàn của chế độ phong kiến. Có thể nói đây là nguyên nhân tạo nguồn cảm hứng hoài cổ nơi bà. Tuy nhiên sự gắn bó của bà với triều đại cũ không sâu sắc và mật thiết như Nguyễn Gia Thiều hay Phạm Thái nên thái độ hoài cổ của bà nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Mặc dù vậy, hai câu mở đầu vừa là câu hỏi vừa là câu tán thán với cách sử dụng thành công từ Hán Việt đã ẩn chứa một nỗi niềm luyến tiếc kín đáo của nhà thơ.
Ở hai câu thực, nhà thơ thể hiện tài nghệ điêu luyện của mình trong việc lựa chọn từ ngữ kết hợp tài tình từ thuần Việt và Hán Việt trong một hệ thống niêm luật chặt chẽ. Nhà thơ đã khéo léo chọn hai hình tượng không gian, cảnh vật có tính cách đối lập.

a. Lối xưa xe ngựa / Nền cũ lâu đài
b. Hồn thu thảo / Bóng tịch dương

Hệ thống a. là hình ảnh của không gian nhân tạo, hệ thống b. là hình ảnh của không gian thiên tạo. Không gian nhân tạo không chống chọi nỗi thời gian và đã thuộc về thời gian quá khứ. Những hình ảnh còn lại chỉ là những tàn dư của một quá khứ hoàng kim. Dưới bước đi mạnh mẽ của thời gian, dường như chỉ có cảnh vật thiên nhiên là có khả năng tồn tại, nhưng đó cũng là sự tồn tại trong tàn tạ bởi trong câu thơ gợi hình ảnh của ngọn cỏ thu và ánh mặt trời. Cỏ thu đã trở thành hồn thu thảo và mặt trời chỉ là bóng tịch dương. Dường như ở các câu thơ này, từ Hán Việt là những nốt nhấn cho ý đồ nghệ thuật của các giả. Các cụm từ Hán Việt đã tạo nên những hình bóng không gian mang màu sắc cô liêu tàn tạ. Sự lựa chọn và kết hợp từ độc đáo trên đã tạo nên sự “hòa âm” giữa quá khứ và hiện tại.
Ở hai câu luận, tác giải tiếp tục diễn đạt nỗi niềm hoài cổ trước sự đổi thay qua hình tượng đá trơ gan, nước cau mặt. Đá, nước là biểu tượng của dòng chảy bất tận của vũ trụ và nhân sinh, nhưng ở đây lại mang ý nghĩa phúng dụ cho tâm trạng phủ nhận, chống chọi lại sự đổi thay. Ở hai câu thơ này, nhà thơ lại sử dụng tuế nguyệt, tang thương mang ý nghĩa khái quát rất cao, tạo nên sức gợi cảm cho bài thơ.
Kết thúc bài thơ là một tiếng thở dài tuy nhẹ nhàng nhưng xuất phát từ tâm can:

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Trong bài Độc Tiểu Thanh ký, Nguyễn Du cũng từng viết:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Để nói về những sự phi lý ở đời như là một quy luật, thì ở trong bài thơ này, với từ Hán Việt kim cổ nhà thơ cũng khái quát lên chuyện hưng phế như là một chân lý ngàn đời không thể thay đổi được. Vì thế, kết thúc bài thơ là một nỗi đau, nỗi bi thương và luyến tiếc về một thời xưa cũ. Đoạn trường là một từ Hán Việt được nhà thơ dùng rất đắt để kết tụ lại nỗi đau đó.
Như vậy, Thăng Long thành hoài cổ là một mẫu mực về nhiều phương diện trong tác phẩm văn học về đề tài hoài cổ. Đặc biệt đề tài hoài cổ cảm hứng hoài niệm về một thời đại huy hoàng đi qua nói trên đã được thể hiện qua một bài thơ thất ngôn ngắn gọn, nhẹ nhàng mà tha thiết. Bài thơ càng trở nên trang trọng hơn khi bà khéo léo kết hợp hệ thống từ Hán Việt ở mỗi dòng thơ để tạo nên âm vang của bài thơ. Nhận xét về bài thơ trên, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Tất Thắng đã viết: “Thăng Long thành hoài cổ là sự hoài cảm về quá khứ, về một thời vàng son đã qua. Hình ảnh trong bài thơ là hình ảnh của ký ức, của tâm tưởng, của những âm vang Hán tự...”.
Với những thành công trên Thăng Long thành hoài cổ xứng đáng là một bài thơ hay của thơ ca thời Trung đại Việt Nam.
Có thể nói rằng, Chiều hôm nhớ nhà và Thăng Long thành hoài cổ là hai bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Bà Huyện Thanh Quan - một phong cách trang nhã, lịch lãm và sâu lắng. Đây cũng là những bài thơ hay về đề tài hoài cảm - hoài cổ trong thơ ca Việt Nam Trung đại. Điều làm nên giá trị nổi bật trong thi phẩm của bà được kết tinh bởi nhiều yếu tố mà trong đó phần quan trọng là sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng và kết hợp một cách tài tình hệ thống từ Hán Việt. Thực vậy, yếu tố từ Hán Việt trong hai bài thơ đã thực sự mang lại cho người đọc một sự cảm nhận tinh tế về tình cảm, nỗi niềm, tài năng và nhân cách của bà Huyện Thanh Quan. Điều đáng nói ở đây không phải là sự xuất hiện ít hay nhiều từ Hán Việt trong mỗi bài thơ, mà là cách sử dụng điêu luyện của nhà thơ đã làm nên giá trị nghệ thuật đích thực cho toàn thi phẩm.
Hơn hai trăm năm đã trôi qua, vạn vật và con người có biết bao sự đổi thay, nhưng những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan vẫn còn nguyên vẻ đẹp với sức lay động trong mỗi chúng ta nhờ việc sử dụng lớp từ Hán Việt một cách khéo léo, tài tình mà không phải nhà thơ nào cũng làm được.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 7 2018 lúc 13:37

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Thanh Thuý (Lù...
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 15:22

1)Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT,vì bài thơ có 4 câu thơ,mồi câu có 7 chữ,các âm,vần,thanh của bài thơ tuân thủ nguyên tắc thơ ĐƯỜNG LUẬT.

2)Bài thơ đó không sử dụng từ Hán Việt

Bình luận (0)
Linh Phương
9 tháng 10 2016 lúc 15:24

Bài thơ của Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

Bài thơ không sử dụng từ Hán Việt mà dùng chữ Nôm.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Khánh Huyền
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:22

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 16:32

Phương pháp giải:

- Đọc lại đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến.

- Chú ý các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn.

- Chú ý cụm từ về đất.

Lời giải chi tiết:

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:29

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: Giúp đoạn thơ trở nên trang trọng thiêng liêng giảm đi phần nào ấn tượng hãi hùng về cái chết, đồng thời thể hiện thái độ thành kính, trân trọng đối với những người đã khuất.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi nỗi đau đơn, xót xa khi nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Vĩnh cửu hóa sự hi sinh cao đẹp của họ.

Bình luận (0)