Bài tập : Trình bày đặc điểm địa hình và bờ biển
Dựa vào hình 2.2, hình 2.5 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta.
Tham khảo
- Địa hình bờ biển nước ta khá đa dạng:
+ Các đồng bằng châu thổ, các bãi triều
+ Một số nơi núi lan ra sát biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu với các mũi đã, bán đảo, vũng, vịnh sâu,…
+ Ven biển Trung Bộ còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cát, đầm phá.
- Địa hình thềm lục địa:
+ Mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam.
+ Thu hẹp ở miền Trung.
Tham khảo:
- Địa hình bờ biển nước ta khá đa dạng:
+ Các đồng bằng châu thổ, các bãi triều
+ Một số nơi núi lan ra sát biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu với các mũi đã, bán đảo, vũng, vịnh sâu,…
+ Ven biển Trung Bộ còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cát, đầm phá.
- Địa hình thềm lục địa:
+ Mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam.
+ Thu hẹp ở miền Trung.
Đọc thông tin và quan sát các hình 2.2, 2.8, hãy trình bày đặc điểm địa hình của khu vực bờ biển và thềm lục địa ở nước ta.
Tham khảo:
- Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...
- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển.
tham khảo
- Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...
- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển.
Dựa vào thông tin trong mục c, hãy:
1. Trình bày đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển của nước ta.
2. Nêu đặc điểm của thềm lục địa nước ta.
tham khảo:
Câu 1. Đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển nước ta:
Có 2 dạng chính:
Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển.Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo: khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát. Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.Câu 2. Đặc điểm thềm lục địa nước ta:
Mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.Thu hẹp và sâu hơn ở vùng biển miền Trung.Trình bày: (Châu Á)
+ Đặc điểm vị trí địa lí (trải dài trong khoảng vĩ độ nào? tiếp giáp?).
+ Hình dạng (có dạng hình gì? đường bờ biển ra sao)?
+ Kích thước (diện tích phần đất liền và nếu tính cả đảo và quần đảo?)
+ Địa hình (có những dạng địa hình nào và phân bố?)
+ Khoáng sản (đặc điểm tài nguyên khoáng sản và kể tên?) .
Tham khảo
- Vị trí địa lý
+ Châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10oN, tiếp giáp Châu Âu và Châu Phi.
+ Tiếp giáp các đại dương là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Hình dạng
+ Châu Á có dạng hình khối rõ rệt. Theo chiều bắc – nam, châu Á kéo dài từ trên vòng cực Bắc xuống phía nam xích đạo khoảng 8500 km theo chiều đông – tây, nơi rộng nhất trải từ ven Địa Trung Hải tới ven Thái Bình Dương, khoảng 9200 km.
+ Đường bờ biển của Châu Á rất đa dạng, có các vịnh lớn như Vịnh Ba Tư và Vịnh Bengal, và các bán đảo như Bán đảo Ả Rập và Bán đảo Mã Lai.
- Kích thước:
+ Diện tích phần đất liền của Châu Á là khoảng 44,4 triệu km², là châu lục lớn nhất thế giới.
+ Nếu tính cả các đảo và quần đảo thuộc Châu Á, diện tích sẽ còn lớn hơn.
- Địa hình:
+ Địa hình châu Á rất đa dạng, gồm núi và sơn nguyên cao, đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn,... Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh
+ Địa hình chia thành các khu vực:
- Ở trung tâm là vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Một số dãy núi điền hình Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a.
- Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
- Khoáng sản:
+ Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú với trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trọng nhất là: dầu mỏ, than đá, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc... Khoáng sản của châu Á phân bố rộng khắp trên lãnh thổ.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản, cung cấp nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, luyện kim,...
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 7
Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- Nêu diện tích, vị trí địa lí của châu Mĩ?
- Trình bày đặc điểm về thành phần chủng tộc của châu Mĩ?
Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
- Nêu đặc điểm các khu vực địa hình của Bắc Mĩ?
-Trình bày đặc điểm khí hậu của Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó?
Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- Trình bày sự phân bố dân cư Bắc Mĩ? Giải thích vì sao có sự phân hóa đó?
Bài 38,39: Kinh tế Bắc Mĩ
- Trình bày đặc điểm nông nghiệp Bắc Mĩ?
- Trình bày đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ?
- Phân tích bảng số liệu trang 124.
- Cho biết: năm thành lập, thành viên, ý nghĩa của Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ.
Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
- Nêu đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (bao gồm: Địa hình, khí hậu, cảnh quan)?
Bài 44, 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp, công nghiệp trung và Nam Mĩ?
- Nêu vai trò của rừng A-ma-dôn, liên hệ vấn đề khai thác và bảo vệ rừng của nước ta?
Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- Nêu diện tích, vị trí địa lí của châu Mĩ?
Một lãnh thổ rộng lớn- Phạm vi lãnh thổ:
+ Diện tích 42 triệu Km2.
+ Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
+ Tiếp giáp với các đại dương Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
- Trình bày đặc điểm về thành phần chủng tộc của châu Mĩ?
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Thành phần nhập cư: Người châu Á, châu Âu, châu Phi.
- Người bản địa: Người Anh-điêng và các tộc người.
- Các chủng tộc: Môn – gô – lô – it, Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it. Các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.
------------------ có ý bạn tham khảo---------------
Trình bày đặc điểm về vị trí, địa hình, vùng biển nước ta
_Trình bày đặc điểm địa hình Châu Phi.
_Giải thích vì sao Châu Phi nóng và khô.
_Giair thích vì sao hoang mạc của Châu Phi lan ra sát bờ biển.
_Phân tích hình 19.2/SGK tr62 và hình 23.3/SGK tr76 ( sgk địa lí lớp 7)
Nêu đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa.
Bờ biển: dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, chia thành bờ biển bồi tụ (vùng đồng bằng như châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long) và bờ biển mài mòn (chân núi và hải đảo như đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu); giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng hải cảng, du lịch,...
Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100 m, có nhiều dầu mỏ.
Dựa vào thông tin mục 3, hình 11.5 và kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu và hải văn ở vùng biển đảo nước ta.
Tham khảo
* Đặc điểm địa hình:
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...
- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
- Địa hình đảo:
+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...
+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.
+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.
* Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.
+ Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch;
+ Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.
- Hướng gió thay đổi theo mùa:
+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;
+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.
+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.
- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.
- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.
* Đặc điểm hải văn:
- Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực.
- Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.
+ Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.
+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.
- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.
- Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:
+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).
+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long).
Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày điều kiện hình thành gió biển và gió đất.
- Mô tả hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất.
- Điều kiện hình thành gió biển và gió đất:
+ Vùng ven biển;
+ Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.
- Hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất:
+ Gió biển: thổi vào ban ngày, từ biển vào trong đất liền.
+ Gió đất: thổi vào ban đêm, từ đất liền ra biển.