Tìm các thành ngữ được gợi nhắc trong bài thơ Tiếng Việt và cho biết nghĩa của các thành ngữ đó.
tìm 5 thành ngữ Tiếng Việt có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ và giải thích ý nghĩa của các thành ngữ đó
Trong tiếng Việt có thành ngữ Niêu cơm Thạch Sanh. Căn cứ vào truyện Thạch Sanh, hãy suy đoán nghĩa của thành ngữ trên. Em biết những thành ngữ nào khác được hình thành từ nội dung của các truyện kể?
- Niêu cơm Thạch Sanh: niêu cơm ăn không bao giờ hết, suy rộng ra là nguồn cung cấp vô hạn.
- Một số thành ngữ được hình thành từ các truyện kể như: đẽo cày giữa đường (Truyện Đẽo cày giữa đường), Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho (truyện Thạch Sùng), hiền như cô Tấm (truyện Tấm Cám), …
4. Trong tiếng Việt có thành ngữ niêu cơm Thạch Sanh. Căn cứ vào truyện Thạch Sanh, hãy suy đoán nghĩa của thành ngữ trên. Em biết những thành ngữ nào khác được hình thành từ nội dung của các truyện kể?
Tham khảo!
- Nghĩa của thành ngữ "niêu cơm Thạch Sanh": là chỉ những thứ có rất nhiều, vô tận, không bao giờ dùng hết được (bởi vì trong truyện, niêu cơm thần bé tí nhưng lượng cơm dù cả đội quân của 18 nước chư hầu cũng không ăn hết được)
- Những thành ngữ được hình thành từ nội dung của các truyện kể là:
+ Đẽo cày giữa đường (truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường)
+ Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng)
+ Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi)
+ Hiền như cô Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám)
1. Tìm điệp ngữ trong khổ thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào?
2. Xác định thành ngữ và cho biết nghĩa của thành ngữ tìm được trong câu ca dao sau :
“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.”
Cho câu thơ:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
a. Chép tiếp những dòng thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ. Xác định tên bài thơ và tác giả của bài thơ.
b. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Dấu hiệu nhận biết thể thơ đó?
c. Xác định thành ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ.
d. Giải thích nghĩa của thành ngữ vừa tìm được.
e. Tại sao nói đây là bài thơ đa nghĩa?
a. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
- Bài thơ tên là "Bánh trôi nước" của tác giả Hồ Xuân Hương
a,thân em vừa trắng lại vừa tròn
bảy nổi ba chìm với nước non
rắn nắt mặc dầu tay kẻ nănj
mà em vẫn giữ tấm lòng son
bài thơ bánh trôi nước của nhà thơ hồ xuân hương
b,thơ 7 chữ
c,thành ngữ:bảy nổi ba chìm
d,nói lên sự bấp bênh về số phận và cuộc đời của người phụ nữ
e,bài thơ có 2 lớp nghĩa:nghĩa đen và nghĩa bóng
kt
a)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bài Thơ trên trích từ " Bánh Trôi Nước " của Hồ Xuân Hương ( Bà Chúa Thơ Nôm )
mk ko có nhiều tg để trả lời hết
THÔNG CẢM!!!!
Bài tập 1: Nhà thơ Bằng Việt trong bài “Bếp lửa" có viết:
"Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 cũng có một bài thơ nhắc đến tiếng chim tu hú rất hay và
ý nghĩa.
1. Hãy cho biết bài thơ đó là bài thơ nào? Của tác giả nào? Em hiểu gì về nhan đề bài thơ
đó?
2. Mở đầu và kết thúc bài thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 8 đểu xuất hiện tiếng chim tu
hú. Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Hãy kể tên một bài thơ cũng có cách mở đầu và kết
thúc như vậy. Ghi rõ tên tác giả.
cho em hỏi câu thơ đẽo cày theo ý người ta xẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi cho ta câu thành ngữ nào và ý nghĩa của thành ngữ đó
Tham khảo!
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ Đẽo cày giữa đường. Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.
Bài 1: Cho câu thơ sau:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
(Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
1. Câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Cho biết tác giả và thể thơ của văn bản đó.
2. Chép các câu thơ tiếp theo để hoàn thành 02 khổ thơ liên tiếp.
3. Nội dung chính của hai khổ thơ em vừa chép là gì?
4. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã được tác giả sử dụng ở trong câu thơ nào? Cho biết tác dụng.
Câu 1 :Văn Bản :Ông Đồ .
Tác giả Vũ Đình Liên .
Thể thơ :Ngũ Ngôn
Câu 2
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm!
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài giời mưa bụi bay.
Câu 3
Tham Khảo
Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:
Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dưng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.
Câu 4
“Giấy đỏ buồn không thắm"
“Mực đọng trong nghiên sầu"
câu thơ "cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân "? trong đoạn gợi nhắc đến thành ngữ nào? mọi người giúp mình nha
' Cớ sao lại rày vong ân' gợi nhắc đến sự vong ân bội nghĩa của mẹ con nhà Lý Thông
- Cả đoạn đầy đủ :
'' Đàn kêu: ai chém Trăn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: ai chém Xà vương?
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: hỡi Lý Thông mày!
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: sao ở bất nhân?
Biết ăn quả lại quên ân người trồng!
Câu thơ này gợi nhắc đến tác phẩm Thạch Sanh và nói đến mẹ con nhà Lí Thông độc ác.
1: nhắc lại các thành phần câu mà em đã học ở tiểu học ?
2 : tìm các thành phần nói trên trong câu sau và cho biết đâu là thành phần chính ?
3 : chủ ngữ là gì ? Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi nào ?
4 : Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng những từ loại nào ??
xin trợ giúp
1. Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ.
3. Chủ ngữ của câu là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v … Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? hoặc hiện tượng gì?
4. Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
Tham khảo.