Nêu những tính chất cơ bản của các hạt proton và neutron.
Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản electron, proton, neutron bằng 18. Biết trong tự nhiên, các đồng vị bền luôn có tỉ lệ . Xác định số hạt electron, proton, neutron của nguyên tử X.
Ta có: P + N + E = 18
Mà: P = E (do nguyên tử trung hòa về điện)
⇒ 2P + N = 18 ⇒ N = 18 - 2P
Luôn có: \(1\le\dfrac{N}{P}\le1,5\) \(\Rightarrow P\le18-2P\le1,5P\)
\(\Rightarrow5,14\le P\le6\)
⇒ P = E = 6
N = 6
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định điện tích hạt nhận, số proton, số electron, số neutron và số khối của X?
Ta có Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49:
=> 2Z + N = 49 (1)
Lại có, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện:
=>N = 2Z x 53,125% = 1716Z
<=>17Z – 16N = 0 (2)
Từ (1) & (2) ta có: 2Z + N = 49
17Z – 16N = 0
=> Z=16 N =17
Vậy nguyên tử nguyên tố X có : điện tích hạt nhân là 16+, 16 proton, 16 electron, 17 neutron và có số khối là 33.
Hợp chất Y có công thức MX2 (là hợp chất được sử dụng là cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ), trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân của M số neutron nhiều hơn số proton là 4. Trong hạt nhân của X, số neutron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58.
a. Xác định AM và AX.
b. Xác định công thức của MX2.
Hợp chất Y có công thức MX2 (là hợp chất được sử dụng là cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ), trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân của M số neutron nhiều hơn số proton là 4. Trong hạt nhân của X, số neutron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58.
a. Xác định AM và AX.
b. Xác định công thức của MX2.
. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 115, trong đó số hạt neutron là 45. Số hạt proton và electron của X lần lượt là
A. 18 và 19. B. 35 và 45. C. 25 và 45. D. 35 và 35.
\(Vì\) số p = e
mà số hạt neutron = 45
ta có : \((115-45):2=35\)
\(\Rightarrow\) \(D.35và35\)
Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 115, trong đó số hạt neutron là 45. Số hạt proton và electron của X lần lượt làA. 18 và
Ta có: p + e + n = 115
Mà: p = e
=> 2p + n = 115
<=> 2p + 45 = 115 (n = 45)
<=> 2p = 115 - 45 = 70
<=> p = 70 : 2 = 35
Vậy: p = e = 35
=> Chọn D. 35 và 35.
Hợp chất A có công thức M4X3. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong phân tử A là 214. Tổng số hạt proton, neutron, electron của [M]4 nhiều hơn so với [X] 3 trong A là 106.
a) Xác định công thức hóa học của A
b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử tạo nên A
a, Ta có: P = E (Do nguyên tử trung hòa về điện)
- Tổng số hạt p, n, e trong A là 214.
⇒ 4.2PM + 4NM + 3.2PX + 3NX = 214 (1)
- Tổng số hạt p, n, e của [M]4 nhiều hơn so với [X]3 trong A là 106.
⇒ 4.2PM + 4NM - 3.2PX - 3NX = 106 (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}2P_M+N_M=40\\2P_X+N_X=18\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}N_M=40-2P_M\\N_X=18-2P_X\end{matrix}\right.\)
Luôn có: \(1\le\dfrac{N}{P}\le1,5\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_M\le40-2P_M\le1,5P_M\\P_X\le18-2P_X\le1,5P_X\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}11,4\le P_M\le13,3\\5,1\le P_X\le6\end{matrix}\right.\)
⇒ PM = 12 (Mg) hoặc PM = 13 (Al)
PX = 6 (C)
Mà: A có CTHH dạng M4X3 nên A là Al4C3.
b, Al: 1s22s22p63s23p1
C: 1s22s22p2
giải giúp mình với ạ:
Câu 01:
Nguyên tố hóa học là:
A.Tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
B.Phân tử chính cấu tạo nên nguyên tư.
C.Phân tử cơ bản tạo nên chất và mang tính chất của chất.
D.Yếu tố cơ bản tạo nên chất.
Câu 02:Câu nào sai trong số các câu sau:
A.Nước khoáng là một hỗn hợp.
B.Phơi nước biển sẽ thu được muối ăn.
C.Không khí quanh ta là chất tinh khiết.
D.Đường mía có vị ngọt, tan trong nước.
Câu 03:
Nếu tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 8 hạt. Nguyên tử X là?
A.Flo.
B.Silic.
C.Natri.
D.Cacbon.
Câu 04:Nguyên tử Oxi nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử Lưu huỳnh?
A.Nhẹ hơn 8 lần
B.Nhẹ hơn 2 lần
C.Nặng hơn 2 lần
D.Nặng hơn 8 lần
Câu 05:Cho các vật thể sau, vật thể nào là vật thể tự nhiên:
A.Cái bàn
B.Quả bóng
C.Quả chanh
D.Cái nhà
Câu 06:
Chất có ở đâu:
A.Mọi nơi trong vật thể
B.Trong cơ thể người
C.Dưới nước
D.Trong không khí
Câu 07:Trong nguyên tử gồm những loại hạt nào?
A.Hạt proton, nơtron, và electron.
B.Vỏ và electron.
C.Hạt mang khối lượng.
D.Hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện.
Câu 08:Nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 1,9926.10 -23 gam. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử Ca là:
A.6,642.10 -23 gam
B.66,42.10 -23 gam
C.32,51.10 -23 gam
D.7,632.10 -23 gam
Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ. Mỗi phân tử XY2 có tổng số hạt proton, electron và neutron bằng 178. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn só hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y
Ta có: P = E (Do nguyên tử trung hòa về điện.)
- Mỗi phân tử XY2 có tổng số hạt p, n, e là 178.
⇒ 2PX + NX + 2.2PY + 2NY = 178 (1)
- Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54.
⇒ 2PX + 2.2PY - NX - 2NY = 54 ⇒ NX + 2NY = 2PX + 2.2PY - 54 (2)
Thay (2) vào (1) ⇒ 4PX + 8PY = 232 (*)
- Số hạt mang điện của X lớn hơn số hạt mang điện của Y là 12.
⇒ 4PY - 2PX = 12 (**)
Từ (*) và (**) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_X=26=Z_X\\P_Y=16=Z_Y\end{matrix}\right.\)
→ KHHH của X và Y lần lượt là Fe và S.
Hợp chất Y có công thức MX2, trong đó M chiếm 46, 67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số neutron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X, số neutron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58
a) Tìm \(A_M\) và \(A_X\)
b) Xác định công thức phân tử của MX2
a, Ta có: P = E (Do nguyên tử trung hòa về điện.)
- Trong MX2, M chiếm 46,67% về khối lượng.
\(\Rightarrow\dfrac{2P_M+N_M}{2P_M+N_M+2.2P_X+2N_X}=0,4667\left(1\right)\)
- Trong hạt nhân M, số n nhiều hơn số p là 4 hạt.
⇒ NM - PM = 4 (2)
- Trong hạt nhân X, số n bằng số p.
⇒ NX = PX (3)
- Tổng số p trong MX2 là 58.
⇒ PM + 2PX = 58 (4)
Từ (1), (2), (3) và (4) \(\left\{{}\begin{matrix}P_M=26\\N_M=30\\P_X=16\\N_X=16\end{matrix}\right.\)
⇒ AM = 26 + 30 = 56
AX = 16 + 16 = 32
b, M là Fe, X là S.
Vậy: CTPT cần tìm là FeS2.
dựa vào bảng 1.1/SGK trang 14 ,nêu nhận xét ,so sánh khối lượng của các hạt proton ,neutron ,electron ?Từ đó rút ra nhận xét về khối lượng nguyên tử
\(\dfrac{m_{proton}}{m_{electron}}\simeq1840\)
=>Khối lượng electron không đáng kể so với khối lượng proton và nơ trôn
=>Khối lượng nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân