1. Lắng nghe tình huống về chủ đề gia đình và suy nghĩ cách giải quyết.
2. Nêu cách giải quyết vấn đề để tham gia sân khấu tương tác về chủ đề gia đình.
3. Chia sẻ những hoạt động tương tác mà em yêu thích.
Vận dụng các bước giải quyết vấn đề ở chủ đề 3 trang 26 để giải quyết các vấn đề trong quan hệ gia đình.
- Chỉ ra một số vấn đề có thể nảy sinh trong quan hệ gia đình em.
- Chỉ ra nguyên nhân và hậu quả có thể xảy ra khi gia định gặp các vấn đề trên.
- Đề xuất các cách giải quyết vấn đề trong quan hệ gia đình.
- Đánh giá hiệu quả của từng cách giải quyết đó.
1 số vấn đề có thể nảy sinh: bố mẹ cãi nhau, con cái cãi lời cha mẹ, cha mẹ bạo lực bạo hành với con cái, anh em đánh nhau, anh em toan tính ghét bỏ nhau, con cái vui chơi xa vào tệ nạn xã hội, bố hoặc mẹ hoặc cả hai người đều tìm tới tình nhân mới, con cái chán học xa ngã, con cháu bất hiếu vô lễ với ông bà cha mẹ,...
Nguyên nhân của các vấn đề trên do gia đình có sự mâu thuẫn mà không thể giải quyết, những bất đồng giữa các người thân trong gia đình, những quan điểm sai lầm khi giáo dục con trẻ, những áp lực cuộc sống đè nén lên bậc quý vị phụ huynh, sự thiếu quan tâm chia sẻ và ít thấu hiểu cho nhau,...
Hậu quả sẽ làm tình cảm gia đình rạn nứt, có thể dẫn đến bố mẹ li thân, bố mẹ li hôn, người trong gia đình vi phạm pháp luật và trở thành tù tội,...
Cách giải quyết ở đây là rất khó và chưa thể xác định được độ hiệu quả ở mức nào cho từng gia đình và mỗi cách thể hiện. Một số cách giải quyết như sau:
- Bố mẹ hạ thấp cái tôi của mình một xíu, lắng nghe nhau, bên cạnh bạn đời nhiều hơn, hãy thử chia sẻ cho nhau vấn đề cuộc sống, công việc, những áp lực bản thân gặp phải, thành thật và chung thuỷ với nhau.
- Bố mẹ quan tâm và giáo dục con cái một cách hiện đại, mới mẻ nhưng đảm bảo các yếu tố đạo đức phù hợp, dẫn con đi chơi và mua sắm đồ cho con tuỳ theo khả năng gia đình để đáp ứng một số nguyện vọng của con. Lắng nghe những chia sẻ từ con.
- Con cái phải hiểu cho hoàn cảnh gia đình mình, hạn chế so sánh với gia đình bạn. Cố gắng thành con ngoan trò giỏi để bố mẹ vui lòng, bản thân tự hào. Hãy phụ bố mẹ việc nhà để tăng kĩ năng bản thân đồng thời cũng tiết kiệm cho gia đình thêm một khoản thời gian chung.
- Cuối cùng mọi người hãy sắp xếp thời gian của mình để cân đối học tập, làm việc, sinh hoạt và có thì giờ cho những người thân thương của chính mình để có những buổi đi chơi cả nhà, những bữa ăn gia đình ấm áp tình thương yêu chia sẻ,...
Trong cuộc đời con người chúng ta thì mỗi một người cho dù đi đâu đi chăng nữa cũng luôn luôn nhắc nhớ về một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Tình cảm gia đình mà tốt đẹp chắc chắn cũng sẽ nuôi dưỡng cho mỗi người một sự tin yêu, lạc quan hơn bao giờ hết và gia đình chính là hai tiếng gọi thật là thiêng liêng đối với cuộc đời một con người.
Gia đình có rất nhiều cách ví von khác nhau nhưng người ta vẫn hay nhắc nhớ đến nhất chính là câu chính là một tế bào, cũng chính là hạt nhân của xã hội. Trong mỗi gia đình mà có trọn vẹn, êm ấm và hạnh phúc thì lúc đó xã hội mới văn minh, dân chủ và giàu mạnh được. Bạn biết đó, từ lâu thì gia đình dường như cũng chính là cái nôi để đón nhận tiếng khóc chào đời của mỗi chúng ta. Nơi đó chúng ta nhận được sự bao bọc của cha mẹ, ông bà những người thương yêu. Gia đình luôn luôn có ảnh hưởng rất lớn đến với cuộc sống, những giá trị về nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình đó.
Không thể phủ nhận được rằng chính nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta cũng đã biết được rằng gia đình chính là nơi mà mỗi người cũng học được những bài học đầu tiên. Làm sao có thể phủ nhận được những bậc làm cha làm mẹ đã có công sinh thành ra chúng ta và đồng thời cũng chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ cái, đó còn là tiếng gọi bi bô, tiếng khóc dỗi hờn của con yêu và có cả tiếng cười đùa giòn tan và không ngớt của đứa con. Cũng chính những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do chúng ta vấp ngã. Và lúc này đây dường như cũng lại chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, đồng thời có thể che chở và yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất mà thôi. Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng và hơn hết nó còn chính là thứ tình cảm không thể thay thế được. Cuộc đời mỗi người dường như sẽ chẳng có ai luôn luôn sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, đó là những sự hi sinh thầm lặng, nhọc nhằn vì sự khôn lớn của đứa con. Đó là sự vất vả lo chính từng bữa cơm, giấc ngủ của những người con.
Thực sự con người chúng ta như cũng lại có thể cảm nhận được gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất, là một chốn thiên đường ấm áp đầy hương hoa và tình thương yêu. Gia đình chính là nơi hạnh phúc nhất và cũng yên bình nhất mà khi đi xa mỗi người con luôn khát khao và mong muốn có thể về gia đình của mình. Họ về để nhận được sự chia sẻ, nhận được tình yêu không bao giờ lừa dối. Ở đó ta nhận được sự cởi mở không bao giờ có những suy tính, những toan tính đắn đo thiệt hơn hay được mất mà ở đó chỉ có tình yêu mà thôi.
Và để có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm thì chắc chắn không thể thiếu được đôi bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày. Đó còn chính là những bài học, những nụ cười hiền lành có phần nghiêm khắc của người cha để mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với đứa con yêu của mình. Về nhà ta cảm nhận được mọi âu lo, mọi buồn đau dường như cũng chỉ là một cơn gió lướt qua mà thôi. Bên gia đình con người cảm nhận được những phút quây quần bên nhau, trao cho nhau những điều hay ý đẹp, ở nơi không có sự giả dối mà chỉ có quan tâm.
Gia đình luôn luôn có tầm quan trọng như vậy trong mỗi cuộc đời của mỗi một con người. Và trách nhiệm để có thể xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cũng không phải là cố gắng của một thành viên trong gia đình. Mà nó chính là vai trò cũng như trách nhiệm của tất cả các thành viên. Không thể có một gia đình hạnh phúc và ấm êm nếu như nó chỉ được xây dựng dựa trên sự đơn lẻ của một cá nhân mà nó phải được chung ta từ các thành viên. Chắc chắn gia đình của bạn sẽ hạnh phúc khi mỗi thành viên ý thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình.
Mỗi người chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, đồng thời mỗi chúng ta cũng lại như chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn. Và tất cả tạo lên được những giá trị của sự hạnh phúc của gia đình. Người ta cũng có thể nhìn nhận được những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng lại luôn chan chứa được tình yêu của cha mẹ chúng sẽ có lỗi sống, lối hành xử khôn khéo, nhân đạo hơn những đứa trẻ được nuông chiều, hay gia đình không hạnh phúc.
Tổ ấm gia đình chính là cầu nối thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Và bạn hãy nhớ rằng hãy luôn luôn hướng về gia đình của mình. Gia đình là nơi không bao giờ quay lưng cũng như bỏ rơi chúng ta. Gia đình sẽ là điểm tựa, điểm dừng chân chắc chắn nhất khi con người cần nghỉ ngơi, khi vấp ngã.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nói thêm rằng trong xã hội hiện nay cũng lại còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị. Những đứa trẻ khát thèm hạnh phúc, mong muốn tình yêu của mẹ, của cha. Chính vì thế mà con người hãy biết thương yêu nhau hơn nữa để có thể có được một đại gia đình lớn – dân tộc. Chắc chắn đất nước sẽ phát triển, con người yêu thương nhau hơn. Hơn hết để cho con người thấy được tầm quan trọng của tình cảm gia đình, tình thương yêu của mỗi người.
Mỗi người chúng ta cũng cứ hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Gia đình chính là nền tảng để đưa xã hội phát triển và mang lại sự an toàn sự hạnh phúc cho mỗi thành viên sống trong gia đình yêu thương của mình.
Tham khảo:
Tình cảm gia đình là một tình cảm vô cùng cao đẹp và thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người .Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình và tình cảm gia đình chính là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được.
“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.
Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.
Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.
Có một gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.
Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.
Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.
Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.
Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.
Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.
Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.
Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.Hãy mở lòng để tạo những mái ấm thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.
2 tác phẩm gặp lá cơm nếp và đồng giao mùa xuân đã gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về tình yêu người lính tình yêu gia đình hòa quyện với tình yêu lớn đó là tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ hiện nay em hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên
Sưu tầm một số bài thơ 4 chữ theo các chủ đề: Tình bạn, nhà trường, gia đình, thiên nhiên,...... Viết 1 bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em 1 bài thơ mà em yêu thính nhất trong các tác phẩm đã chọn.
Trả lời :
Bn tham khảo link này nhé , nhớ phải đọc hết !
Câu hỏi của Nguyễn Đình Vũ - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath
Chúc bn hc tốt <3
Lấy chủ đề “Gia đình là nơi để ta trở về”, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Thảo luận về một vấn đề trong đời sống là đưa ra ý kiến của cá nhân và trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của mọi người cùng tham gia để có hiểu biết đúng, đầy đủ, toàn diện hơn và lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp.
Vấn đề trong đời sống có thể nêu lên từ thực tế cuộc sống nhưng cũng có thể rút ra từ các tác phẩm văn học.
Để thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống, các em cần chú ý:
- Quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng,... trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu để phát hiện vấn đề có ý nghĩa.
- Lựa chọn một vấn đề cần thảo luận. Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến của em về vấn đề đó.
- Thảo luận trong nhóm về vấn đề đã lựa chọn.
- Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề; đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác
1. Đề xuất cách giải quyết thể hiện tính kỉ luật trong các tình huống.
- Tình huống 1: Sáng Chủ nhật, nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia tuyên truyền vận động người dân trong cộng đồng thực hiện nếp sống văn minh. Do ngại tham gia nền Nam đã rủ Sơn đi đá bóng.
Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?
- Tình huống 2: Vì vội đến trường nên Hiền không mang theo giày thể thao để học trong giờ Giáo dục thể chất như quy định. Khi nhận ra điều này, dù đã đi được nửa quãng đường nhưng nếu quay về để lấy giày vẫn kịp giờ. Hiên rủ Hằng quay về nhưng Hằng nói: “Thôi kệ đi! Không ai để ý đâu".
Nếu là Hiền, em sẽ làm gì?
- Tình huống 3: Câu lạc bộ nghệ thuật mà Tùng tham gia được phân công biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề “Bảo vệ môi trường” vào sáng thứ Hai. Theo quy định của nhóm, Tùng phải đưa kịch bản cho các bạn vào ngày mai nhưng Tùng chưa viết xong. Tối nay, Tùng lại được mời đi xem một vở kịch mà bạn rất thích.
Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?
- Tình huống 4: Theo lịch, hằng tuần vào sáng Chủ nhật, mỗi gia đình đều phải có người tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Chủ nhật tuần này, mọi người trong gia đình Mai đều đi vắng, chỉ còn Mai ở nhà. Sáng hôm đó, Mai có bạn rủ đi chơi.
Nếu là Mai, em sẽ làm gì?
- Tình huống 5: Cuối tuần, cửa hàng trong khu vực nhà Hà ở có nhiều mặt hàng giảm giá mà gia đình Hà và nhiều gia đình khác đều cần. Bố mẹ bận đi thăm ông bà nên đưa tiền và dặn Hà những thứ cần mua. Hà ngủ quên nên lúc ra cửa hàng đã thấy mọi người xếp hàng dài. Đang sốt ruột và lo lắng khi đến lượt sẽ hết hàng cần mua, thì Hà nhìn thấy An đang sắp đến lượt quay lại vẫy Hà. Hà chạy lên, An rủ Hà chen đứng vào chỗ trên bạn ấy.
Nếu là Hà, em sẽ làm gì?
2. Nhận xét, góp ý về cách giải quyết từng tình huống.
Hướng dẫn:
1. Các tình huống:
TH1. Nếu là Sơn, em sẽ khuyên bạn nếu tham gia một hoạt động nào đó thì chúng ta phải có trách nhiệm với hoạt động đó.
TH2. Nếu là Hiền, em sẽ khuyên bạn phải có lề nếp với hoạt động mà mình đưa gia (nếu bạn không về thì sẽ đứng phạt thôi hihi)
TH3. Nếu là Tùng, em sẽ từ chối lời mời đó, vì làm việc phải có trách nhiệm mà.
TH4. Nếu là Mai, em sẽ tham gia cùng mọi người (vì là hoạt đồng chung).
TH5. Nếu là Hà, em sẽ không làm thế vì còn nhiều người đã xếp hàng đứng chờ, còn nếu không mua được thì em nên xin lỗi bố mẹ vì đã thiếu trách nhiệm với công việc mà mình được giao.
2. ... (Tự nhận xét)
Xác định những vấn đề nảy sinh trong các tình huống sau và đề xuất cách hợp tác để giải quyết.
- Học sinh đọc tình huống và xác định những vấn đề nảy sinh để từ đó đưa ra cách hợp tác để giải quyết.
- Tình huống 1: Một số nhóm không hợp tác làm bài tập nhóm. Thể hiện sự không hợp tác với thầy cô.
- Tình huống 2: Không đủ thời gian hoàn thành nhiệm vụ trong dự án học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Tình huống 3: Không có sự hợp tác trong nhiệm vụ nhóm.
- Tình huống 4: Thiếu sự chủ động và hợp tác trong khi làm việc cùng nhau, không có sự lắng nghe giữa mọi người.
Học sinh đề xuất cách hợp tác để cùng giải quyết trong các tình huống: cùng nhau làm việc/ lắng nghe tích cực…
Chia sẻ thêm những tình huống mà em biết về việc lắng nghe tích cực khi tiếp nhận ý kiến đóng góp và chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.
- Em chia sẻ những tình huống từ thực tế gia đình.
- Em sao nhãng học hành được bố mẹ nhắc nhở, em lắng nghe ý kiến góp ý của bố mẹ và chú tâm hơn vào học tập.
Đề:
1/ Viết đoạn văn ngắn 10 -> 12 câu nêu cảm nghĩ của em về tình anh em trong gia đình
2/ Viết đoạn văn 8 -> 10 câu nêu suy nghĩ của em về việc học
3/ Viết đoạn văn 10 -> 15 dòng nêu cảm nghĩ về 1 bài ca dao chủ đề tình cảm gia đình mà em đã học
4/ Viết một đoạn văn 8 -> 10 câu nêu cảm nghĩ về một cảnh đẹp quê hương
P/s: Giúp mình vài ý thôi cũng được ạ
3)
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.