Xác định cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè.
Xếp thứ tự các bước giải quyết vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè: 1. Xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề. 2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp. 3. Xác định vấn đề cần giải quyết.4. Lựa chọn và thực hiện biện pháp cho vấn đề. *
3-1-4-2
3-1-2-4
1-3-4-2
2-1-4-3
Tham khảo
Đó là vào một buổi chiều, ba mẹ tôi có công việc phải đi nên tôi sang nhà nhỏ Trúc - cô bạn thân của tôi để chơi và chờ ba mẹ về. Khi ấy, tôi chỉ là một cô bé lên 10, rất hồn nhiên và hoạt bát. Tôi với nhỏ Trúc chơi với nhau từ hồi còn bé, thân ơi là thân, chuyện gì hai đứa cũng ngồi lại tâm sự với nhau được.
Thế nhưng có một điều mà nhỏ giấu kỹ lắm, cứ nhem nhem hoặc kể tí tí với tôi để làm tôi tò mò thôi, chứ chẳng bao giờ cho tôi biết cả, đó là sổ nhật ký.
Tôi là một cô bé nói chung là dạn dĩ và năng động hơn Trúc, tôi dễ bắt chuyện và tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa hơn. Còn Trúc, nó hiền và rất trầm tính, vì thế bạn bè của nó chỉ có tôi là thân và hiểu nó.
Quay lại câu chuyện của hôm ấy, khi tôi bước vào phòng Trúc, tôi với nó cứ rú rú nằm kể cho nhau nghe nhiều chuyện ở trên lớp, rồi cùng đùa giỡn cười ha hả cùng nhau. Bỗng nhiên, mẹ của Trúc nhờ Trúc đi mua một bịch đường vì đang nấu ăn mà hết đột ngột, thế là Trúc liền chạy đi mua và nói tôi chờ một xíu nhé.
Tôi ngồi trong căn phòng, đưa mắt nhìn xung quanh rồi bỗng nhiên dừng lại ở một gốc bàn. Tôi chợt phát hiện ra cuốn sổ Nhật ký mà nó giấu tôi bao lâu nay. Thật sự lúc này tôi rất tò mò, lâu lâu khi nhắc đến chuyện tuổi thơ, Trúc hay than buồn và thường ít kể cho tôi nghe tuổi thơ của mình. Vì vậy, ngay lúc này, tôi rất muốn biết Trúc viết điều gì ở trong quyển sổ Nhật ký ấy. Đấu tranh một hồi, tôi quyết định mở cuốn sổ ra và xem những trang đầu tiên….
Tôi chợt giật mình và ứa nước mắt, lúc này tôi thật sự thấy có lỗi về hành động của mình. Tôi đã hiểu được vì sao Trúc hay che giấu tuổi thơ và thường hay than buồn. Ngay từ trang nhật ký đầu tiên, Trúc đã viết: “Tôi – một cô gái bị ba mẹ ruột của mình bỏ rơi “Tôi chỉ đủ can đảm để đọc một trang đầu tiên, và rồi lặng lẽ gấp lại và ngồi khóc.
Tôi đang khóc thì nghe tiếng của Trúc đi về, vội vã lau sạch nước mắt, tôi giả vờ như chưa từng biết gì. Đối với tôi lúc này, thật sự tôi đang rất buồn và thấy có lỗi. Chỉ vì sự tò mò của mình mà tôi đã xem trộm nhật ký của Trúc. Tôi biết đó là chuyện riêng tư và buồn nên Trúc đã luôn giấu đi. Vậy mà tôi lại làm những điều thật tệ hại đến thế…. Bạn có hiểu được cảm giác mà mình đã làm một điều sai, nhưng vẫn cố tỏ ra là chưa làm gì cả, cố giấu đi vì sợ người khác phát hiện ra mình không.
Sau ngày hôm ấy về, tôi vẫn thể hiện với Trúc là chưa biết gì cả, tôi vẫn tỏ ra vui vẻ, bình thường. Thế nhưng, trong lòng tôi, chưa bao giờ là cảm thấy thoải mái. Tôi muốn nói lời xin lỗi vì hành động của mình, muốn ôm Trúc một cái để an ủi bạn. Nhưng, lúc này tôi lại sợ vì Trúc có thể nghỉ chơi mình và giận mình thật lâu. Tôi sợ Trúc tủi thân hay buồn vì tôi biết quá khứ của cô ấy…
Trong lòng tôi nó rối bời lắm, một đứa bé lên 10 phải đấu tranh tư tưởng mỗi ngày vì hành động của mình khiến tôi mệt mỏi lắm. Tôi quyết định thú nhận với Trúc những điều tôi đã làm. Sáng hôm sau, tôi hẹn Trúc ra công viên gần nhà chơi, tôi lấy hết sức can đảm để thú nhận hết với Trúc về việc xem trộm nhật ký của mình. Tôi vừa kể, vừa khóc và chẳng dám nhìn thẳng vào Trúc nữa.
Sau khi nghe tôi nói xong, Trúc cuối mặt xuống và cũng khóc. Tôi vô cùng lo lắng và ấy náy và nghĩ rằng Trúc sẽ bỏ đi và không chơi với tôi nữa. Thế nhưng, Trúc chỉ nói: “Mày biết rồi thì thôi, không sao đâu, tôi tha lỗi cho mày, nhưng bữa sau đừng xem trộm nhật ký nữa nhé!” Bạn có hiểu được cảm xúc của tôi lúc đó không? Tôi mừng đến nổi chỉ ôm Trúc thật chặt và nói lời cảm ơn. Sau lần đó, tôi nói với lòng mình rằng sẽ không và không bao giờ tôi lập lại hành động ấy một lần nào nữa, với bất kỳ người nào. Tôi đã làm cho bạn mình buồn một lần thì sẽ không được như thế nữa!
Cho đến bây giờ, tôi và Trúc vẫn chơi thân với nhau, vẫn yêu thương nhau dù thời gian có thế nào đi nữa. Hãy trân quý tình bạn và đừng để bạn của mình buồn nhé!
Bạn tham khảo nhé :
Đó là vào một buổi chiều, ba mẹ tôi có công việc phải đi nên tôi sang nhà nhỏ Trúc - cô bạn thân của tôi để chơi và chờ ba mẹ về. Khi ấy, tôi chỉ là một cô bé lên 10, rất hồn nhiên và hoạt bát. Tôi với nhỏ Trúc chơi với nhau từ hồi còn bé, thân ơi là thân, chuyện gì hai đứa cũng ngồi lại tâm sự với nhau được.
Thế nhưng có một điều mà nhỏ giấu kỹ lắm, cứ nhem nhem hoặc kể tí tí với tôi để làm tôi tò mò thôi, chứ chẳng bao giờ cho tôi biết cả, đó là sổ nhật ký.
Tôi là một cô bé nói chung là dạn dĩ và năng động hơn Trúc, tôi dễ bắt chuyện và tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa hơn. Còn Trúc, nó hiền và rất trầm tính, vì thế bạn bè của nó chỉ có tôi là thân và hiểu nó.
Quay lại câu chuyện của hôm ấy, khi tôi bước vào phòng Trúc, tôi với nó cứ rú rú nằm kể cho nhau nghe nhiều chuyện ở trên lớp, rồi cùng đùa giỡn cười ha hả cùng nhau. Bỗng nhiên, mẹ của Trúc nhờ Trúc đi mua một bịch đường vì đang nấu ăn mà hết đột ngột, thế là Trúc liền chạy đi mua và nói tôi chờ một xíu nhé.
Tôi ngồi trong căn phòng, đưa mắt nhìn xung quanh rồi bỗng nhiên dừng lại ở một gốc bàn. Tôi chợt phát hiện ra cuốn sổ Nhật ký mà nó giấu tôi bao lâu nay. Thật sự lúc này tôi rất tò mò, lâu lâu khi nhắc đến chuyện tuổi thơ, Trúc hay than buồn và thường ít kể cho tôi nghe tuổi thơ của mình. Vì vậy, ngay lúc này, tôi rất muốn biết Trúc viết điều gì ở trong quyển sổ Nhật ký ấy. Đấu tranh một hồi, tôi quyết định mở cuốn sổ ra và xem những trang đầu tiên….
Tôi chợt giật mình và ứa nước mắt, lúc này tôi thật sự thấy có lỗi về hành động của mình. Tôi đã hiểu được vì sao Trúc hay che giấu tuổi thơ và thường hay than buồn. Ngay từ trang nhật ký đầu tiên, Trúc đã viết: “Tôi – một cô gái bị ba mẹ ruột của mình bỏ rơi “Tôi chỉ đủ can đảm để đọc một trang đầu tiên, và rồi lặng lẽ gấp lại và ngồi khóc.
Tôi đang khóc thì nghe tiếng của Trúc đi về, vội vã lau sạch nước mắt, tôi giả vờ như chưa từng biết gì. Đối với tôi lúc này, thật sự tôi đang rất buồn và thấy có lỗi. Chỉ vì sự tò mò của mình mà tôi đã xem trộm nhật ký của Trúc. Tôi biết đó là chuyện riêng tư và buồn nên Trúc đã luôn giấu đi. Vậy mà tôi lại làm những điều thật tệ hại đến thế…. Bạn có hiểu được cảm giác mà mình đã làm một điều sai, nhưng vẫn cố tỏ ra là chưa làm gì cả, cố giấu đi vì sợ người khác phát hiện ra mình không.
Sau ngày hôm ấy về, tôi vẫn thể hiện với Trúc là chưa biết gì cả, tôi vẫn tỏ ra vui vẻ, bình thường. Thế nhưng, trong lòng tôi, chưa bao giờ là cảm thấy thoải mái. Tôi muốn nói lời xin lỗi vì hành động của mình, muốn ôm Trúc một cái để an ủi bạn. Nhưng, lúc này tôi lại sợ vì Trúc có thể nghỉ chơi mình và giận mình thật lâu. Tôi sợ Trúc tủi thân hay buồn vì tôi biết quá khứ của cô ấy…
Trong lòng tôi nó rối bời lắm, một đứa bé lên 10 phải đấu tranh tư tưởng mỗi ngày vì hành động của mình khiến tôi mệt mỏi lắm. Tôi quyết định thú nhận với Trúc những điều tôi đã làm. Sáng hôm sau, tôi hẹn Trúc ra công viên gần nhà chơi, tôi lấy hết sức can đảm để thú nhận hết với Trúc về việc xem trộm nhật ký của mình. Tôi vừa kể, vừa khóc và chẳng dám nhìn thẳng vào Trúc nữa.
Sau khi nghe tôi nói xong, Trúc cuối mặt xuống và cũng khóc. Tôi vô cùng lo lắng và ấy náy và nghĩ rằng Trúc sẽ bỏ đi và không chơi với tôi nữa. Thế nhưng, Trúc chỉ nói: “Mày biết rồi thì thôi, không sao đâu, tôi tha lỗi cho mày, nhưng bữa sau đừng xem trộm nhật ký nữa nhé!” Bạn có hiểu được cảm xúc của tôi lúc đó không? Tôi mừng đến nổi chỉ ôm Trúc thật chặt và nói lời cảm ơn. Sau lần đó, tôi nói với lòng mình rằng sẽ không và không bao giờ tôi lập lại hành động ấy một lần nào nữa, với bất kỳ người nào. Tôi đã làm cho bạn mình buồn một lần thì sẽ không được như thế nữa!
Cho đến bây giờ, tôi và Trúc vẫn chơi thân với nhau, vẫn yêu thương nhau dù thời gian có thế nào đi nữa. Hãy trân quý tình bạn và đừng để bạn của mình buồn nhé!
Học tốt
Xác định những mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn xã hội trong truyện Tấm Cám. Tác giả dân gian đã giải quyết những mâu thuẫn đó ra sao?
Truyện cổ tích thường kể về số phận và cuộc đời của những con người bất hạnh nhưng ở họ ánh lên vẻ đẹp của tài năng, phẩm chất, đức độ. Đó là một Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, có tài năng phi thường lập nhiều chiến công hiển hách. Một Sọ Dừa khác biệt về ngoại hình nhưng lại có nhân cách và tài năng ưu tú, lương thiện. Với truyện Tấm Cám, cũng là một nàng Tấm hiền lành, nết na nhưng cũng chịu nhiều ngang trái, bất công, những mâu thuẫn xảy ra giữa nàng và mẹ con dì ghẻ luôn diễn biến trong từng bước đi của câu chuyện.
Mẹ mất sớm, sống thiếu tình thương mẹ ruột đã là một thiệt thòi với Tấm. Khi bố đi bước nữa, Tấm lại không có được sự yêu thương từ người mẹ kế của mình, là một đứa trẻ với những sự nhạy cảm chắc chắn Tấm sẽ rất buồn tủi và cô đơn. Nhưng không vì thế mà nàng ghét bỏ hay hận thù mẹ con Cám, Tấm vẫn luôn chăm chỉ với công việc, yêu thương em Cám, nghe lời dì ghẻ. Đó là điều đáng khen ở Tấm.
Ngày mụ dì ghẻ ra phần thưởng ai bắt được nhiều cá tôm sẽ được thưởng yếm đào, món quà ấy lẽ ra đã dành cho Tấm nhưng chính Cám đã giành giật sức lao động, sự chăm chỉ tháo vát của người chị bằng sự giả dối, tinh ranh của mình mà đoạt lấy chiếc yếm. Niềm mơ ước nhỏ bé có chiếc áo đẹp bị Cám cướp đoạt bằng lòng tham của một con người, kể từ đây, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân bắt đầu trong một gia đình. Sự ích kỷ, nhỏ nhen thắng thế, giẫm đạp lên lòng tin, sự thật thà của người khác.
Khi Tấm nhận được sự giúp đỡ của Bụt, cá Bống trở thành người bạn tâm tình, gần gũi và thân thiết với Tấm nhất. Với nàng, cá Bống là niềm ủi an tỉnh thần sau những mệt nhoài trong cuộc sống để cùng nó kể lể, giãi bày. Mỗi bữa, Tấm đều san sẻ miếng cơm ít ỏi của mình cho bống, Tấm dành cho Bống sự yêu thương bình dị, chân tình nhất. Lúc này, mẹ con Cám phát hiện, hai người bày mưu lừa gạt Tấm để giết cá Bống, giết chết niềm vui, sự ủi an duy nhất mà Tấm có được. Mâu thuẫn tiếp tục được xảy ra, sự ghen ghét ích kỷ của mẹ con dì ghẻ lại được thể hiện rõ nét hơn, Tấm một lần nữa cam chịu. Lúc này đây, sự ghen ghét, ích kỷ một lần nữa thắng thế.
Ngày trẩy hội, Tấm cũng như bao người khác, muốn được khoác lên mình bộ quần áo tươm tất, được cùng hoà vào dòng người tươi vui, rộn rã. Nhưng không, ngay cả cái quyền tự do vui chơi ấy Tấm cũng không có. Mẹ con Cám không cho tấm hưởng niềm hạnh phúc ấy mà trộn lẫn thóc gạo bắt Tấm ngồi nhặt xong mới được đi. Hành động đầy suy tính ấy càng bộc lộ rõ bản chất ích kỷ, đê hèn của mẹ con Cám. Tước đoạt quyền tự do của người khác bằng uy quyền- quyền uy của một mụ dì ghẻ vô lương tâm. Được sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đến trẩy hội, thử giày và được vua chọn làm hoàng hậu. Mâu thuẫn xảy ra lúc này lên đến đỉnh điểm- mâu thuẫn giữa quyền lợi vật chất của các cá nhân. Hành động nhẫn tâm giết tâm là cách giải quyết mâu thuẫn mà mẹ con Cám lựa chọn- một sự lựa chọn tàn ác, quyết tâm tiêu diệt con chồng hồng giành lấy sự giàu sang, phú quý vinh hoa về bản thân.
Tấm lại là người thua cuộc. Song, khi dồn đến đường cùng, không cách nào khác phải đứng lên đấu tranh, đó là quy luật tất yếu. Tấm chết nhưng tinh thần không chết, nàng hoá thành chim vàng anh, cây xoan đoàn, khung cửi và quả thị bên đường, dù bị vùi dập hết lần này đến lần khác nàng vẫn bền bỉ đấu tranh đến cùng để dành lấy hạnh phúc của chính mình và trả thù những hậu quả mà mẹ con mụ dì ghẻ gây ra. Cuối cùng mẹ con Cám phải chịu cái chết đích đáng. Có thể thấy, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn từ những điều nhỏ nhặt, tủn mủn của cuộc sống đến những mâu thuẫn lớn hơn, những xung đột về quyền lợi vật chất dẫn đến những hành động tiêu diệt nhau để giành lấy phần thắng. Mâu thuẫn giữa sự hiền lành, thiện lương với độc ác, ích kỷ, giữa kẻ mạnh với người yếu một lần nữa được tái hiện rõ rệt.
Sự bất công trong xã hội là luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn luôn luôn có, vì vậy bằng cách nào để giải quyết hay dung hoà là sự lựa chọn của mỗi người. Sau cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng, trên tất cả, tình yêu thương vẫn là giá trị cốt lõi của đời sống, hãy nâng niu và trân trọng tất cả những gì có được quanh ta.
Giả xử em và anh chị em của em thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tị nạnh nhau về việc làm khiến bố mẹ cảm thấy rất phiền lòng.Em sẽ làm gì để giải quyết tình trạng trên. Hayc viết ra cách giải quyết vấn đề của em để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình? Giúp mk với mọi người.
cách giải quyết vấn đề của em để giữ.gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình là :
+ Luôn luôn lắng nghe để thấu hiểu
+ Học cách bao dung tha thứ
+ Hướng suy nghĩ về những điều tích cực
+ Thể hiện sự quan tâm chăm sóc
vậy nên chúng ta cs thể bàn bạc vs anh chị là mỗi ngày chúng ta thay phiên nhau làm việc nhà, ví dụ hôm nay em làm thì ngày mai đến phiên anh cj làm, hoặc chúng ta có thể cùng nhau làm việc nhà .
Em sẽ cùng chị làm việc nhà, vì :
+ Thứ nhất : Không xảy ra cãi vã,ghen tị người làm ít,người làm nhiều.
+ Thứ hai : giữ được tình chị em trong nhà.
( => Mình cũng hay cãi vã với anh / chị trong nhà về việc được bố mẹ phân việc làm :D )
giả sử em và anh chị em của em thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tị nạnh nhau về việc nhà khiến bố mẹ cảm thấy rất phiền lòng.Em sẽ làm gì để giải quyết tình trạng trên. hãy viết ra cách giải quyết vấn đề của em để giữ.gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình
cách giải quyết vấn đề của em để giữ.gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình là :
+ Luôn luôn lắng nghe để thấu hiểu
+ Học cách bao dung tha thứ
+ Hướng suy nghĩ về những điều tích cực
+ Thể hiện sự quan tâm chăm sóc
vậy nên chúng ta cs thể bàn bạc vs anh chị là mỗi ngày chúng ta thay phiên nhau làm việc nhà, ví dụ hôm nay em làm thì ngày mai đến phiên anh cj làm, hoặc chúng ta có thể cùng nhau làm việc nhà .
Khuyên bảo, trò chuyện để anh chị làm đúng phần việc của mình.
cùng ngồi lại tâm sự , sau đó sẽ chia công việc cho nhau khi mọi người chưa làm xong mà mình đã làm xong thì cố gắng đi rót cho mỗi người 1 cốc nước và cùng nhau đỡ đần công việc
tham khảo :
Em hãy nêu các bước giải quyết vấn đề trong mối quan hệ bạn bè
Anh đang nghĩ là tiêu cực hay tích cực, chung hay riêng,...
Để giải quyết các vấn đề xảy ra trong mối quan hệ bạn bè thì ai mới là nhân tố quan trọng
Giao tiếp hiệu quả: Khả năng diễn đạt ý kiến, cảm xúc và mong muốn một cách rõ ràng là quan trọng để tránh hiểu lầm và tạo điều kiện cho sự thấu hiểu.
Sự hiểu biết và tôn trọng: Sự hiểu biết về người khác và tôn trọng ý kiến, giá trị, và cách sống của họ có thể giúp xây dựng sự tin cậy và gắn kết mạnh mẽ.
Sự linh hoạt: Khả năng thích ứng và thấu hiểu quan điểm của đối tác giúp giảm áp lực và tạo ra giải pháp linh hoạt.
Tính chân thành và trung thực: Sự chân thành và trung thực về cảm xúc và ý kiến là cơ sở cho một mối quan hệ vững chắc và đáng tin cậy.
Khả năng giải quyết xung đột: Kỹ năng giải quyết xung đột giúp giải quyết những mâu thuẫn một cách xây dựng và tạo ra một môi trường tích cực.
Sự chủ động: Việc chủ động trong việc duy trì mối quan hệ và giải quyết vấn đề là quan trọng. Đôi khi, sự chủ động có thể giúp ngăn chặn những vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
Tính kiên nhẫn: Quan hệ bạn bè không luôn suôn sẻ, và có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn để vượt qua những thách thức.
Em đã thực hiện được những bước nào trong giải quyết vấn đề về mối quan hệ bạn bè? Hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè.
Em đã thực hiện các bước :
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.
Bước 2: Xác định nguyên nhân, hậu quả của vấn đề. (Do em hay do bạn, hay do những người khác tác động)
Bước 3: Lựa chọn và thực hiện những biện pháp của vấn đề.
Bước 4: Đánh giá vấn đề: Em không còn nói chuyện cộc lốc với bạn nữa, vấn đề mâu thuẫn với bạn bè đều được giải quyết.
đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa việt -trung dưới thời trị vì của quang trung là gì ?
A đối đầu gay gắt
B mềm dẻo , kiên quyết bảo vệ chủ quyền
C mâu thuẫn sâu sắc
D tuyệt giao hoàn toàn