Dựa vào kiến thức đã học về màu sắc các vật, các em hãy đưa ra đáp án đúng và giải thích nhé!
1. Dựa vào hình 4.1 và kiến thức đã học, em hãy xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ và hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:
2. Dựa vào kết quả của mục 1 và kiến thức đã học, em hãy giải thích sự phân bố của các loại khoáng sản trên.
Tham khảo
1.
Loại khoáng sản | Tên một số mỏ khoáng sản chính | Nơi phân bố |
Than đá | - Cẩm Phả, Hạ Long - Sơn Dương - Quỳnh Nhai - Nông Sơn | - Quảng Ninh - Tuyên Quang - Sơn La - Quảng Ngãi |
Dầu mỏ | - Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,… | - Thềm lục địa phía Nam |
Khí tự nhiên | - Tiền Hải | - Thái Bình |
Bô-xit | - Đăk Nông, Di Linh | - Tây Nguyên |
Sắt | - Tùng Bá - Trấn Yên - Trại Cau | - Hà Giang - Yên Bái - Thái Nguyên |
A-pa-tit | - Lào Cai | - Lào Cai |
Đá vôi xi măng | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá |
Titan | - Kỳ Anh - Phú Vàng - Quy Nhơn | - Nghệ An - Huế - Bình Định |
2.
* Nhận xét chung:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...
* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:
- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
+ Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.
+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.
+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.
+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).
- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt không lấy ra được. Dựa trên những kiến thức đã được học về sự nở vì nhiệt của các chất, em hãy đề ra phương án lấy nút thủy tinh ra khỏi lọ và giải thích tại sao lại làm như vậy?
Em tham khảo nhé !
Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt ta có thể mở nút bằng cách cách hơ nóng cổ lọ. Vì khi hơ nóng, cổ lọ nở ra, làm lỏng nút, khi đó ta mở được.
- Có thể hơ nóng cổ lọ.
- Vì khi hơ nóng cổ lọ thì cổ lọ nở ra nên có thể mở được nút.
Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích sự khác nhau về chế độ nước và lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ ,Nam Bộ Giúp mình với nhé
- Bắc Bộ: Sông ngòi ở Bắc Bộ thường có chế độ nước phong phú và ổn định. Với hệ thống sông ngòi phân bố đồng đều, chúng thường có nguồn nước từ các dãy núi phía Bắc và từ biển Đông. Chế độ lũ ở đây thường không quá mạnh mẽ và thường xảy ra vào mùa mưa.
- Trung Bộ: Sông ngòi ở Trung Bộ có chế độ nước và lũ khá đa dạng. Với địa hình đồi núi và sự ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi từ Bắc Bộ và Nam Bộ, chúng thường có nguồn nước từ nhiều nguồn khác nhau. Chế độ lũ ở đây có thể biến đổi từ mạnh đến yếu và thường xảy ra vào mùa mưa và bão.
- Nam Bộ: Sông ngòi ở Nam Bộ có chế độ nước và lũ phức tạp. Với hệ thống sông ngòi phân bố không đồng đều và ảnh hưởng của biển Đông, chúng thường có nguồn nước từ các dãy núi phía Tây và từ biển Đông. Chế độ lũ ở đây có thể rất mạnh mẽ và thường xảy ra vào mùa mưa và bão.
Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao các bệnh ngoài da ở người do nấm gây ra rất dễ lây lan qua tiếp xúc và dùng chung quần áo
mình cần gấp!!!
Trong cuộc sống có thể bắt gặp rất nhiều các thực phẩm bị mốc như: bánh chưng, bánh mì, cam,... Mỗi loại thực phẩm khi bị mốc lại có màu sắc khác nhau. Dựa vào kiến thức của mình em hãy giải thích vì sao các loại thực phẩm lại bị mốc và màu sắc mốc ở mỗi loại thực phẩm lại mốc khác nhau.
Dựa vào kiến thức của mình em hãy giải thích vì sao các loại thực phẩm lại bị mốc và màu sắc mốc ở mỗi loại thực phẩm lại mốc khác nhau ?
- Do các thực phẩm ấy không được bảo quản một cách kĩ càng nên đã bị bào tử nấm mốc trong không khí rơi vào thực phẩm và gặp điều kiện thuận lợi cái là chúng phát triển thành nấm mốc .
- Màu sắc mốc ở mỗi loại thực phẩm lại mốc khác nhau bởi vì mỗi loại thực phẩm đều có mỗi chất dinh dưỡng phù hợp với các loại nấm mốc khác nhau mà có rất nhiều loại nấm mốc có màu khác nhau.
tham khảo:
Các loại thực phẩm bị mốc là do bào tử nấm mốc trong không khí rơi vào thực phẩm, khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm,...) chúng phát triển thành các đám mốc. Màu sắc đám mốc khác nhau ở các loại thực phẩm do loại nấm và nguồn dinh dưỡng khác nhau.
Các loại thực phẩm bị mốc là do các tế bào nấm trong không khí rơi vào thức ăn, gặp điều kiện thích hợp (độ ẩm, nhiệt độ,...) thì sẽ sinh sôi, phát triển thành mốc. Theo em, các loại nấm mốc màu sắc khác nhau là vì chúng là loại nấm khác nhau.
Dựa vào kiến thức đã học về hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Thu thập thông tin về một số hiện tượng thời tiết trong thực tế như: sương, mưa đá,…
- Viết 1 báo cáo ngắn giải thích nguyên nhân gây ra các hiện thược trên.
*Hiện tượng mưa đá
- Là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.
- Thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.
- Hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (hay còn gọi là đối lưu).
- Mưa đá có hai dạng sau:
+ Mưa đá nhỏ: dưới dạng những hạt băng trong suốt rơi xuống từ đám mây, các hạt hầu như có hình cầu, và đôi khi hình nón, đường kính có thể bằng hoặc lớn hơn 5mm.
+ Mưa đá: dưới dạng những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể đục một phần hay tất cả. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc không đều. Đường kính từ 5mm đến 50mm. Mưa đá rơi xuống từ đám mây, hoặc rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.
Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Và cũng không có cách nào ngăn chặn được mưa đá bởi đó là hiện tượng thời tiết với những diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra. Mưa đá còn có thể mang tới những mối nguy hại khác chẳng hạn mang theo độc tố, acid…
Dựa vào hình 16.1, hình 16.2 và kiến thức đã học, em hãy:
- Nhận xét đặc điểm phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính theo vĩ độ
.- Giải thích tại sao có sự phân bố như vậy.
- Kể tên các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam.
- Nhận xét: Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính phân bố khác nhau theo vĩ độ.
+ Tại hai cực Bắc - Nam hoàn toàn là đất băng tuyết.
+ Từ vòng cực Bắc đến khoảng 80oB là nhóm đất đài nguyên và đất pốtdôn.
+ Khoảng 40 oB - 50 oB là nhóm đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới và đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.
+ Dọc chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam về hai phía là nhóm đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng và đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Xích đạo gồm các nhóm đất: đất dỏ, nâu đỏ xavan, đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.
+ Các loại đất: đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm và đất đỏ vàng đen xám nhiệt đới chỉ xuất hiện tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
+ Đất phù sa phân bố rải rác từ 40 oB - 40 oN.
- Giải thích: Sự phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, vì thế tương ứng với các đai khí hậu theo vĩ độ sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất khác nhau.
- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam: rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, rừng ngập mặn, rừng ôn đới núi cao.
+ Các nhóm đất: đất phù sa, đất feralit đỏ vàng, đất cát biển.
Hai cốc thủy tinh chồng lên bị kẹt lại. Bằng kiến thức đã học em hãy nêu phương án tách rời 2 cốc đó ra và giải thích các làm
Rất dễ em ạ ! Em cho vài viên đá lạnh vào trong cốc phía bên trên và đặt nó trong một khay nước nóng.
Hiện tượng xảy ra: Theo lý thuyết giãn nở vì nhiệt thì cốc bên trên sẽ co lại và cốc bên dưới giãn ra \(\Rightarrow\) Ta có thể tách 2 cốc ra rồi !
Dựa vào kiến thức đã học về tự nhiên – kinh tế - xã hội, em hãy giải thích vì sao phần lớn các nước châu Phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới?
Phần lớn các nước châu Phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới vì:
* Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Đồng bằng nhỏ, khí hậu khô hạn, diện tích đất hoang hóa ngày càng tăngÒthiếu hụt lương thực, thực phẩm.
- Địa hình núi và cao nguyên, bồn địa, sa mạcÒkhó khăn cho giao thông, giao lưu kinh tế-văn hóa giữa các khu vực của châu Phi
- Tài nguyên: khoáng sản và lâm sản bị các công ti tư bản nước ngoài vơ vét, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên và tàn phá môi trường
* Điều kiện KT-XH
- Chậm phát triển về KT, phụ thuộc nước ngoài nhiều, chịu sự cướp bóc thống trị của chủ nghĩa thực dân về con người và tài nguyên qua nhiều thế kỉ, kìm hãm các nước châu Phi phát triển trong nghèo đói và lạc hậu.
- Phần lớn các nước giành độc lập từ giữa thế kỉ XX, nhưng nhiều nước châu Phi mới hình thành sau độc lập được manh nha từ các bộ lạc nên khả năng quản lí còn thấp, không giám sát được tài nguyên, chưa tạo lập được cơ sở hạ tầng phù hợp
- Một số quốc gia chưa tự chủ được, vẫn dựa vào đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
- Do những xung đột về sắc tộc, chiến tranh (cuộc xung đột bờ biển Ngà năm 2002 làm cho 22 ngàn người thiệt mạng, gần 1 triệu người phải dời bỏ nhà cửa)
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ
- Đói nghèo, bệnh tật (năm 2004, châu Phi có 314 triệu người nghèo đói. Năm 2005 có 22,9 triệu người châu Phi chết vì HIV, chiếm 91% số người chết vì căn bệnh này của toàn thế giới, chiếm 20% số người bị bệnh sốt rét của thế giới).
Hình bên minh họa một mô hình phổi. Dựa vào kiến thức đã học về hô hấp, hãy giải thích:
• Điều gì xảy ra khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, sau đó thả ra.
• Làm một mô hình phổi sử dụng vật liệu tái chế phù hợp, giới thiệu các phần trong mô hình tương ứng với bộ phận của hệ hô hấp.
Tham khảo!
• Hiện tượng sẽ xảy ra khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, sau đó thả ra:
- Khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, thể tích trong chai nhựa sẽ tăng lên khiến không khí từ ngoài tràn vào quả bóng số 1 và số 2 thông qua ống hút. Kết quả là quả bóng số 1 và số 2 sẽ phồng lên.
- Khi thả nút thắt của quả bóng số 3 ra, thể tích trong chai nhựa sẽ giảm khiến không khí từ quả bóng số 1 và số 2 được đẩy ra ngoài thông qua ống hút. Kết quả là quả bóng số 1 và số 2 sẽ xẹp dần.