Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 4
Điểm SP 9

Người theo dõi (1)

chini

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

*Hiện tượng mưa đá

- Là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

- Thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

- Hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (hay còn gọi là đối lưu).
- Mưa đá có hai dạng sau:

+ Mưa đá nhỏ: dưới dạng những hạt băng trong suốt rơi xuống từ đám mây, các hạt hầu như có hình cầu, và đôi khi hình nón, đường kính có thể bằng hoặc lớn hơn 5mm.

+ Mưa đá: dưới dạng những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể đục một phần hay tất cả. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc không đều. Đường kính từ 5mm đến 50mm. Mưa đá rơi xuống từ đám mây, hoặc rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.

Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Và cũng không có cách nào ngăn chặn được mưa đá bởi đó là hiện tượng thời tiết với những diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra. Mưa đá còn có thể mang tới những mối nguy hại khác chẳng hạn mang theo độc tố, acid…

Câu trả lời:

- Nguyên nhân: thắng lợi của các cuộc đấu tranh trong lịch sử dân tộc ta chủ yếu do sự đoàn kết một lòng chống lại kẻ thù của dân tộc ta.

Vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam:

- Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.

- Dựng nước: sự gắn kết cộng đồng trong các hoạt động trị thủy, xây dựng công trình để chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm, là cơ sở cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên ở nước ta => Sức mạnh đoàn kết dân tộc ngày càng phát triển và trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

- Giữ nước:

+ Trong đấu tranh chống ngoại xâm: khối đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định mọi thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc: đấu tranh đánh đuổi các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc, chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ....

+ Trong thời kì hòa bình: đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng và phát triển đất nước.