- Tham gia hoặc lắng nghe các tiết mục kể chuyện về chủ đề “Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia nửa”.
- Chia sẻ thông điệp em nhận được từ những câu chuyện.
Trò chơi “Phóng viên”
Em hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học, ví dụ:
- Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?
- Cần làm gì khi bạn có niềm vui? Khi bạn có chuyện buồn?
- Hãy kể một câu chuyện mà bạn biết về việc bạn bè biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.
- Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
- Bạn đã từng được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè quan tâm, chia sẻ, bạn cảm thấy như thế nào?
- Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật?
PV: Theo bạn, vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau:
- M: Hmm, theo mình để tình bạn trở nên gắn bó thân thiết hơn.
- PV: Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tất.
- M: Bạn bè của mình sẽ không phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật. Bởi vì đó là bạn của mình, mình tin tưởng họ.
Kể một câu chuyện vui mà em đã được nghe ở lớp hoặc ở nhà.
a, trong số những chuyện vui mà em đã nghe, em muốn kể lại câu chuyện nào?
b, câu chuyện mở đầu ra sao? Diễn biến như thế nào? Kết thúc ra sao?
c, nhận xét của em về câu chuyện vui( hoặc về nhân vật trong câu chuyện)
hs hỏi cô:
Cô ơi, nếu ta phạt 1 người về việc mà người đó ko làm thì liệu có đúng ko ạ?
Cô giáo:
đương nhiên là ko rồi em.
Hs thở phào:
May quá cô ơi, em chưa làm bài tập ạ!!!
Em có tán thành ý kiến dưới đây không? Vì sao?
a) Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn bó.
b) Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai.
c) Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ.
d) Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người tốt.
đ) Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
e) Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em.
a) Tán thành
Khi vui hay buồn nếu được chia sẻ thì sẽ làm niềm vui tăng lên, nỗi buồn giảm đi cảm thấy thật thân thiết với người lắng nghe. Do đó tình bạn sẽ trở nên thân thiết, gắn bó.
b) Không tán thành.
Nếu chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, nỗi buồn sẽ bớt đi.
c) Tán thành.
Một người bạn biết lắng nghe sẽ làm cho chúng ta cảm nhận được điều đó.
d) Không tán thành.
Đó có thể là một người bạn vô tư, lạc quan hoặc không khéo léo khi không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của người khác chứ không phải là một người bạn không tốt.
đ) Tán thành.
Dù là trẻ em hay bất kì ai đều có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khí khăn.
e) Tán thành.
Trẻ em có quyền được bình đẵng như nhau
Tạo niềm vui và sự thư giãn cho bản thân theo hướng dẫn sau:
- Dành thời gian giao tiếp với người thân và bạn bè:
Chia sẻ, nói chuyện về các chủ đề khác nhau.
Lắng nghe và ghi nhận các ý kiến trong khi trò chuyện để câu chuyện luôn vui vẻ.
- Làm một điều mới mẻ: trồng cây, cắm hóa, học đàn, xem phim,...
Chia sẻ với bạn kết quả em đã đạt được khi tự tạo niềm vui và sự thư giãn cho mình theo hướng dẫn trên.
Khi em cùng mẹ trồng rau, mẹ cười với em rất tươi và khen em giỏi, em thấy điều đó làm mình thật sự rất vui và cảm nhận đây là công việc nên làm, hào hứng chờ đợi những lần tiếp theo.
Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó.
Bài tham khảo:
Con cáo và chùm nho
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:
– Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Chi tiết em thích nhất: Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Vì Cáo không thể hái được chùm nho nên đành tự lấy cớ tự lừa dối mình để tự biện minh.
lắng nghe để nhận được nhiều hơn những bài học bổ ích từ thầy cô
lắng nghe để sửa chữalỗi lầm của chính bản thân mình
lắng nghe để thấu hiểu,đồng cảm và sẻ chia với những buồn vui của bạn bè
hãy viết 1 bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về chủ đề biết lắng nghe
“Bạn có biết chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn mỗi người, để mở cánh cửa hạnh phúc trong gia đình, để mở cánh cửa thành công trong xã hội là gì không? Đó là lắng nghe. Khi bàn về mục đích của lắng nghe, không phải ai cũng giải đáp được: “Mục đích cuối cùng của lắng nghe là để thấu hiểu hayv cảm thông?”. Theo tôi, để mỗi người sẵn sàng lắng nghe người khác đã khó, để lắng nghe với thái độ chân thành càng khó và muốn lắng nghe để thấu hiểu tâm tư của người khác càng khó hơn. Vì để hiểu được một người không phải chuyện dễ dàng, càng khó khăn hơn nếu chúng ta thiếu trải nghiệm để có thể có thể ngồi lại lắng nghe, chia sẻ làm thỏa mãn người khác. Vậy nên, chúng ta đừng tự làm khó mình, hay chê trách mình không đủ khả năng thấu hiểu họ. Mà khi lắng nghe ai đó chia sẻ việc cần hơn là ta bình tâm lắng nghe với thái độ chân thành. Có thể ta không đủ khả năng để thấu hiểu hết được những điều mà họ chia sẻ. Ai cũng thế thôi, họ hiểu điều đó chứ. Nếu không thể hiểu điều này hãy tự đặt mình vào tình huống để hiểu những gì tôi đang chia sẻ. Vậy nên, chỉ cần lắng nghe, san sẻ với thái độ thật chân thành là đủ. Khi ấy người được lắng nghe sẽ tìm thấy được sự đồng điệu, đồng cảm về tâm hồn rồi. Vậy là chúng ta đã có câu trả lời: Mục đích cuối cùng của lắng nghe là thấu hiểu và cảm thông, nếu không thể thấu hiểu ta có thể cảm thông, san sẻ với họ. Nhưng cũng cần tránh kiểu lắng nghe hình thức – lắng nghe cho có lắng nghe. Như vậy, không những người chia sẻ bị tổn thương, lạc lõng mà chúng ta còn lãng phí thời gian hay thậm chí có thể mất họ. Vậy đó, cho nên mỗi người cần lắng nghe với thái độ chân thành. Đó là chìa khóa để mở cửa tâm hồn người khác, để mở cửa hạnh phúc gia đình và mở cánh cửa thành công trong cuộc sống.”Bước thứ nhất để đạt tới sự thông thái là im lặng, thứ hai là biết lắng nghe người khác nói”.
- Đóng vai thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.
- Chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai.
- Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình em.
- Em thực hành lắng nghe tích cực trong gia đình.
- Chia sẻ những điều em đã học được:
+ Khi là người lớn: Em cần đưa ra ý kiến nhẹ nhàng, tích cực.
+ Khi là các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình cần lễ phép, ngoan ngoãn, có thái độ lắng nghe tích cực.
Chia sẻ những câu chuyện, tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu đề ra.
Phương pháp giải:
+ Chia sẻ câu chuyện, tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó:
- Câu chuyện xảy ra trong thời gian nào? Bối cảnh ra sao?
- Tình huống đó có những khó khăn gì?
- Em thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó của mình như thế nào trước tình huống đó?
- Sau khi trải qua tình huống, câu chuyện đó em có cảm xúc, suy nghĩ gì?
Câu chuyện về sự tự chủ: Mình từng nhặt được 200 000 đồng từ bạn cùng phòng, nhưng cuối cùng lại tra nó.
Câu chuyện về lòng tự trọng: Nhiều người khen mình đẹp, hỏi mình mua phấn bán hương nhưng mình vẫn không làm điều đó.
Câu chuyện về ý chí vượt khó: Năm lớp 10 học kì I mình được HSTT, kì II mình được HSG. Nên cả năm mình được HSG. Mình đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều để đạt được kết quả đó.
Cảm xúc khi trải qua những tình huống đó là rất vui và hâm mộ, khâm phục chính bản thân và trân trọng những gì bản thân đã cố gắng.
1. Có thể em đã từng đọc một truyện kể hay xem một bộ phim nói về niềm vui hay nỗi buồn mà nhân vật đã trải qua. Khi đọc (xem) em đã có suy nghĩ gì?
2. Chia sẻ với các bạn vài điều em thấy hài lòng hoặc chưa hài lòng khi suy nghĩ về bản thân?
Em tham khảo:
1. Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh.
2. Chia sẻ một vài điều về bản thân:
Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.
Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.
1. em đã suy nghĩ là: xót thương, chỉ muốn đến đó để giúp các nhân vật vượt qua khó khăn, nỗi buồn
2.điều hài lòng: đã làm đc rất nhiều điều tốt,chăm chỉ, cố gắng học tập
điều chưa hài lòng: đôi khi vẫn còn tự ti, chủ quan về những việc mik làm
cho mik 1tick nha
tham khảo nha bạn :
1. em đã từng xem phim hay đọc sách nói về nỗi buồn của nhân vật đã từng trải qua . Khi đọc (xem) xong em đã có suy nghĩ như sau : Nếu có thói hống hách ,hung hăng ,ngang ngược ,kiêu ngạo ,ỷ vào gia thế quyền lực ,ỷ đông hiếp yếu ,không biết suy nghĩ ,tính toán ,đoàn kết và yêu thương hoặc không biết thương hại kẻ khác thì sớm muộn gì cũng mang họa vào thân . Từ đó ,em thấy mình cần phải biết đoàn kết ,sống tốt với mọi người xung quanh . 2. chia sẻ một vài điều về bản thân : điều em cảm thấy hài lòng : yêu thương ,thân thiện ,cố gắng chăm ngoan và học giỏi , biết giúp đỡ ông bà ,cha mẹ , đoàn kết với mọi người . điều em chưa thấy hài lòng : sức khỏe không tốt ,thường xuyên bị bệnh
một đêm em nằm ngủ bỗng nghe tiếng sột soạt từ phía bàn học, nhưng em vẫn bình tĩnh lắng nghe. thì ra đó là mấy quyển sách giáo khoa lớp 5 đang thủ thỉ kể cho nhau nghe về những kỉ niệm vui buồn đã qua về cô(cậu) chủ của nó và cuộc chi tay sắp tới
em hãy kể lại câu chuyện của các quyển sách đó
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!