Giới thiệu về nơi em thường đọc sách theo gợi ý.
Giới thiệu với bạn về cuốn sách em yêu thích nhất theo gợi ý: tên cuốn sách, tác giả, nhân vật và nội dung mà em thích.
Tên cuốn sách: Của Thiên trả Địa.
Tác giả: Truyện dân gian không rõ tác giả.
Nhân vật: Anh em Thiên và Địa.
Nội dung em thích là: Sự cần cù của người anh đã giúp Thiên học hành khấm khá đỗ làm quan lớn.
Trong phần này, em và các bạn có thể giới thiệu sản phẩm minh hoạ sách hoặc trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.
1. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MINH HOẠ SÁCH
Mỗi cá nhân, nhóm, lớp có thể đăng kí tham gia trưng bày, giới thiệu Pô-xtơ, tranh ảnh, mô hình minh hoạ cho các nội dung của sách tại lớp học, thư viện hoặc một không gian phù hợp khác trong trường học.
2. TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẪN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC GỢI RA TỪ CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC
Sau khi đọc một cuốn sách, có bao vấn đề đời sống được gọi lên, cần chia sẻ, trao đổi. Trong bài này, em sẽ tập trình bày ý kiến về một vấn đề như vậy.
1. TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Lựa chọn vấn đề: chọn vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ.
- Tìm ý và sắp xếp:
+ Đặt câu hỏi và lần lượt giải đáp.
+ Sắp xếp thành đề cương và thực hiện.
b. Tập luyện
- Nói một mình.
- Nói trước nhóm học tập.
2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
- Lần lượt trình bày các ý theo đề cương đã chuẩn bị.
- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể.
- Bộc lộ được cảm xúc, thái độ hù hợp.
3. SAU KHI NÓI
- Người nghe:
+ Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt.
+ Nêu điều tâm đắc của em.
+ Bổ sung ý kiến cho bạn.
- Người nói:
+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị
+ Làm rõ vấn đề người nghe thắc mắc.
+ Rút kinh nghiệm cho bản thân.
Giới thiệu về địa phương em theo gợi ý sau.
- Tên địa phương: Hà Nội
+ Tên di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên: Văn miếu Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, hồ Gươm, hồ Tây,…
+ Hoạt động sản xuất: công nghiệp (chế tạo máy móc, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm,…), thủ công (làm gốm, vẽ tranh,…)….
+ Mong muốn của em: Mọi người cùng nhau bảo vệ cảnh đẹp quê hương, mọi người có ý thức tiết kiệm, mọi người ý thức trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,…
Tả bài văn về trường em. (cấm chép mạng)
Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, là nơi thân thương đã cùng em đi suốt bốn năm miệt mài với sách vở con chữ. Trường học trong mắt em lúc nào cũng đẹp, nhưng em yêu hơn cả những khi được ngắm nhìn ngôi trường vào buổi sáng mùa thu trong veo với những nét đẹp man mác của sắc thu, gió dịu dàng, mây nhè nhẹ và nắng e thẹn những giọt nhỏ trên sân.
2. Thân bài:
a. Sân trường
Sau một đêm, lá vàng đã phủ khắp sân trường. lá không khô xơ xác như trong tiết đông mà mang sắc vàng tươi của nắng, phủ lên sân những khoảng vàng rực rỡ như là nắng chiếu rọi.
Những cây phượng, cây bàng, bằng lăng cũng đã đổi sắc, nửa vàng nửa xanh, đôi khi còn xen thêm vài chiếc lá đỏ khiến tán cây trở nên sặc sỡ nhưng cũng rất hài hòa và thanh tươi.
Những chiếc lá ẩm ướt, những chiếc ghế đá cũng mang theo hơi nước của giọt sương thu đọng lại.
Rải rác có học sinh đến sớm, đạp lên lá nghe xào xạc nhè nhẹ như tiếng thu khẽ nói với đất trời.
b. Các dãy nhà
Các lớp học vẫn còn yên ắng vì ít học sinh đến, cửa gỗ vẫn chưa mở ra, mọi vật đều im lìm như hòa vào không khí sớm thu dịu êm.
Các song lan can cũng mơ màng trong lớp sương mỏng, thi thoảng có học sinh khẽ lướt tay qua khiến lớp sương tan đi và chảy nhẹ xuống nền gạch đá hoa.
c. Bồn cây xanh
Các phiến lá cũng đã thức giấc, vươn mình lên đón đón nắng sớm.
Cánh hoa hồng cũng sáng lên ánh phản chiếu của nắng và giọt sương đọng lại, nhìn như thể thu đã gắn lên hoa những hạt kim cương quý giá kết tinh từ bao tinh hoa của đất trời.
d. Học sinh
Mới đầu còn thưa thớt, nhưng giờ đã đông đúc và nhộn nhịp hơn.
Cánh cửa lớp cũng đã mở để đón học sinh vào, không khí thu vì có sự xuất hiện của con người mà không còn dịu nhẹ nữa, trở nên sôi động hơn.
Nắng cũng đã lên cao và màu nắng cũng sậm hơn trên song cửa sổ, trống đánh những hồi báo hiệu vào lớp. Ngôi trường lại khẩn trương trong nhịp dạy và học của cô trò, những tiếng bàn bài, tiếng giảng lại vang lên trong buổi sáng mùa thu êm đềm.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả
Ngôi trường trong sáng mùa thu mang những nét dịu êm, nhẹ nhàng và yên bình như chốn đồng quê thanh tĩnh. Nét dịu êm ấy như thể nàng thu truyền vào gió, vào nắng, vào từng luồng không khí giăng mắc xung quanh ngôi trường, đem đến những phút giây thanh bình cho từng dãy nhà. Và cho cả tâm hồn những đứa học sinh yêu nét nhẹ nhàng này của trường mỗi sớm thu.
ủa e ơi cái dàn bài nó rất chi tiết rồi?
Thiết kế poster giới thiệu cuốn sách đã đọc theo gợi ý: a. Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản b. Đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chi tiết,...
Giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình em theo gợi ý sau.
*Giới thiệu các bạn trong nhóm về gia đình em:
Thế hệ thứ nhất: Bố và Mẹ
Nghề nghiệp: Giáo viên và Bác sĩ
Thế hệ thứ hai: Con gái và Con trai
*Chia sẻ với các bạn thông tin và tranh ảnh về công việc, nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện:
Công việc có thu nhập:
- Bác sĩ
- Kỹ sư
Công việc tình nguyện
- Hiến máu
- Tình nguyện về nơi lũ lụt giúp dân:
Giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình em theo gợi ý sau.
các thành viên trong nhà em bao gồm: bố, mẹ, anh, chị
các phòng bao gồm nhà bếp, phòng ngủ, phòng tắm, phòng ăn, phòng khách
đồ dùng khi có TV, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát,...
Đề bài: Hưởng ứng phong trào "Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay", trường (lớp) em đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, giới thiệu sách. Trình bày cảm nghĩ của em về một buổi giới thiệu sách để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, em hãy viết bài giới thiệu (khoảng 7 - 10 câu) về vị anh hùng dân tộc Quang Trung theo gợi ý sau:
- Vai trò.
- Điều khiến em ấn tượng nhất về ông.
- Những con đường, ngôi trường, di tích lịch sử mang tên ông.
Quang Trung - Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Sự tài tình của Vua Quang Trung được thể hiện rất rõ qua các cuộc chiến, trong đó tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, ông đã chỉ huy quân dân tấn công vào đêm 30 tết,tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã có rất nhiều con đường, ngôi trường, di tích lịch sử mang tên ông như Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Quảng Nam),….hay đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), phố Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội),….Bảo tàng Quang Trung (Bình Định),….
Hãy giới thiệu với các bạn trong nhóm về cây xanh và các con vật quanh em theo gợi ý dưới đây.
Tham khảo
Cây xanh xung quanh em:
Các bộ phận bên ngoài của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả.
Lợi ích của cây: làm thức ăn cho động vật, làm thức ăn cho con người, làm bóng mát, làm các đồ dùng sinh hoạt,...
Chăm sóc và bảo vệ: để cây xanh tốt thì em cần phải bón phân, bắt sâu, tưới cây,...
Để cho các loài động vật nhanh lớn và khỏe mạnh, em phải cho con vật ăn, chăm sóc, tiêm phòng, che ấm khi trời rét,... Cần chú ý an toàn khi tiếp xúc với các cây như các loài cây có gai, các loài cây có độc tố,...
Các con vật quanh em:
Các bộ phận bên ngoài của con vật: đầu, mình, chân và đuôi.
Lợi ích của con vật: làm thức ăn cho con người, làm sức kéo,...
Chăm sóc và bảo vệ: Để cho các loài động vật nhanh lớn và khỏe mạnh, em phải cho con vật ăn, chăm sóc, tiêm phòng, che ấm khi trời rét,...
Cần chú ý an toàn khi tiếp xúc với các con vật như rắn, chó,....