Ra quyết định chọn nghề, chọn ngành học, chọn trường của bản thân.
Tranh biện để ủng hộ hoặc phản đối những quan điểm chọn nghề sau:
- Không cần phải chọn nghề phù hợp với đặc điểm của bản thân, chỉ cần chọn nghề được nhiều người trong xã hội ưa chuộng.
- Chọn nghề phù hợp là yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp.
Tranh biện để ủng hộ hoặc phản đối những quan điểm chọn nghề sau:
- Không cần phải chọn nghề phù hợp với đặc điểm của bản thân, chỉ cần chọn nghề được nhiều người trong xã hội ưa chuộng:
+ Lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai được xã hội ưa chuộng, thay đổi không ngừng hiện nay thực sự là một điều vô cùng khó khăn.
+ Đầu tiên phải khẳng định rằng mỗi người có một sở thích và tính cách khác nhau, đồng thời cũng có sở trường và năng khiếu khác biệt nên việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân cũng không giống nhau. Không thể áp dụng cách lựa chọn giống hệt nhau. Tuy nhiên, đích chung của họ đều là hướng đến thành công và có được một địa vị nhất định trong xã hội.
+ Có người thích chọn nghề đang được ưa chuộng nghĩa là chọn những nghề hot, theo xu thế của xã hội. Hoặc chọn nghề mà mình yêu thích để theo đuổi đam mê, mặc kệ hoàn cảnh xã hội không cân nhắc đến năng lực bản thân. Tuy nhiên, theo em nghề nghiệp tương lai phải đúng với năng lực, trí tuệ bản thân, đảm bảo mình có thể đảm đương và hoàn thành tốt. Có như vậy công việc mới thuận lợi và đạt được hiệu quả cao hơn.
+ Mỗi quan niệm chọn nghề đều có mặt đúng và mặt không phù hợp. Chúng ta không thể theo duy nhất 1 quan niệm nào mà cần linh hoạt chọn lựa, phối hợp những quan niệm đó lại với nhau. Nếu lựa chọn công việc được xã hội ưa chuộng, là nghề mình thích và phù hợp năng lực thì công việc mà ta lựa chọn sẽ có ích hơn và được đảm bảo lâu dài hơn trong xã hội.
+ Thích mà không đủ năng lực thì không làm được việc. Có năng lực nhưng không có đam mê và nhiệt thành có thể gây ra những thất trách đáng tiếc trong công việc. Hơn nữa, lựa chọn nghề nghiệp tương lai trong xã hội thay đổi không ngừng hiện nay thực sự là một điều vô cùng khó khăn. Đặc biệt là khi nhiều người còn không có quyền lựa chọn, phải nghe theo chỉ thị và chịu áp lực từ gia đình. Vì thế, có người phải nghe theo cha mẹ chọn nghề không hợp với bản thân, lâu dần sinh chán nản và bỏ nghề. Cũng có những bạn thì lựa chọn nghề nghiệp quá viển vông, xa vời thực tế. Tuy nhiên tựu chung lại đối với nghề nghiệp mình đã lựa chọn , ai cũng cần có trách nhiệm và lương tâm hoàn thành tốt, có như vậy xã hội mới được ổn định.
+ Nghề nghiệp tương lai ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta sau này. Vậy nên cần có định hướng từ sớm để từ đó có sự phân tích kỹ càng, tỉ mỉ, có thời gian phấn đấu và điều chỉnh hợp lí. Học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần nghiêm túc cố gắng học tập, tích lũy cho mình vốn kiến thức để tạo ch9 bản thân nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Đồng thời đừng quên đặt ra mục tiêu rõ ràng để phấn đấu đạt được, tạo động lực cho tương lai phía trước. Chọn nghề theo suy nghĩ của bản thân nhưng cũng phải lắng nghe ý kiến góp ý từ mọi người xung quanh, chủ động tìm hiểu cái lợi cái hại của ngành nghề ấy. Đừng chỉ vì thích mà nhất quyết đi theo, bỏ qua những cơ hội phát triển thuận lợi khác.
+ Mỗi chúng ta, ai sinh ra cũng có ước mơ và hoài bão của riêng mình. Song việc biến ước mơ thành hiệu thực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Chọn nghề và làm được nghề đã chọn là cả một hành trình dài. Nhưng nếu kiên trì và theo đuổi đúng cách, bạn nhất định sẽ trở thành người mà bạn mong muốn.
- Chọn nghề phù hợp là yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp:
+ Thực tế đã chứng minh, những người thành công, giàu có trên thế giới như Bill Gates, Jack Ma, Steve Jobs đều cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm. Đa số những người thành công đều khuyên các bạn trẻ trước khi bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp đừng chỉ chăm chăm vào trường vào nghề, mà hãy dành thời gian để hiểu mình, khám phá năng lực, tính cách và con người mình muốn trở thành trong tương lai
+ Để có thể yêu công việc bạn đang làm, trước tiên bạn cần phải thật sự hiểu về nó. Hãy khám phá tất cả các nghề bạn muốn làm, muốn gắn bó trong tương lai nhất. Bằng cách đó xác suất lựa chọn đúng của bạn sẽ cao hơn chứ không phải chọn vì may rủi.
+ Một trong những cách để hiểu nghề là tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy đọc xem nhà tuyển dụng yêu cầu những phẩm chất gì ở ứng tuyển viên. Những liệt kê trong phần yêu cầu của các nhà tuyển dụng sẽ là chìa khóa để bạn khám phá bản thân mình xem có phù hợp hay không.
+ Bạn có thể thích làm nhiều nghề nhưng mỗi tính cách chỉ thích hợp với một số nghề nhất định mà thôi. Nếu bạn có những phẩm chất như khéo léo, có chính kiến, thích thể hiện, thích sáng tạo có thể chọn các ngành Mỹ thuật công nghiệp như: Thiết kế công nghiệp (nội thất, tạo dáng), Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Công nghệ điện ảnh truyền hình.
+ Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm nghề nghiệp dựa trên năng lực, sở thích,… các trắc nghiệm sẽ đưa ra những kết quả dự đoán về nghề nghiệp giúp bạn chọn nghề phù hợp với bản thân.
Xác định thông tin cơ bản cần tìm hiểu về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân lựa chọn.
Tham khảo
Tên trường
Địa điểm, các cơ sở đào tạo
Lịch sử của trường
Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
Hệ thống ngành nghề đào tạo
Đội ngũ giảng viên
Hình thức tuyển sinh
Môi trường học tập
Học phí
Cam kết của nhà trường
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Chế độ dành cho sinh viên trúng tuyển và theo học
Thảo luận về nội dung tham vấn và dự kiến ngành, nghề lựa chọn
Gợi ý:
+ Ngành, nghề dự kiến lựa chọn và yêu cầu của ngành, nghề đó.
+ Sự phù hợp giữa sở thích, khả năng, phẩm chất, năng lực của bản thân với yêu cầu của ngành, nghề lựa chọn.
+ Những yêu cầu rèn luyện đối với bản thân để đáp ứng được những yêu cầu của ngành, nghề lựa chọn.
1. Lập kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn
Gợi ý:
2. Chia sẻ với thầy cô, bạn bè và người thân về kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn
NẾU MÌNH QUAY LẠI THỜI ĐIỂM ĐIỀN NGUYỆN VỌNG ĐẠI HỌC, MÌNH SẼ CHỌN NGÀNH, CHỌN TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?
A. ''CHỌN NGÀNH TRƯỚC"
Hồi năm mình 12, lúc ấy mình chỉ định hướng bản thân là mình sẽ theo kinh tế, bởi vì lúc ấy mình không có đam mê đặc biệt đối với bất cứ thứ gì (thật ra là có nhưng mình lười không theo nổi và cân nhắc nhiều yếu tố khác nên thôi haha) và một lí do khác nữa là các ngành trong khối ngành kinh tế tương đối linh hoạt và cơ hội việc làm cũng ổn định. Sau khi xác định khối ngành kinh tế, mình bắt đầu tìm hiểu về các ngành có thể theo, cụ thể thì với kinh tế thì mình có thể học Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế, Quản trị kinh doanh (có lẽ Marketing nữa đó) và Thương mại điện tử. Và mình dừng lại ở đó để đi tìm trường =)) đó là mình của năm lớp 12, lúc ấy mình chỉ tìm hiểu sơ xem nó có liên quan đến khối ngành kinh tế của mình không thôi hihi, và cũng chẳng đủ quan tâm lắm để mà đi hỏi anh chị =)) Còn nếu là bây giờ, mình chắc chắn sẽ tìm hiểu kĩ hơn. Nhưng mà tìm hiểu kĩ hơn bằng cách nào?
Mỗi ngành học sẽ có chương trình đào tạo cụ thể, với ngành A, ngành B, ngành C thì mình sẽ được học những môn nào,.. blabla. Các bạn có thể gõ google để tìm kiếm thông tin với từ khóa "chương trình đào tạo + tên ngành A", google sẽ cho các bạn kết quả tìm kiếm là khung chương trình đào tạo của các trường Đại học, tuy nhiên để tham khảo thì mình recommend các bạn vào xem của các trường TOP/các trường các bạn có nguyện vọng muốn vào nếu đã xác định trường. Thật ra thì lúc này nếu xem thì các bạn cũng chưa chắc hiểu những gì mình sẽ học, nhưng ít ra thì sẽ biết được chút chút, chẳng hạn học Thương mại điện tử sẽ học các môn về Kinh tế, học Code, học về Dữ liệu... Các bạn có thể cân nhắc xem liệu môn này có hợp với mình hay không, có đúng với định hướng của mình hay không? Nhưng để chắc chắn hơn, các bạn nên xin review từ anh chị đang/đã học ngành đó (tốt nhất là ở trường mà bạn muốn vào). Các bạn có thể tham gia một số group (mình recommend Đại học đừng học đại - các admin cũng hay có bài review các trường ấy) hoặc tham gia vào group Tuyển sinh (cái này thì mình không recommend lắm), group Học tập (chia sẻ tài liệu của sinh viên trường, hoặc là mấy group của Khóa...), thì những cái group này sẽ có những bài viết liên quan đến review ngành/nghề/trường, hoặc các bạn có thể tạo bài viết... Thông thường, các anh chị sẽ vào cmt review, chia sẻ kinh nghiệm, các bạn có thể inbox trực tiếp các anh chị này để hỏi xin trải nghiệm thực tế về ngành học, như mình đã nói ở trên, ngành này thì chị được học những gì, học có sâu không ạ, hướng đi nghề nghiệp như thế nào, anh/chị cảm thấy như thế nào sau x năm học ngành này (hoặc có thể là trường này luôn)... Để có cái nhìn khách quan nhất thì mình khuyến khích các bạn nên hỏi nhiều nhiều anh chị một chút =)) à mà nếu bạn quen anh/chị ở trường cấp 3 khóa trên bạn cũng đang học ngành/trường mà bạn đang tìm hiểu thì hãy liên hệ với anh/chị nữa, sau này anh/chị có thể giúp ích nhiều luôn ấy =)) À mà nếu được thì nên hỏi các anh/chị từ năm 2 trở đi tại vì các anh chị sẽ có nhiều trải nghiệm đến các môn học chuyên ngành hơn rùi í =))
B. "CHỌN TRƯỜNG SAU"
Ở đây thì mình chỉ chia sẻ chút ít quan điểm của mình thôi vì kinh nghiệm chính vẫn là xin review từ các anh chị =)))
Sau khi đã liệt kê ra những ngành liên quan thì mình bắt đầu chọn trường. Mình sẽ đi tìm những trường TOP đầu đào tạo những khối ngành đó, như Kinh tế ở miền Nam sẽ có (FTU2, UEH, UEL, IU). Lúc chọn mấy cái trường này cũng đừng tin mấy cái bảng xếp hạng ảo trên mạng nha =))) chẹp :v Mà để biết rõ thì các bạn vẫn nên vào các Group như mình đã nói trên ấy (trong các group Facebook thì sẽ có thanh tìm kiếm ấy, các bạn gõ keyword thì nó sẽ hiện ra các bài viết review trường, hỏi đáp về nguyện vọng trường...) Tiếp theo thì cũng như trên là inbox anh/chị để xin review thôi.
Thêm một điều các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng nữa đó là HỌC PHÍ HỌC PHÍ HỌC PHÍ (điều quan trọng phải nhắc 3 lần huhu), nên tìm hiểu kĩ và chọn những trường với mức học phí phù hợp với điều kiện, nhỡ sau này vào mà có rớt môn học lại học cải thiện cũng bớt shock =))))
Quan điểm của mình là hãy cố gắng vào những trường TOP đầu, đặc biệt là những ngành có tính cạnh tranh cao. Lý do đầu tiên là "dựa danh tiếng", sau này ra trường ấy, lúc mà các bạn đi thực tập hay đi làm chính thức, các bạn sẽ thấy là có nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển dụng sinh viên đến từ các trường TOP đầu ấy, và ngoài ra thì sinh viên các trường TOP cũng được ưu tiên nhiều hơn so với các trường TOP dưới. Bên cạnh đó, mình nghĩ môi trường học tập mới là mấu chốt phân biệt giữa các trường TOP đầu với các trường còn lại, hay hồi cấp 3 là chuyên và không chuyên. Khi bạn ở trong một môi trường mà mọi người xung quanh đều giỏi thì bạn sẽ có nhiều động lực để phát triển bản thân hơn, giúp bạn trở nên chủ động hơn (đương nhiên là sẽ cảm nhận rõ rệt peer pressure hơn =))) và ngoài ra thì tiếp xúc với các bạn cũng giúp mình học hỏi được nhiều điều nữa từ các bạn. Chia sẻ câu chuyện của mình một chút, hồi trước có anh chị nào chia sẻ với mình là, thực chất thì giảng viên bên FTU hay những trường khác thì cũng giỏi như nhau vậy thôi, nhưng em biết điều gì làm nên thương hiệu FTU không? - Là do chất lượng đầu vào đấy, kiểu trường tuyển toàn sinh viên điểm cao, (đương nhiên điểm cao không nói lên được bản chất con người bạn hoàn toàn nhưng nó cũng đủ thể hiện thái độ nghiêm túc đối với việc học của bạn), và đặc biệt các bạn sinh viên cũng rất năng động, tự chủ động tìm tòi học hỏi...blabla. Và sau này, trong một lần mình tìm kiếm tài liệu nhưng vì mình lỡ mất thời gian mở share tài liệu đó nên mình lướt xuống dưới cmt để xin lại tài liệu từ các bạn đã cmt nhận, lúc đó mình nhấn vào profile của mọi người thì đúng kiểu omg, toàn là sinh viên FTU =)) lúc đó đúng là mình mới hiểu sâu sắc sao hồi anh chị mình nói vậy luôn.
Bài chia sẻ của mình đến đây là hết rồi, hi vọng là những kinh nghiệm mình chia sẻ có thể giúp ích phần nào cho các bạn sắp sửa "lên thớt" =))
Note: Mình đang học chuyên ngành Thương mại điện tử của UEL - trực thuộc VNUHCM nên là bạn nào có định hướng ngành này thì có thể inbox mình để trao đổi thêm =)) Tại vì Thương mại điện tử đang khá hot nên điểm khá là cao, nếu bạn đang hướng đến ngành này thì có thể xem xét thêm ngành Hệ thống thông tin quản lý, mình thấy chương trình học cũng tương đối, tuy nhiên thì Hệ thống thông tin quản lý sẽ theo hướng học về Data nhiều và sâu hơn. Ngoài ra thì theo kinh nghiệm tới bây giờ của mình, với mấy bạn định hướng theo Kinh tế (các ngành như Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế...) thì theo mình thấy các ngành này khá là linh hoạt - ý mình là có thể chuyển đổi hoặc học thêm (khúc này mình nói hơi lòng vòng, để mình ví dụ, mình có quen một vài bạn học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế nhưng sau này vào học thì lại có hứng thú với bên Marketing hơn, và các bạn cũng tự học để chuyển sang hướng đi Marketing cũng khá là oke rùi í =))).
Chúc các bạn buổi tối tốt lành!
Chị học tiếng Đức cũng gần giống như Tiếng Anh hả chị ?
Em vx đang đau đầu chọn trường, chọn ngành r mà vẫn chưa chọn được trường:)))
2. Đánh giá sự phù hợp về phẩm chất, năng lực của bản thân đối với nhóm nghề, nghề lựa chọn.
3. Chia sẻ kết quả tự đánh giá bản thân đối với nhóm nghề, nghề định lựa chọn.
Tìm hiểu cách tham vấn chọn nghề và định hướng học tập.
Gợi ý:
- Xác định vấn đề bản thân đang gặp khó khăn trong chọn nghề, định hướng học tập.
- Chuẩn bị câu hỏi về vấn đề khó khăn, vướng mắc và cách tháo gỡ.
Học sinh tự thực hiện.
Gợi ý: Những vấn đề bản thân gặp khó khăn trong việc chọn nghề, định hướng học tập:
- Lựa chọn trường đại học phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của gia đình.
- Lựa chọn khu vực học.
- Phân vân giữa việc học khối tự nhiên hay khối xã hội.
- ….
Vấn đề khó khăn là chưa biết mình có thế mạnh nào, thích quá nhiều thứ, học các môn với lực học đều.
1 số câu hỏi: Việc học đều như thế mình nên chọn ngành theo tiêu chí nào? Mình chưa biết mình có khả năng hay năng khiếu gì đặc biệt, khác người vậy phải làm sao chọn nghề? Nghề A/ Ngành B/ Công việc D đó có thị trường việc làm và mức lương tốt chứ?
Chia sẻ lựa chọn của em về những trường đào tạo nghề liên quan việc học tập hướng nghiệp của bản thân.
tham khảo
- Những hiểu biết về hệ thống trường đào tạo nghề ở nước ta:
+ GDNN Việt Nam có sự đa dạng, phong phú nhất về các ngành nghề đào tạo, trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với khoảng 825 nghề trình độ trung cấp, 559 nghề trình độ cao đẳng ở 21 lĩnh vực, 90 nhóm ngành nghề đào tạo, bao phủ mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, chưa kể đến hàng nghìn các nghề trình độ sơ cấp và chương trình đào tạo ngắn hạn khác.
+ Ngoài lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ như máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật; kiến trúc và xây dựng; sản xuất và chế biến; nông lâm nghiệp thủy sản; môi trường và bảo vệ môi trường…. còn nhiều lĩnh vực khác như giáo viên; văn hóa nghệ thuật; ngôn ngữ (tiếng Anh, Đức, Pháp, Nhật…); báo chí thông tin; kinh doanh và quản lý; pháp luật; sức khỏe (y tế); dịch vụ xã hội, dịch vụ vận tải; du lịch khách sạn; an ninh quốc phòng.v.v….
- Trường đào tạo nghề liên quan đến nghề em định lựa chọn (nghề Luật):
+ Trường Đại học Luật Hà Nội
+ Trường Đại học Luật HCM
+ Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội
+ Đại học Kinh tế - Luật - Đại học quốc gia tp. HCM
+ …
- Em biết những thông tin này qua tìm hiểu trên Internet và sách báo,...
Tham khảo
Em định hướng theo ngành Marketing, em sẽ chọn đăng ký vào các trường đại học có đào tạo chuyên ngành Marketing sau:
- ĐH Kinh tế Quốc Dân
- ĐH Ngoại Thương
- ĐH Thương Mại
Tìm hiểu và trình bày thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn của bản thân.
- Những hiểu biết về hệ thống trường đào tạo nghề ở nước ta:
+ GDNN Việt Nam có sự đa dạng, phong phú nhất về các ngành nghề đào tạo, trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với khoảng 825 nghề trình độ trung cấp, 559 nghề trình độ cao đẳng ở 21 lĩnh vực, 90 nhóm ngành nghề đào tạo, bao phủ mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, chưa kể đến hàng nghìn các nghề trình độ sơ cấp và chương trình đào tạo ngắn hạn khác.
+ Ngoài lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ như máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật; kiến trúc và xây dựng; sản xuất và chế biến; nông lâm nghiệp thủy sản; môi trường và bảo vệ môi trường…. còn nhiều lĩnh vực khác như giáo viên; văn hóa nghệ thuật; ngôn ngữ (tiếng Anh, Đức, Pháp, Nhật…); báo chí thông tin; kinh doanh và quản lý; pháp luật; sức khỏe (y tế); dịch vụ xã hội, dịch vụ vận tải; du lịch khách sạn; an ninh quốc phòng.v.v….
- Trường đào tạo nghề liên quan đến nghề em định lựa chọn (nghề Luật):
+ Trường Đại học Luật Hà Nội
+ Trường Đại học Luật HCM
+ Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội
+ Đại học Kinh tế - Luật - Đại học quốc gia tp. HCM
+ …
- Em biết những thông tin này qua tìm hiểu trên Internet và sách báo,...
Em hãy đánh giá sự phù hợp của bản thân với nghề/nhóm nghề định chọn theo trình tự sau:
- Xác định và ghi tên các nghề/nhóm nghề định chọn theo thứ tự ưu tiên: nghề muốn chọn nhất, nhì, ba,...(có thể ghi từ 3 đến 6 nghề). Ghi rõ những nhóm nghề này thuộc nhóm nghề sản xuất, nhóm nghề kinh doanh hay nhóm nghề dịch vụ.
- Tập hợp những đặc điểm của bản thân, bao gồm sở thích, khả năng, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu.
- Đối chiếu đặc điểm của bản thân với đặc điểm của nhóm nghề để đánh giá sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề để đánh giá sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn.
- Tên nhóm nghề:
+ Nghề muốn chọn nhất: Cảnh sát.
+ Nghề muốn chọn nhì: Giáo viên.
+ Nghề muốn chọn 3: Hướng dẫn viên du lịch.
- Những đặc điểm của bản thân, bao gồm sở thích, khả năng, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu.
+ Sở thích: Thích giao lưu làm những điều tốt cống hiến cho xã hội, thích đi du lịch.
+ Tính cách: Có phần hơi nóng nảy, hòa đồng.
+ Điểm mạnh: Quan tâm chăm sóc giúp đỡ mọi người xung quanh.
+ Điểm yếu: Nóng tính, đôi khi còn rụt rè.
- Đối chiếu đặc điểm của bản thân với đặc điểm của nhóm nghề để đánh giá sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề để đánh giá sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn.