Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
19 tháng 1 2023 lúc 22:28

-Vấn đề nhập cư:

+Sau những cuộc phát kiến địa lí vào khoảng thế kỷ 15, số lượng người châu Âu sang Mỹ ngày càng nhiều, và chưa tính là người châu Phi bị bắt sang làm nô lệ

+Sau thế chiến 2, số lượng người di cư đổ về Bắc Mĩ cực kì nhiều do những hậu quả khủng khiếp của cuộc thế chiến.

+Trong những năm gần đây, số lượng người di cư đổ về Bắc Mĩ chủ yếu từ châu Phi, châu Á

-Vấn đề chủng tộc: Ở Bắc Mĩ thì gồm rất nhiều chủng tộc:Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it

-Những ảnh hưởng: Nó giúp cho dân số Bắc Mĩ ngày càng tăng cao, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, xã hội tại đây

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 9:52

Tham khảo

*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

 

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 9:52

tham khảo

* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 11 2023 lúc 16:04

Tham khảo!

- Sự gia tăng dân số đã tác động đến nền kinh tế nước này là:

+ Người nhập chủ yếu là người trẻ và có tri thức đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho đất nước mà nhà nước không cần mất chi phí đầu tư ban đầu cho con người;
+ Mở rộng được thị trường tiêu thụ;

- Người nhập cư đông tạo nên sự đa dạng về văn hóa, cung cấp lực lượng lao động dồi dào, có trình độ.

– Dân cư tại Hoa Kỳ tập trung chủ yếu tại ven bờ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Đông Bắc.

+ Tại vùng núi phía Tây, vùng Trung tâm dân cư rất là thưa thớt.

+  Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố , phần lớn thành phố vừa và nhỏ (91,8%).

+ Làm sự phát triển kinh tế bị chênh lệch giữa các khu vực.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 1:15

Tham khảo

* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)

- Phát triển các hoạt động du lịch biển.

* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo

- Thuận lợi:

Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...

+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.

+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:48

Đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ La-tinh

- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI sau khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Mỹ La-tinh.

- Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển.

+ Năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị; tới năm 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị là khoảng 80%.

+ Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số, như: U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Mỹ La-tinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân là Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bô-gô-ta, Li-ma.

♦ Ảnh hưởng

Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư,... nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội.

- Tình trạng đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...

Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 17:02

Tham khảo!

- Quá trình đô thị hoá ở Mỹ La-tinh gắn liên với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI.

- Tỉ lệ dân đô thị tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới: năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị, năm 2020 lên tới khoảng 80%. Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số như U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới: năm 2020,Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân như Xao Pao-lô (22,0 triệu), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu),...

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:

- Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan toả lối sống đô thị trong dân cư,... 

- Tiêu cực:

+ Làm nảy sinh một số vấn để kinh tế - xã hội.

+ Đô thị hoá tự phát gây ra các hậu quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn để an ninh trật tự,...

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ:

- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ => xuất hiện các siêu đô thị và các dải đô thị nổi bật là dải đô thị Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn.

- Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương. Vào sâu trong nội địa các đô thị nhỏ và thưa thớt hơn.

 

- Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới (82,6% - 2020).

- Hai siêu đô thị Bắc Mỹ là Niu Ioóc và Lốt An-giơ-let.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:

+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;

+ Khai thác dầu khí;

+ Làm muối,…

- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:

Đối với phát triển kinh tế

+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…

Đối với xã hội

+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;

+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 13:59

Tham khảo:
- Nét nổi bật về xã hội của Mỹ La-tinh: Có nền văn hóa độc đáo, được hình thành từ sự hòa quyện của các nền văn hóa bản địa và di cư. Cư dân bản địa ở khu vực này là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: May-a, In-ca, A-dơ-tếch,... Các nền văn hóa phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và du lịch. Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế ngày càng phát triển. Năm 2020, khu vực Mỹ La-tinh có tuổi thọ trung bình đạt khoảng 75 tuổi. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm 94,5% dân số. HDI khu vực Mỹ La-tinh khá cao, có xu hướng tăng và khác nhau giữa các nước.
- Ảnh hưởng của vấn đề xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội: sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và các tầng lớp xã hội đã dẫn tới sự bất bình đẳng, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 1 2017 lúc 12:42

a) Khái quát chung

- Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Ngh An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

- Diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2 (chiếm 15,6% diện tích c nước).

b) Thuận lợi

* Vị trí địa lí

- Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

- Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng khác trong nước và với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào. Nhờ vị trí giáp biển nên Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển.

* Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất:

+ Có dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển: Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, trong đó lớn nhất là đồng Thanh Hóa (2900km2).

+ Các đồng bằng có nguồn gốc sông - biển, đất cát pha là chủ yếu, thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), cây thực phẩm, cây ăn quả,...

+ Đất feralit trên đá badan tuy có diện tích không lớn, nhưng khá màu mỡ, phân bố rải rác ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị,...), thích hợp để trồng cà phê, cao su, hồ tiêu,...

+ Đất feralit trên các loại đá khác phân b khắp vùng đồi núi thuận lợi để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

- Tài nguyên khí hậu: Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, vì thế ở đây có thể trồng cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Tài nguyên nước:

+ Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc. Các h thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Một số nơi có nguồn nước khoáng như Suối Bang (Quảng Bình).

- Tài nguyên rừng:

+ Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên. Trong rừng nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kền kền, săng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

+ Có các vườn quốc gia: Bốn Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu bảo tồn thiên nhiên: Tây Nghệ An (Nghệ An).

- Tài nguyên khoáng sản: có một số tài nguyên khoáng sán có giá trị như crômit C Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Ngh An).

- Tài nguyên biển:

+ Nguồn hải sản: có nhiều bãi tôm, bãi cá, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá,... thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

+ Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế),...

+ Có các bãi tắm nổi liếng như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) và di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), đã du hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân số khá đông 10,6 triệu người (năm 2006), nên nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng:

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào. Các cng biển quan trọng của vùng là Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Thuận An, Chân Mây (Thừa Thiên – Huế). Các sân hay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An) với năng lực vận chuyển ngày càng lớn.

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

- Sự hình và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

c) Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật của vùng vẫn còn nghèo, việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 11 2023 lúc 16:03

Tham khảo:

Những quốc gia có GNI/người khá cao như: Ả rập xê út, Thổ Nhĩ Kì, Irsael

- Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.

Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn giữa các quốc gia trong khu vực: I-xra-en, UAE có chỉ số HDI rất cao (trên 0,9), trong khi HDI của Áp-ga-ni-xtan, Yemen chưa đến 0,5 (năm 2020).

- Là khu vực có bề dày về lịch sử và nền văn hóa phong phú, độc đáo:

+ Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo.

+ Với lịch sử lâu đời, nhiều nước trong khu vực đã từng có nhiều công trình giá trị vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Nơi đây còn duy trì nhiều nghề thủ công truyền thống, các lễ hội và phong tục tập quán đặc sắc.

+ Các nước trong khu vực đã có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.

=> Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng để thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển.