Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu khái quát về dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Dựa vào hình 14.4 và thông tin trong bài, em hãy nêu khái niệm các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông.
Tham khảo
- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
+ Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí: thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở: thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
Dựa vào hình 4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày khái quát về Liên minh châu Âu.
- Trình bày khái quát về Liên minh châu Âu: Tiền thân là cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Được thành lập năm 1957 với 6 thành viên có tên viết tắt là EU. Đến năm 2020 có 27 quốc gia thành viên, diện tích 4,1 triệu km2, dân số 447,7 triệu người.
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 30.3, hãy:
- Nêu khái quát đặc điểm dân cư Cộng hòa Nam Phi.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo!
- Quy mô dân số: là một trong sáu quốc gia đông dân nhất châu Phi. Năm 2020, dân số Cộng hòa Nam Phi đạt 59.3 triệu người.
- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số: còn khá cao nhưng đang có xu hướng giảm, từ 1,6% năm 2010 xuống còn 1,2% năm 2020.
- Thành phần dân cư, chủng tộc:
+ Là một trong những quốc gia có Thành phần dân cư, chủng tộc đa dạng, phức tạp nhất thế giới;
+ Cư dân chủ yếu là người gốc Phi (chiếm 80,9%), ngoài ra còn có người gốc Âu, người nhập cư gốc Á và người lai giữa các chủng tộc.
- Cơ cấu dân số:
+ Số dân nữ nhiều hơn nam. Năm 2020, tỉ lệ nữ chiếm 50,7% tổng số dân.
+ Cơ cấu dân số trẻ, nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có xu hướng tăng lên.
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số thấp (49 người/km2, năm 2020).
+ Dân cư phân bố rất không đều: tập trung tại vùng đông bắc, các vùng duyên hải phía đông và phía nam; vùng hoang mạc và bán hoang mạc trong nội địa dân cư thưa thớt.
- Vấn đề độ thị hóa:
+ Tỉ lệ dân thành thị khá cao. Năm 2020, 67,4% dân cư sống ở các đô thị.
+ Tốc độ đô thị hoá của Cộng hòa Nam Phi vào loại nhanh nhất thế giới. Nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.
+ Có nhiều đô thị đông dân và hiện đại như: Kếp-tao, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbua,…
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 3, 4, em hãy:
• Chỉ sông Hồng và sông Thái Bình.
• Nêu đặc điểm sông ngòi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo
Đặc điểm sông ngòi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- có nhiều sông ngòi.
- Sông Hồng và sông Thái Bình là hai sông lớn, bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ. Khi chảy qua đồng bằng, sông chia thành nhiều nhánh rồi đổ ra biển. Các sông trong vùng có nhiều phù sa, nước lên xuống theo mùa.
+ Vào mùa cạn, nước sông xuống rất thấp.
+ Vào mùa lũ, nước sông dâng cao nên thường gây ngập lụt ở những vùng trũng của đồng bằng.
Dựa vào thông tin mục 2, hãy:
- Trình bày khái quát tình hình phát triển ngành công nghiệp ở Trung Quốc.
- Nêu sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, điện tử - tin học và một số nhà máy thủy điện, nhiệt điện ở Trung Quốc.
Tham khảo!
Tình hình phát triển ngành công nghiệp Trung Quốc
- Nền công nghiệp Trung Quốc có quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đóng góp 37,8% vào GDP cả nước.
Sự phân bố của một số ngành công nghiệp
- Công nghiệp luyện kim: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Bao Đầu, Lan Châu, Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Quý Dương, Côn Minh, U-rum-si.
- Công nghiệp điện tử - tin học: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Thẩm Dương, Vũ Hán, Thành Đô, Trùng Khánh, Quảng Châu, Hồng Kông, Đài Bắc.
- Nhà máy thủy điện: phân bố chủ yếu trên sông Trường Giang.
- Nhà máy nhiệt điện: phân bố chủ yếu ở Thẩm Dương, Bắc Kinh, Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
- Công nghiệp của Trung Quốc đang chuyển GDP dịch theo hướng hiện đại hoá: gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao.
- Các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là công nghiệp chế tạo, năng lượng, luyện kim, điện tử - tin học....
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải. Các trung tâm công nghiệp lớn là Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiên Tân,...
Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20, 21, hãy cho biết:
a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng
c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
a) - Thuận lợi:
+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê), thuận lợi cho việc phát triển cây lượng thực.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, và đưa vụ đông lên thành vụ chính.
+ Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.
+ Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Một số nơi đất đã bị bạc màu.
+ Thiếu nước trong mùa khô.
+ Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...
b) Vai trò của vụ ngô đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng
c) Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp, bình quân lương thực bằng 400kg/người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lượng thực.
Dựa vào thông tin trên internet các e hay tìm hiểu và viết 1 bài báo cáo ngắn về vùng kinh tế trọng điểm " Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng Bằng sông Cửu Long"
TK#
Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng kinh tế trọng điểm nói riêng, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Ngoài ra, còn có đá vôi ở khu vực: Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang); đá Andezit, granit (An Giang)... Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
- Trình bày khái niệm gia tăng dân số thực tế. Lấy ví dụ minh họa.
- Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học:
+ Gia tăng dân số tự nhiên là gia tăng do 2 nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10
+ Gia tăng dân số cơ học gồm 2 bộ phân xuất cư và nhập cư, tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất suất cư.
Tỉ suất gia tăng dân số cơ học (%) = (Tỉ suất xuất cư – Tỉ suất nhập cư)/10
- Gia tăng dân số thực tế là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng.
Gia tăng dân số thực tế = Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên + Tỉ suất gia tăng dân số cơ học
Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng.
- Nêu vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:
+ Đê sông Hồng là hệ thống đê lớn nhất nước ta với chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét.
+ Đê được đắp bằng đất thành những đường cao, to dọc hai bên bờ sông.
+ Ngày nay, phần lớn mặt đê được trải nhựa hoặc bê tông và nâng cấp để kiên cố hơn.
- Vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Không bị ngập lụt; giảm thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra.
+ Góp phần điều tiết lượng nước, giúp người dân có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm.
+ Vùng đất ở ngoài đê hằng năm được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ và mở rộng dần về phía biển.
Dựa vào thông tin trong mục c, hãy trình bày khái niệm về gia tăng dân số thực tế.
- Tỉ lệ tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ tăng dân số cơ học (đơn vị tính là %).
- Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số.
- Tuy nhiên, giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.