ĂN ...... VẼ chỉ mình câu thành ngữ này với ạ
Mọi người giải nhanh cho mình 2 câu này với ạ.
a) Ghi lại 5 câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
b) Đặt 3 câu với các thành ngữ vừa tìm được.
1. Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng
2. Cần Thơ là tỉnh
Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em
3. Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò
Đặt câu:
- Chú Tùng ở xóm em - trước đây là bộ đội đặc công - là người đã từng "vào sinh ra tử".
- Anh Nguyễn Văn Trỗi là một con người "gan vàng dạ sắt".
HT
Giúp mình với câu này ạ Câu 2 : thế nào 1 chuỗi thức ăn ? Vẽ sơ đồ vẽ chuỗi thức ăn gồm 3 mắt xích bắt đầu từ sinh vật sản xuất kết thúc là sinh vật phân hủy . Chuỗi thức ăn là 1 dẫy nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau mỗi loài 1 mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích đứng phía sau tiêu thụ
Khái niệm
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
- Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Ví dụ: Cỏ \(\rightarrow\) Cà Cào \(\rightarrow\) Chuột \(\rightarrow\) Rắn \(\rightarrow\) Vi sinh vật.
Câu thành ngư, tục ngữ về quá trình tiêu hoá ở động vật ăn thực vật hoặc ăn thịt. Giúp em với ạ
Bạn nào giải thích cho mình câu tục ngữ này bằng kiến thức sinh học được không ạ?
" Đói thì ăn sắn ăn khoai/ Đừng thấy lúa trổ tháng hai mà mừng. "
Thanks ạ!
Mình hứa sẽ like dạo cmt của bạn trả lời đúng ở 1 số cmt ạ!
hi thời tiết nóng, lúa trổ sớm vào tháng 2 thì năng suất kém, không đảm bảo chất lượng nên không nên ăn
hãy chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
giúp mình với ạ chiều nay mình thi rồi
Tham khảo:
Lòng biết ơn là một điều tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy. Bởi vậy mà ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để gửi gắm lời khuyên đến mỗi người.
Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu. Khi ăn quả ngọt, chúng ta nhớ đến người vun trồng và chăm sóc cây cối phát triển, để cho ra trái ngọt. Con người sống trong cuộc đời cũng vậy, nhận được sự giúp đỡ của người khác hay hưởng thụ thành quả nào đó cần phải nhớ ơn, trân trọng.
Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên có được. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn thiên thiên khi có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no qua các lễ hội. Hay như cục thờ cúng tổ tiên, hoặc những người anh hùng có công với đất nước. Đến hôm nay, sự biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động. Các ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 2 để tri ân những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Lời nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo từ người khác. Hoặc thái độ giữ gìn và trân trọng những sản phẩm chúng ta đang được sử dụng. Tất cả hành động đó tuy đơn giản, nhưng lại rất ý nghĩa.
Học cách sống biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng mọi thứ. Từ đó, chúng ta mới có được thành công, hay nhận được sự yêu mến của những người xung quanh. Ngược lại thái độ sống vô ơn, bội bạc cần lên án, và tránh xa. Đặc biệt là đối với học sinh - những chủ nhân của đất nước thì lòng biết ơn là cần thiết.
Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rất ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Lời khuyên được gửi gắm qua đó đã giúp mỗi người sống tốt đẹp hơn.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở con người khi ăn quả phải nhớ đến người vun trồng. Chính họ đã vất vả vun trồng để tạo ra hoa thơm trái ngọt cho chúng ta thưởng thức.
Tham khảo:
Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Câu nói đã cho thấy tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để khuyên nhủ con người.
Khi được thưởng thức một loại quả nào đó chúng ta nhớ đến người trồng cây. Suy rộng ra, trong cuộc sống, khi con người được hưởng bất cứ thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.
Những hành động thể hiện lòng biết ơn không chỉ khiến cho người nhận cảm thấy hạnh phúc vì thành quả của mình được trân trọng. Mà hành động đó còn thể hiện người đó có nhân cách tốt đẹp. Họ sẽ nhận được tình cảm yêu mến đến từ những người xung quanh. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hành động thể hiện sự biết ơn. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Nhiều bạn trẻ sau khi đi du học trở về quê hưởng để phát triển sự nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong sản xuất, đưa sản phẩm của Việt Nam vào thị trường quốc tế được đón nhận. Đặc biệt là kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước - thứ mà ông cha chúng ta đã phải đánh đổi cả xương máu để giành được… Có đôi khi, lòng biết ơn thể hiện ở cả những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, chăm chỉ học tập tốt, sống giản dị tiết kiệm, trân trọng bữa cơm mà chúng ta được ăn hàng ngày… cũng thể hiện được sự biết ơn. Dù là hành động lớn lao hay vĩ đại cũng đều thể hiện được thái độ biết ơn của người thực hiện.
Nhờ có lòng biết ơn mà chúng ta biết trân trọng cuộc sống hơn. Từ đó, mỗi người sẽ trở nên sống tích cực hơn, cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những con người lại sống vô ơn, bội bạc. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Đó chính là sự vô ơn đối với những người đã cho các bạn cuộc sống này. Bởi vậy, chúng ta cần tránh xa lối sống này.
Mọi người ơi giúp mình câu này với ạ !!!
Khi ta ăn cơm ,loại thức ăn này được tiêu hóa hóa học như thế nào ???
Mong mn giúp mình
Trong cơm có tinh bột. Khi vào khoang miệng sẽ chuyển hóa thành đường đôi nhờ enzim amilaza. Sau đó, đường đôi được chuyển hóa thành đường đơn nhờ enzim mantaza có trong ruột non.
Mọi người ơi ,chỉ cho mình câu ngữ pháp này được không ạ!
S+Find+STH/ doing STH + adji
S+Think (that) + doing STH + is+ adji
Bài 1: Rút ra bài học của các câu tục ngữ sau:
a) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
b) Nhất thì, nhì thục
c) Học thầy không tày học bạn
Bài 2: Tìm câu tục ngữ với những câu trên ( nếu có )
Làm giúp mình 2 bài này ạ !! Cảm ơn các bạn nhiều ạ !!
Bài 1
a, . Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật... là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian rất phong phú:
- “Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”.
- “Gió bất hiu hiu, sếu kêu trời rét”.
- “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”.
- “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đẩy nước”
- vân vân.
Ở miền Bắc nước ta, vào tháng bảy, tháng tám hàng năm thường có nhiều mưa, mưa rất to, mưa tầm tã, mưa nhiều ngày, gây ra bão, lũ lụt. Chỉ nhìn đàn kiến bò, 10 lượt kéo đi hàng đàn, nhân dân ta biết: sắp có mưa to, lũ lụt lớn sắp xảy ra: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lũ lụt”. Hoặc:
- “Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới”.
- “Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to”
b, “Nhất thì, nhì thục” là câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về kĩ thuật trồng trọt, làm lúa nước. Thứ nhất là phải coi trọng thời vụ: “nhất thì” (kịp thời vụ, đúng thời vụ). Trái thời vụ, thời tiết là thất bát. mất án. Thứ nhì là phải cày sâu cuốc bẫm, vun xới, chăm bón, làm cỏ, không để ruộng đất hoang hóa, bạc màu; làm cho đất đai ngày một thêm màu mỡ: “nhì thục”. Yếu tố thời gian, mùa vụ, yếu tố sức lao động cần cù của con người là hai yếu tố tạo nên mùa màng tốt tươi, năng suất cao, bội thu.
c,
Mấy bạn ơi giúp mình bài này với :
Viết 1 đoạn văn nghị luận từ 5 đến 7 câu về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp , Trong đó có 1 trạng ngữ chỉ nguyên nhân . Cần gấp ạ !!!!!!
Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Vì sao lại như thế? Do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
chỉ mình câu này với ạ