Tại sao phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã?
Hỏi đáp
Tại sao phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã?
Vì:
- Nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, rất cần có biện pháp khôi phục và giữ gìn.
- Cần phải khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững.
- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài SV và môi trường sống của chúng.
=> Cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Cần phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã:
+ Cần phải bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
+ Có nhiều vùng trên trái đất đang bị suy thoái cần có biện pháp khôi phục.
+ Cần khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên bền vững.
lợi ích của việc sống thành nhóm ở thực vật hoặc sống thanh đàn ở động vật
- thực vật sống thành nhóm có lợi ích: khi có gió bão thực vật sống thành nhóm có tác dụng cản bớt sức thổi của gió,làm cây ít bị đỗ ngã
= động vật sống thành đàn có lợi ích: sống thành đàn có khả năng tự vệ và chống lại kẻ thù tốt hơn ,và có khả năng tìm mồi ,xây tổ tốt hơn
vd: kiến ,trâu,ngựa,...
Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Có hai biện pháp chủ yếu là bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.
- Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã:
+ Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn,...
+ Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
- Cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.
+ Trồng cây gây rừng trên những vùng đất trông, dồi trọc.
+ Tăng cường công tác thủy lợi và tưới tiêu hợp lí.
+ Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
+ Luân canh hợp lí.
+ Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp có năng suất cao.
Có hai biện pháp chủ yếu là bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.
- Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã:
+ Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn,...
+ Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
- Cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.
+ Trồng cây gây rừng trên những vùng đất trông, dồi trọc.
+ Tăng cường công tác thủy lợi và tưới tiêu hợp lí.
+ Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
+ Luân canh hợp lí.
+ Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp có năng suất cao.
Giải trí chút nha , đố các bạn câu này :
Cái gì dài , nhiều lông , mà người ta chỉ sử dụng nó từ 2-3 lần . Có khi lại không dùng đến ?
Nói trước là câu trả lời không đen tối .
Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?
tại sao nói cạnh tranh là động lực cho sinh vật tiến hóa
Cạnh tranh là một hình thức để loại bỏ những cá thể không đủ sức tồn tại trong môi trường tranh đấu để sinh tồn. Những cá thể "yếu" sau khi bị loại bỏ, sẽ để lại những thành phần "mạnh" để tiếp tục cạnh tranh nhằm loại bỏ lẫn nhau. Để sinh tồn trong môi trường chiến đấu liên tục như vậy phải có sự thích nghi cực nhanh trong mọi trường hợp và thay đổi trong bất kỳ mọi lúc. Đây là yếu tố thúc đẩy sự tiến hóa.
Sự cạnh tranh dễ thấy trong môi trường hoang dã. Những loài động thực vật không có khả năng cạnh tranh sẽ bị tuyệt chủng, ví dụ loài khủng long: chúng không thể tồn tại khi bước vào kỷ băng hà vì thân hình quá to mập, trong khi những động vật nhỏ như chuột có khả năng ẩn nấp trong hang, vì vậy tiếp tục sinh tồn và tiến hóa.
Nhưng quy luật này không xảy ra trong thế giới loài người. Những cá nhân "yếu" hay nói cách khác là không có khả năng tự tồn tại: như người dị tật, khuyết tật, câm điếc, bệnh tâm thần,... vẫn được bảo dưỡng để cùng sinh tồn; nếu theo môi trường hoang dã, những cá nhân như vậy đơn giản sẽ bị giết bỏ.
Cạnh tranh là một hình thức để loại bỏ những cá thể không đủ sức tồn tại trong môi trường tranh đấu để sinh tồn. Những cá thể "yếu" sau khi bị loại bỏ, sẽ để lại những thành phần "mạnh" để tiếp tục cạnh tranh nhằm loại bỏ lẫn nhau. Để sinh tồn trong môi trường chiến đấu liên tục như vậy phải có sự thích nghi cực nhanh trong mọi trường hợp và thay đổi trong bất kỳ mọi lúc. Đây là yếu tố thúc đẩy sự tiến hóa.
Sự cạnh tranh dễ thấy trong môi trường hoang dã. Những loài động thực vật không có khả năng cạnh tranh sẽ bị tuyệt chủng, ví dụ loài khủng long: chúng không thể tồn tại khi bước vào kỷ băng hà vì thân hình quá to mập, trong khi những động vật nhỏ như chuột có khả năng ẩn nấp trong hang, vì vậy tiếp tục sinh tồn và tiến hóa.
Nhưng quy luật này không xảy ra trong thế giới loài người. Những cá nhân "yếu" hay nói cách khác là không có khả năng tự tồn tại: như người dị tật, khuyết tật, câm điếc, bệnh tâm thần,... vẫn được bảo dưỡng để cùng sinh tồn; nếu theo môi trường hoang dã, những cá nhân như vậy đơn giản sẽ bị giết bỏ.
tại sao quần thể người có pháp luật còn các quần thể khác thì không?
Mik nói thế này k biết bn có hiểu k nha :
Trong số các quần thể thì quần thể người , tức con người là tiến bộ , thông minh nhất , văn minh nhất *đại loại thế* còn các quần thể sinh vật khác tức các loài khác thì vẫn chưa tiến hóa đc như con người . Vẫn chưa có khả năng tư duy tiến bộ như con người , cũng đồng nghĩa với việc xã hội của con người tiến tiến hơn nhiều lần . Chính vì thế họ biết tư duy , biết suy nghĩ đến quyền lợi của bản thân nên đã lập ra pháp luật để cho công bằng , để cho xh tránh xung đột . Còn những quần thể khác vốn dĩ không quan tâm nhiều đến vấn đề quyền lợi của bản thân , không có tư duy thì không có pháp luật .
Có gì không hiểu lắm thì ib với mk
Good luck !!!
Thật ra trong quần thể nào cũng có những quy tắc rieeng. Quần thể người chính là pháp luật những quy định cần tuân thủ.Nói đơn giản là vì quần thể người (con người) có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.....Vậy tất nhiên phải cần pháp luật để duy trì nề nếp,hoạt động để không bị hỗn loạn
Còn các quần thể khác không có khả năng tư duy và lao động hoạt động chủ yếu dựa theo bản năng của tự nhiên nên không cần pháp luật (tụi nó có hiểu pháp luật là cái gì đâu)!....ý kiến riêng của mình thôi ạ
Vì con người có trí não có văn hóa có tất cả mọi thứ mag những quần thể khác không có
Nhiệm vụ của người học sinh đối với việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên là gì ?
mọi người ơi giúp mình giải đáp với
- giữ gìn vệ sinh mt , đổ rác đúng nơi quy định
-Hạn chế dùng chất khó phân hủy (nilon , nhựa,..)
-Thu gom và tái chế , tái sử dụng đồ phế thải
-Tiết kiệm nước , điện sạch
-Tuyên truyền nhắc nhở cùng mọi người cùng thực hiện bv môi trường và tự nhiên thiên nhiên .
- Tố cáo những hành vi phá hoại mt
Vì sao đất và nước được xếp vào dạng tài nguyên tái sinh?
Vì đất và nước là hai tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái sinh có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...
Vì đất và nước là hai tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái sinh có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...
Viết bài tuyên truyền về ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người
làm ơn giúp mình thứ 2 mink nộp rùi
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là vẫn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần nhanh chóng khắc phục.
Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,... Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng.Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,... Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện
Từ cách hiểu trên ta thấy ô nhiễm môi trường có nhiều tác hại. Có rất nhiều ví dụ về ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúalớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân Việt Nam.
Qua các ví dụ trên ta thấy, ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người.
Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái : lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng.Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế... Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, ...chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty nào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt động. Tốt nhất là các cơ quan nhà nước cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất” – một phong trào mang một ý nghĩa vô cùng thiết thực của nhân dân toàn cầu trong việc góp phần giảm bớt tình trạng Trái Đất nóng lên. Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người,
Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường để hành tinh của chúng ta mãi mãi là một màu xanh vĩnh cửu. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh - sạch - đẹp.
kể tên những nhóm sinh vật chủ yếu trong tự nhiên
giúp mình đi thứ 3 mình làm rồi
Viết báo cáo về:
- Ảnh hưởng của các hành vi sức khoẻ lành mạnh và hành vi sức khỏe không lành mạnh.
- Các biện pháp bảo vệ sức khỏe.
- Những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ thể.
- Viết bài tuyên truyền về ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người.
- Tham gia hoạt động làm sạch môi trường và hoạt động tuyên truyền thay đổi hành vi sức khoẻ chưa tốt.
- Tuyên truyền trong cộng đồng về lợi ích của các hành vi sức khoẻ tốt.
GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH KIỂM TRA RỒI!!!
* Ảnh hưởng của các hành vi sức khoẻ lành mạnh và hành vi sức khỏe không lành mạnh.
Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy ba loại hành vi sức khỏe .
Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực
hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động
mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các
bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp
lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm
các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu
quá nhiều…
Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến
sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một
số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…