Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
dtdoan976 dtdoan976

hãy chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

giúp mình với ạ chiều nay mình thi rồi

Hoài Nhi Bùi
22 tháng 3 2022 lúc 9:03

Tham khảo:

Lòng biết ơn là một điều tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy. Bởi vậy mà ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để gửi gắm lời khuyên đến mỗi người.

Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu. Khi ăn quả ngọt, chúng ta nhớ đến người vun trồng và chăm sóc cây cối phát triển, để cho ra trái ngọt. Con người sống trong cuộc đời cũng vậy, nhận được sự giúp đỡ của người khác hay hưởng thụ thành quả nào đó cần phải nhớ ơn, trân trọng.

Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên có được. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn thiên thiên khi có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no qua các lễ hội. Hay như cục thờ cúng tổ tiên, hoặc những người anh hùng có công với đất nước. Đến hôm nay, sự biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động. Các ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 2 để tri ân những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Lời nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo từ người khác. Hoặc thái độ giữ gìn và trân trọng những sản phẩm chúng ta đang được sử dụng. Tất cả hành động đó tuy đơn giản, nhưng lại rất ý nghĩa.
Học cách sống biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng mọi thứ. Từ đó, chúng ta mới có được thành công, hay nhận được sự yêu mến của những người xung quanh. Ngược lại thái độ sống vô ơn, bội bạc cần lên án, và tránh xa. Đặc biệt là đối với học sinh - những chủ nhân của đất nước thì lòng biết ơn là cần thiết.

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rất ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Lời khuyên được gửi gắm qua đó đã giúp mỗi người sống tốt đẹp hơn.

Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
22 tháng 3 2022 lúc 9:03

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở con người khi ăn quả phải nhớ đến người vun trồng. Chính họ đã vất vả vun trồng để tạo ra hoa thơm trái ngọt cho chúng ta thưởng thức.

Nguyễn Khánh Linh
22 tháng 3 2022 lúc 9:04

Tham khảo:

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Câu nói đã cho thấy tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để khuyên nhủ con người.

Khi được thưởng thức một loại quả nào đó chúng ta nhớ đến người trồng cây. Suy rộng ra, trong cuộc sống, khi con người được hưởng bất cứ thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

Những hành động thể hiện lòng biết ơn không chỉ khiến cho người nhận cảm thấy hạnh phúc vì thành quả của mình được trân trọng. Mà hành động đó còn thể hiện người đó có nhân cách tốt đẹp. Họ sẽ nhận được tình cảm yêu mến đến từ những người xung quanh. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hành động thể hiện sự biết ơn. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Nhiều bạn trẻ sau khi đi du học trở về quê hưởng để phát triển sự nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong sản xuất, đưa sản phẩm của Việt Nam vào thị trường quốc tế được đón nhận. Đặc biệt là kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước - thứ mà ông cha chúng ta đã phải đánh đổi cả xương máu để giành được… Có đôi khi, lòng biết ơn thể hiện ở cả những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, chăm chỉ học tập tốt, sống giản dị tiết kiệm, trân trọng bữa cơm mà chúng ta được ăn hàng ngày… cũng thể hiện được sự biết ơn. Dù là hành động lớn lao hay vĩ đại cũng đều thể hiện được thái độ biết ơn của người thực hiện.

Nhờ có lòng biết ơn mà chúng ta biết trân trọng cuộc sống hơn. Từ đó, mỗi người sẽ trở nên sống tích cực hơn, cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những con người lại sống vô ơn, bội bạc. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Đó chính là sự vô ơn đối với những người đã cho các bạn cuộc sống này. Bởi vậy, chúng ta cần tránh xa lối sống này.

 

Phạm Thanh Hà
22 tháng 3 2022 lúc 10:24

Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà ông cha ta đã nhắn nhủ đến con cháu một lời khuyên sâu sắc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Nếu muốn có trái thơm quả ngọt để ăn thì người trồng cây cần phải mất công trồng cây, bón phân và tưới nước hàng ngày, để cây lớn lên và tươi tốt. Khi chúng ta được thưởng thức hoa thơm, trái ngọt thì cần phải nhớ đến người trồng cây. Chính vì vậy, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta khi ta được thưởng thức trái ngọt, đừng mải mê với vị ngọt mà quên mất trong đó cũng có vị đắng của những giọt mồ hôi, của vất vả và gian lao của những người cho ta quả ngọt ấy. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta một lối sống ân tình thủy chung, khi ta được sống hạnh phúc sung sướng đừng quên đi những ngày tháng khổ đau vất vả. Khi ta tận hưởng bao điều tốt đẹp chớ quên đi người đã tạo ra thành quả đó.

Trong chiều dài của lịch sử dân tộc, nhân dân ta dù khó khăn gian khổ vẫn giữ vững nếp sống tình nghĩa ấy. Để nhân dân được sống trong hòa bình, biết bao lớp người đã hy sinh không tiếc thân mình bảo vệ bờ cõi. Các anh không tiếc đời xanh, xả thân giữ lấy từng tấc đất. Biết bao máu xương đã chôn vùi nơi biên ải, biết bao người chiến sĩ mà ta không biết mặt biết tên đã ngã xuống nơi sa trường. Tất cả vì sự độc lập của dân tộc, vì để có được cuộc sống ấm no cho chúng ta ngày hôm nay. Các bạn có biết để chúng ta trở thành một con người khỏe mạnh, sống hạnh phúc, cha mẹ đã vất vả bao năm tháng để nuôi chúng ta. Trồng cây và trồng người, cả hai đều rất khó khăn, nhưng con người không hề nản lòng, người ta dùng cả cuộc đời mình để trồng cây và trồng người. Có lẽ để ta đứng trên những tòa nhà chọc trời, nhìn khắp mọi nơi trên thành phố thì biết bao nhiêu người công nhân đã phải lao động không ngừng, đặt nền móng, đắp từng cục gạch từ dưới mặt đất. Những điều đó tuy đã là chuyện quá khứ nhưng ta không nên quên. Bởi không có quá khứ sẽ không có hiện tại, không có người kiến tạo sẽ không có cuộc sống của chúng ta như ngày hôm nay.

Vậy chúng ta phải làm gì để xứng đáng với câu nói của cha ông. Ta hãy nhớ kỹ những năm tháng khó khăn của một thời đã qua, nhớ những giọt mồ hôi lăn dài trong quá khứ. Cũng đừng lãng quên và coi nhẹ nó, hãy sống với nỗi nhớ và sự biết ơn, nối tiếp truyền thống bao đời của dân tộc ta. Hơn nữa, chúng ta phải cố gắng và nỗ lực thật nhiều để dựng xây và làm giàu thêm nữa những giá trị đẹp đẽ để không uổng công sức của những người đi đầu, tạo lập ra những giá trị đó.

Trong xã hội hiện nay, vẫn có rất nhiều những kẻ vong ơn bội nghĩa mà ta cần phải lên án. Những kẻ quen với lối sống hưởng thụ, quen lối ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác và tệ hơn họ không hề biết ơn mà còn coi thường sự khó nhọc ấy. Nếu những kẻ đó biến mất, xã hội sẽ công bằng và dân chủ hơn rất nhiều.

Tóm lại, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ rất ý nghĩa, nó trở thành một bài học răn dạy ta sống nghĩa tình và thủy chung.

 

Các câu hỏi tương tự
Sao Băng
Xem chi tiết
nhân lê
Xem chi tiết
Mich Roblox
Xem chi tiết
Phạm Minh
Xem chi tiết
Phạm Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Hanaa
Xem chi tiết
Dương Thế Vinh
Xem chi tiết
tran Em
Xem chi tiết
Ỉn Con
Xem chi tiết