Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- HS ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,… trong lúc đọc.

- HS tham khảo các bài đánh giá ở câu 1.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại là:

Tùy bút, tản văn

- Xác định được đề tài của văn bản.

- Xác định được cái tôi của tác giả trong văn bản.

- Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.

- Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút, tản văn.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút, tản văn.

- Chú ý đến chất trữ tình được tác giả thể hiện trong văn bản.

- …

Truyện thơ

- Xác định được cốt truyện.

- Xác định được nhân vật trong truyện thơ là kiểu nhân vật nào.

- Giải thích và phân tích được ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

- …

Bi kịch

- Xác định được chủ đề, cốt truyện và thông điệp trong văn bản.

- Xác định được hoạt động gây ra xung đột của bi kịch.

- Xác định được nhân vật thuộc phe thiện > < ác, đặc biệt là nhân vật bi kịch.

- Giải thích và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ sử dụng trong văn bản: ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.

- …

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:31

Tùy bút Người lái đò sông Đà cảu Nguyễn Tuân nổi bật hình ảnh con song Đà và Hình ảnh người lái đò.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 22:20

- Nội dung chính và ý nghĩa văn bản: 

+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. 

+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người. 

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm. 

- Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó. 

Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 22:04

Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:

Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:

Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tìnhNhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.

Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:

Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
4 tháng 10 2023 lúc 16:28

Những điểm cần chú ý khi đọc:

Thơ:

- Những yếu tố về hình thức:

+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

- Những yếu tố về nội dung:

+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần

+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết

Truyện ngụ ngôn

- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn

Kí (tùy bút, tản văn)

- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình

- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn

Văn bản nghị luận

Chú ý đọc kĩ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết

- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết

Văn bản thông tin

- Phân biệt trình tự triển khai của người viết

- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 23:42

a, Truyện “Trí khôn của ta đây”

b, Truyện “Trí khôn của ta đây”

Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 22:19

- Nội dung chính: 

+ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Tác giả đã khắc họa hình ảnh Vũ Như Tô một người tài hoa, có tâm với tác phẩm của mình. Mong muốn làm ra được tác phẩm làm đẹp cho cuộc đời nhưng không hợp thời thế, không tìm hiểu về thời cuộc dẫn đến bi kịch của cuộc đời, mất hết niềm tin, hi vọng. 

+ Thề nguyền và vĩnh biệt: Tác giả đã khắc họa tình yêu mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn trở ngại, một tình yêu vĩnh cửu không thể tách rời. 

+ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Tác giả đã khắc họa sự đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Từ đó đưa ra vấn đề về sự thống nhất giữa hai hai yếu tố này, nếu không sẽ là những bi kịch cho bản thân và cho những người xung quanh. 

- Lưu ý khi đọc văn bản bi kịch: 

+ Nhân vật chính trong bi kịch thường là những nhân vật có tính cách vượt trội, có khát vọng cao đẹp nhưng phải đối đầu với những mâu thuẫn không thể hóa giải. 

+ Xung đột trong bi kịch: Xung đột ở nhân vật và thực tế cuộc sống và xung đột trong chính nhân vật. Qua đó thể hiện rõ số phận và tính cách nhân vật. 

+ Chỉ dẫn sân khấu.

Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 22:07

Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch:

-Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Lê Tương Dực vị vua nổi tiếng hôn quân chỉ biết khoái lạc, ăn chơi. Lê Tương Dực ra lệnh Vũ Như Tô xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu trùng đài. Vốn không màn đến danh vọng, cương trực ông đã thẳng thắn từ chối nhà vua dự bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhũ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục, kính trọng. Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài bị thiêu rụi.

-Thề nguyền và vĩnh biệt: Vở kịch nói về tình yêu tha thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát qua đó đã góp phần giúp cho cả hai dòng họ cùng giải toả những oán hờn từ xa xưa. Qua đó, nhà văn Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Trong trái tim của mỗi người đều tiềm tàng một khát vọng tình yêu, chỉ khi gặp đúng người, trái tim ta mới cảm nhận được sự rung động bùng cháy. Và không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để theo đuổi tình yêu của mình. Nhưng Rô- mê-ô và Giu-li-ét, họ đã thật sự làm được điều đó, họ đã cùng vượt qua rào cản của gia đình, của xã hội để khiến cho tình yêu của mình chở nên thăng hoa và tiến đến bất tử.

-Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Vở kịch kể về những đau khổ của Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
17 tháng 9 2023 lúc 7:15

Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét..ét” tạo cảm giác hoang vắng.

Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 6:45

Tham khảo!

 Nội dung: Kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét… ét” tạo cảm giác hoang vắng.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Văn bản 1: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” đã thể hiện được nét đặc sắc của tác giả Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đây cũng là đặc điểm chung trong các sáng tác của Thạch lam nói chung.

Khi nói về sự hình thành của hạt cốm, tác giả đã viết một đoạn văn miêu tả thấm đượm cảm xúc, thông qua những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn có nhịp điệu: Khi đi qua cánh đồng xanh…mùi thơm của bông lúa non; Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ; Giọt sữa dần dần đọng lại; Rồi một loạt cách chế biến để làm ra tứ cốm dẻo ấy. ta có thể thấy Thạch Lam đã rất cẩn trọng trong chọn lọc từ ngữ miêu tả, câu văn thì nhiều nhạc điệu để thể hiện được luận điểm: Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.

Để có hạt cốm cần đến sự khéo léo của con người. Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả đã nói đến nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác.

Văn bản 2: Sài Gòn tôi yêu

Trong bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương đã thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với Sài Gòn trong sự cảm nhận về phong cách của người Sài Gòn. Trước hết, tác giả lí giải nguyên nhân Sài Gòn là nơi hội tụ của người tứ phương: bởi Sài Gòn hội tụ người của bốn phương những hòa hợp, không phân biệt, qua đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người Sài Gòn, đó chính là sự cởi mở, đoàn kết.

Phong cách của người Sài Gòn lại được tác giả Minh Hương thể hiện qua chi tiết những cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chum chím, sáng rỡ, hóm hỉnh, nhí nhảnh. Qua miêu tả của tác giả ta thấy được phong cách của người Sài Gòn, đó chính là sự tinh tế, chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.

Qua đó, người đọc thấy được Sài Gòn là một đô thị sầm uất, đông đúc, con người sống với nhau bằng tình yêu thương và sự đoàn kết, gắn bó. Đồng thời thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả Minh Hương đối với vùng đất này.

Văn bản 3: Mùa xuân của tôi

Đoạn trích “Mùa xuân của tôi” được trích từ thiên tùy bút “Tháng Giêng mơ về trăng non nét ngọt” in trong tập “Thương nhớ mười hai” của tác giả Vũ Bằng. Bằng những đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật, nhà văn đã gửi vào tác phẩm nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước được hòa bình, thống nhất. Mùa xuân trên đất Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của nhà văn là những cảnh đẹp thiên nhiên, những cảnh sinh hoạt đời thường đặc trưng, đó là những hình ảnh đẹp, cứ in hằn trong tâm tưởng của nhà văn: “mùa xuân Hà Nội là mùa xuân có mưa riêu riêu…có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”. Bằng giọng văn kết hợp giữa kể chuyện, miêu tả và biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hòa và trôi chảy tự nhiên, nhà văn đã thể hiện rõ niềm nhớ thương da diết mùa xuân của quê hương, không chỉ có cảm nhận về mùa xuân nói chung, nhà văn còn có cảm nhận về mùa xuân trong tháng Giêng của miền Bắc.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
21 tháng 10 2023 lúc 23:16

a. Nguyễn Ngọc Ký là một nhà giáo Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" và được kể với tên bàn chân kỳ diệu.

b. Tên: Nguyễn Ngọc Ký. 

    Tình huống: Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay.

c. Học sinh chia sẻ với bạn.

d. Bài học: Luôn luôn phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn.

Phạm Lê Ngân Khánh
29 tháng 1 lúc 8:37

Tên nhân vật: Nguyễn Ngọc Ký.

Nguyễn Ngọc Ký là một nhà giáo Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" và được kể với tên bàn chân kỳ diệu.

Cảm nghĩ của em:Em rất khâm phục ông vì ông không ngừng lạc quan,yêu cuộc sống và rèn luyện bản thân