Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
28 tháng 8 2023 lúc 16:05

- Tác giả Vũ Bằng: 

+ Nhà văn Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học tại Hà Nội. Ông theo học Trường Albert Sarraut và tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng vào cuối năm 1948. 

+ Ngay từ khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. 

+ Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương. 

+ Thế rồi khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Bằng sa vào lĩnh vực ăn chơi vào loại khét tiếng. Nhờ người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn Thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai.

+ Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
3 tháng 2 lúc 12:27

- Thông tin về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:
+ Sinh năm: 1957
+ Quê quán: Hoàng Dương, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
+ Chức vụ: Nhà văn, nhà thơ, kịch tác gia, dịch giả.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Đinh Trí Gia BInhf
27 tháng 8 2023 lúc 23:04

Tham khảo:

+ Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920, tại Cam Lộ, Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Bình Định. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay "Điêu tàn". Từ đây, tên tuổi của ông vụt sáng trên thi đàn Việt Nam.

+ Năm 1939, Chế Lan Viên ra học tại Hà Nội, sau vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Chế Lan Viên tham gia phong trào cách mạng tại Bình Định, Thừa Thiên - Huế. Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo "Văn học". Ông từng là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội các khóa IV, V, VI, VII; Ủy viên Ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội.

+ Trong cuộc đời sáng tác, nhà thơ Chế Lan Viên để lại nhiều tác phẩm giá trị ở cả thể loại thơ, văn, tiểu luận phê bình. Đáng chú ý là các tập thơ: "Điêu tàn", "Ánh sáng và phù sa", "Hoa ngày thường - Chim báo bão", ...
 

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 7:07

Tham khảo!

* Tác giả Đỗ Trung Lai:

- Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây

- Con đường sự nghiệp:

+ Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo.

+ Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)

+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)

+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)

+ Thơ và tranh (1998)

+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)

Mai Trung Hải Phong
17 tháng 9 2023 lúc 18:52

Phương pháp giải:

Đọc trước bài thơ Mẹ và tìm hiểu về tác giả Đỗ Trung Lai

Lời giải chi tiết:

* Tác giả Đỗ Trung Lai:

- Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây

- Con đường sự nghiệp:

+ Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo.

+ Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)

+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)

+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)

+ Thơ và tranh (1998)

+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Những bài thơ viết về đề tài mùa thu: Sang thu – Hữu Thỉnh, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Gió thu – Tản Đà, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Tức cảnh chiều thu – Bà Huyện Thanh Quan,...

- Cảm xúc về mùa thu: Bốn mùa trong năm, có lẽ mùa thu là khoảng thời gian mà gợi cho con người nhiều cảm xúc khó tả.Đấy là mùa của lá vàng rơi và những đám mây trắng trôi lững lờ trên nền trời trong xanh.Mùa của tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn bên chiếc lồng đèn ông sao, cá chép đỏ hồng.Làm sao quên, buổi tựu trường bắt đầu năm học mới, chúng ta đi trong ánh nắng mùa thu.Mẹ dẫn con bước qua cánh cổng trường để bước vào “Thế giới diệu kì”. Không như mùa xuân tươi thắm, mùa hạ rộn ràng, tưng bừng, mùa thu mang vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm thơ mộng. Ôi, cảm ơn mùa thu mát mẻ gợi trong lòng người cảm giác bình yên giữa nhịp sống ồn ào hối hả.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 16:56

- Trần Đăng Khoa sinh vào tháng 4/1958, quê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đăng Khoa là nhà thơ, nhà báo và biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, bên cạnh đó ông còn là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, là Giám đốc hệ phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, hiện nay ông đang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam.

Bên cạnh những bài thơ viết cho thiếu nhi, Trần Đăng Khoa còn có không ít thơ viết về biển đảo và người lính: Thư tình người lính biển, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài ..., Lính đảo hát tình ca trên đảo là một trong số đó. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

- Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Trên đó có những người chiến sĩ hải quân canh trời giữ đảo, cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ, thiếu thốn về vật chất và phải xa cách gia đình.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
24 tháng 2 2023 lúc 15:48

Tham khảo:

- Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.

- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của bà nội.

- Một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

- Chủ đề chính: thường hướng nhiều về nội tâm như: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều về tâm trạng cá nhân nhưng không quá rời xa với đời sống. Những câu thơ của Xuân Quỳnh giàu tình cảm và sự tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau những tình cảm ấy là là những tư tưởng có tính khái quát, triết lý. 

- Chủ đề: thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, dùng tứ để bộc lộ chủ đề. 

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984); Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…

- Năm 2011, được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 17:31

- Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng sinh ngày 25-8-1935 tại Quảng Ngãi, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ: ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, ủy viên thường trực Hội Văn nghệ giải phóng miền nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ giải phóng (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam).

- Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, ông lần lượt giữ cương vị: ủy viên Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh), Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Thơ: Vàm Cỏ Đông, Anh ở đầu sông em cuối sông, Đi trong hương tràm, Hoàng hôn lặng lẽ….

+ Các tập truyện: Tiếng sáo trúc, Rừng dừa xào xạc,...

+ Dịch thuật: Người đàn bà bất hạnh, Nữ điền chủ cuối cùng,...

Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 18:51

Phương pháp giải:

- Đọc trước bài thơ.

- Tìm hiểu, ghi chép những thông tin về nhà thơ Hoài Vũ.

Lời giải chi tiết:

- Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng sinh ngày 25-8-1935 tại Quảng Ngãi, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ: ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, ủy viên thường trực Hội Văn nghệ giải phóng miền nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ giải phóng (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam).

- Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, ông lần lượt giữ cương vị: ủy viên Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh), Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Thơ: Vàm Cỏ Đông, Anh ở đầu sông em cuối sông, Đi trong hương tràm, Hoàng hôn lặng lẽ….

+ Các tập truyện: Tiếng sáo trúc, Rừng dừa xào xạc,...

+ Dịch thuật: Người đàn bà bất hạnh, Nữ điền chủ cuối cùng,...

Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 20:39

- Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh:

Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) quê gốc ở Gia Lâm - Hà Nội, ông được sinh ra ở Nam Định.

Thuở nhỏ, ông theo học trường Chu Văn An – Hà Nội. Đến khi cách mạng tháng 8/1945 nổ ra, trường sơ tán lên Phú Thọ và giải tán. Ông tiếp tục theo học trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang rồi từ đây ông bước chân vào nghề nhà giáo.

Năm 1960, sau quá trình học tập ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đây, ông bắt đầu nghiên cứu văn học va trở thành nhà nghiên cứu, phê bình

Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà giáo, một giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Cả cuộc đời ông đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà. Nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật để lại cho thế hệ sau. Các nhân vật như Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc các tác giả nổi tiếng: Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,…đều được ông tái hiện một cách chân thực, gần gũi.