Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 16:31

- Lời đối thoại của chú San: Ân hận, hối lỗi, muốn được làm lại với dì.

- Lời đối thoại của dì Mây: Hụt hẫng, tiếc nuối, tủi thân nhưng rất cương quyết 

- Lời bình luận của người kể: Tiếc nuối cho mối tình dang dở giữa chú San và dì Mây.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:14

Lời của người kể chuyện cũng chính là những thắc mắc, những suy nghĩ nội tâm của nhân vật

⇒ Làm rõ tâm trạng của nhân vật Thanh

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 14:03

a.

- Đối thoại:

Đề Hầu : Bắt tới chốn huyện nha,

Xin ngài ra xử đoán..

Huyện Trìa: Thôi ,đây đã biết

Lựa đó phải thưa..

- Độc thoại:

Đế Hầu : -Mụ đà nên tệ

Ông Huyện cũng xằng,

Phen này ông bày mặt thú lang

Huếch với mụ ắt râu trụi lủi

- Bàng thoại: Tri huyện Trìa là mỗ/nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/Hoa nguyệt hôm mai thong thả''

b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất

- Vì: Huyện Trìa là người cầm cân nảy mực, vừa ba hoa, vừa muốn làm ra vẻ công minh vừa muốn tán tỉnh, lấy lòng Thị Hến, lấn át Đê Hầu, dọa dẫm Trùm Sò,…Huyện Trìa nắm giữ, thích nói gì thì nói, miệng nhà quan có gang có thép,…tác giả dân gian muốn lật tẩu bản chất của y,…Đó có thể là lí do khiến tác giả để nhân vật này nói nhiều nhất, dài nhất.

c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần

''Nội hạt tiếng khen khen ta

Cầm đường ngày tháng vào ra/

Hoa nguyệt hôm mai thong thả''

Đây là gieo vần ''a''. Cách gieo vần đặc trưng trong thơ ca

d. Đây như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao

Bình luận (0)
Khổng Minh Hiếu
Xem chi tiết
Vũ Trọng Hiếu
18 tháng 12 2021 lúc 16:48

dài quá lại ko mún làm òi

bn tach nhỏ r đi ko ai làm câu hỏi dài thế đâu

Bình luận (2)
❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
18 tháng 12 2021 lúc 16:54

Tham khảo: Câu 1:  Truyện đồng thoại là một thể loại rất thích hợp với trẻ em, nhất là các em ở lứa tuổi nhi đồng

Câu 2: 1) Nhân vật chính trong truyện cổ tích thường là kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch… nhưng đều người hiền lành, tốt bụng, dũng cảm, thật thà,..

(2) Truyện thể hiện nhân dân ta luôn có ước muốn trong cuộc sống cái thiện luôn chiến thắng cái ác, ác giả ác báo

(3) Để gửi gắm niềm tin, ước mơ của nhân dân, truyện cổ tích lúc nào cũng có kết thúc là cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác (đặc biệt là các câu truyện cổ tích Việt Nam

Câu 3: -Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc

- Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ… được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật…

-Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện ngôi thứ ba), không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện

 Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

Câu 4: Lục bát (chữ Hán: 六八) là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.

Câu 5: Lục Bát biến thể là thơ Lục Bát được biến đổi cách gieo vần, cấu trúc bằng trắc và ngắt nhịp trong câu. Nghĩa  chữ thứ 4 của câu Bát vần với chữ cuối của câu Lục. Cả 2 sự cùng dấu này đều không tính lỗi, vì không thể đổi khác. Chín phần thương vợ còn  thơ ngây.

Câu 6: Du ký: loại  có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn.

Câu 7: 

Ký sự:là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.
Bình luận (3)
trương thị minh tâm
18 tháng 12 2021 lúc 17:05

dài, không muốn làm chút nào, để 1 câu đk bn

Bình luận (2)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:55

a.

* Đối thoại:

- ĐỀ HẦU: Trộm của Trùm Sò đêm trước/ Vu cho Thị Hến đêm qua/ Bắt tới chốn huyện nha,/ Xin ngài ra xử đoán.

- HUYỆN TRÌA: Lão Đề lấy tờ khai,/ Đặng ta toan làm án/ Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng của nói có, vọ nói không

- THỊ HẾN: Trông ơn quan lớn/ Đoái xét phận hèn/ Phụ mẫu dân quyền quý ấy bề trên/ Ti tiện nữ đơn cô là phận dưới.

* Độc thoại:

- ĐỀ HẦU: Mụ đà nên tệ/ Ông Huyện cũng xằng,/ Phen này ông bày mặt thú lang/ Huếch với mục ắt râu trụi lủi.

* Bàng thoại:

HUYỆN TRÌA: Tri huyện Trìa là mỗ/ Nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/ Hoa nguyệt hôm mai thong thả.

* Lời chỉ dẫn sân khấu: Hạ.

b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất trong văn bản vì đây là một phiên xử án và thẩm quyền thuộc về Huyện Trìa.

c. Dấu hiệu cho thấy trong lời thoại của nhân vật trong văn bản mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần:

Đoạn:      Nộ hát tiếng khen khen ta

              Cầm đường ngày tháng vào ra

              Hoa nguyệt hôm mai thong thả...

=> Đây là đoạn thuộc lời thoại của nhân vật Huyện Trìa và được gieo vần “a”. Đây là một trong những đặc điểm của thể loại thơ.

d. Trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn vì đó như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao và phù hợp với đặc điểm của tuồng.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 18:41

- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.

- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 8:48

- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.

- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

Bình luận (0)
Vi ngọc minh châu
Xem chi tiết
Hehe
Xem chi tiết
Hehe
Xem chi tiết