Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 3:12

- Áo trắng phau

- tựa vai chồng

- kéo áo, rì rầm nói chuyện

- tay cầm cốc sữa

- uốn éo.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:39

- Đăm Săn được miêu tả với ngoại hình cường tráng, sức mạnh phi thường.

- Sự đối lập giữa Đăm Săn và Mtao Mxay

+ Đăm Săn: có thái độ quyết liệt, đầy tự tin cùng với sức mạnh "một lần xốc tới vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vút qua phía Đông, vút qua phía Tây." Ngoài ra, Đăm Săn được dân làng luôn tin tưởng, kính nể và tôn trọng.

+ Mtao Mxây: người luôn tức giận, có tính cách lưỡng lự, do dự trong mọi hành động. Là một người hèn nhát và yếu ớt, không được dân làng tin tưởng.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:52

* Đặc điểm nổi bật của Đăm Săn:

- Đăm Săn là người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin quyết kiệt.

- Đăm Săn là một dũng sĩ vô cùng dũng cảm, tài năng, có sức mạnh phi thường, lấn át kẻ thù.

 Đăm săn là người dũng cảm và có trái tim nhân ái, biết yêu thương, chàng chiến đấu vì mục đích bảo vệ danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình và quan trọng hơn là danh dự và sự bình yên của cộng đồng, thị tộc.

- Đăm Săn hiện lên như một vị thần mang vẻ đẹp cường tráng, dũng mãnh, hoang sơ của núi rừng. Danh tiếng lẫy lừng, được tung hô, tin yêu, ca ngợi là một “dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước”.

- Là người có sức khỏe phi thường.

- Là người có khả năng “ ăn không biết no, nói chuyện không biết chán”

* So sánh Đăm Săn và Mtao Mxây

 

Đăm Săn

Mtao Mxay

Thái độ

Quyết liệt, tự tin

Tức giận, lưỡng lự, do dự và sợ hãi

Sức mạnh

“Một lần xốc tới vượt một đồi tranh,

vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vút qua phía Đông, vút qua phía Tây.”

ð  Tự tin và có sức mạnh phi thường

- “Múa khiên “kêu lạch cạch như quả mướp”.

“Chạy bước thấp, bước cao chỉ chém trúng cái cọc cột

trâu nhưng khoe được học thần Rồng, là tướng quen

đánh trăm trận, quen xéo nát thiên hạ.”

=> Hèn nhát và yếu ớt

Thái độ của dân làng

Tin tưởng, kính nể, yêu quý, tôn trọng

Không tin tưởng

Bình luận (0)
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
8 tháng 10 2016 lúc 19:18

(1) Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều "bóng xế tà", đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng một nỗi buồn man mác.

Thời điểm đó có lợi thế cho tác giả là: Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhó, qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha thương.

(2) - Các chi tiết:

    +Không gian: Đèo Ngang 

    +Thời gian: bóng xế tà

    +Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa

    +Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi

    +Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà

    +Các từ láy: lác đác, lom kham tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt

    ==> Điểm chung: thể hiện sự vắng vẻ của Đèo Ngang

    +Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia

    ==> Điểm chung: gợi lên nỗi nhớ thương nhà gia diết

(3) Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bứ tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện bóng dáng con người nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu, đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

Bình luận (2)
Le thi thanh tra
8 tháng 10 2016 lúc 20:15

(1)Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vàovào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà " đây thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác.

(2)Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

-Thời gian: bóng xế tà. - Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

 - Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết. 
(3)Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

 

Bình luận (0)
Phương Thảo
8 tháng 10 2016 lúc 13:29

(1) Thời điểm: chiều tà-> gợi buồn, gợi nhớ.

(2) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

(3) Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.

Bình luận (0)
ĐỖ VÂN ANH
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
25 tháng 9 2016 lúc 9:01

1)

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
25 tháng 9 2016 lúc 9:01

2)

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
25 tháng 9 2016 lúc 9:02

3)

Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

Bình luận (5)
Thư Minh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 9 2016 lúc 20:09

Câu 1 :

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.

- Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

Câu 2 :

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

Câu 3 :

Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

Bình luận (2)
Lê Thị Bích Hằng
26 tháng 9 2016 lúc 17:03

thất  ngôn tứ tuyệt là:

Một bài có 4 câu mỗi câu có  7 tiếng 

Đường Luật là thơ nhà Đường

Bình luận (4)
Lê Thị Bích Hằng
26 tháng 9 2016 lúc 17:05

nhớ  tick cho ms nha

 

Bình luận (0)
Luyện Văn Thịnh
Xem chi tiết
Buddy
24 tháng 1 2021 lúc 20:07

Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những người dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến - những hoạt động vốn được coi là biểu tượng của làng chài.

Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang”.

Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng sâu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sóng vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ành "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ . Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thậm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.

Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác - hương vị nồng mặn của biển khơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.

Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm .. và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tầm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.

Bình luận (0)
︵✰Ah
24 tháng 1 2021 lúc 20:04

Qua đoạn thơ 2 và 3, hình ảnh người dân chài được hiện lên đầy nổi bật với vẻ đẹp về ngoại hình, tâm hồn và cả trong cuộc sống lao động.

Hình ảnh người dân chài gắn với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.

Sức lực tràn trề, sức sống mạnh mẽ của những người dân chài như hòa nhập và con thuyền, tạo nên một hình ảnh đầy khỏe khoắn, hoành tráng. Người ngư dân cùng con thuyền băng băng ra khơi với khí thế dũng mãnh như “con tuấn mã”. Động từ “phăng” phần nào gợi tả nên sự khéo léo kết hợp với tinh tế trong lao động của con người ngư dân đánh cá.

Vẻ đẹp ngoại hình của người dân chài được tạc nên trên bức tranh với vẻ rắn rỏi, khỏe khoắn:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân mình nồng thở vị xa xăm.”

Họ là những con người được sinh ra từ biển. Thân hình họ vạm vỡ, khỏe khoắn, nhuốm màu nắng, màu gió của biển khơi. Đây là hình ảnh tả thực vẻ đẹp mộc mạc mà đằm thắm của con người lao động. Hình ảnh thơ “Cả thân mình nồng thở vị xa xăm” là một hình ảnh rất lãng mạn và gợi cảm. Cái mơ hồ, vô hình “nồng thở vị xa xăm” được thể hiện trong cái “thân hình” hữu hình, cụ thể. Câu thơ gợi mở vẻ đẹp của một tâm hồn mộc mạc, đằm thắm, mặn mà - vẻ đẹp của biển cả. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lăng mạn và trở nên có tám vóc phi thường.

Bình luận (0)
Hquynh
24 tháng 1 2021 lúc 20:06
 

 

   

 Chỉ ra những điểm nổi bật của hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn 2 và đoạn 3 (qua những chi tiết về ngoại hình, tâm hồn, cuộc sống,…).

Bài làm:

Qua đoạn thơ 2 và 3, hình ảnh người dân chài được hiện lên đầy nổi bật với vẻ đẹp về ngoại hình, tâm hồn và cả trong cuộc sống lao động.

Hình ảnh người dân chài gắn với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.

Sức lực tràn trề, sức sống mạnh mẽ của những người dân chài như hòa nhập và con thuyền, tạo nên một hình ảnh đầy khỏe khoắn, hoành tráng. Người ngư dân cùng con thuyền băng băng ra khơi với khí thế dũng mãnh như “con tuấn mã”. Động từ “phăng” phần nào gợi tả nên sự khéo léo kết hợp với tinh tế trong lao động của con người ngư dân đánh cá.

Vẻ đẹp ngoại hình của người dân chài được tạc nên trên bức tranh với vẻ rắn rỏi, khỏe khoắn:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân mình nồng thở vị xa xăm.”

Họ là những con người được sinh ra từ biển. Thân hình họ vạm vỡ, khỏe khoắn, nhuốm màu nắng, màu gió của biển khơi. Đây là hình ảnh tả thực vẻ đẹp mộc mạc mà đằm thắm của con người lao động. Hình ảnh thơ “Cả thân mình nồng thở vị xa xăm” là một hình ảnh rất lãng mạn và gợi cảm. Cái mơ hồ, vô hình “nồng thở vị xa xăm” được thể hiện trong cái “thân hình” hữu hình, cụ thể. Câu thơ gợi mở vẻ đẹp của một tâm hồn mộc mạc, đằm thắm, mặn mà - vẻ đẹp của biển cả. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lăng mạn và trở nên có tám vóc phi thường.TUI chép mạng ak like tì like ko like thì thui ko saohihi
Bình luận (0)
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
Smile
16 tháng 5 2021 lúc 20:47

-phương diện :
+hình dáng:cái chân thoăn thoắt,cái đầu nghênh nghênh,má đỏ bồ quân.
+cử chỉ:mồm huýt sáo vang, cháu đi liên lạc,...
+lời nói:cháu đi liên lạc,vui lắm chú à,ở đồn nmang cá thích hơn ở nhà.

-Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm.

Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.
Ngoại hình: loắt choắt, xinh xinh, ca-lô đội lệch, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.
Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí.
 Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).
=> Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.

 

Bình luận (0)
duy anh
Xem chi tiết
Love Bangtan
9 tháng 11 2021 lúc 21:19

-Mở bài: Giới thiệu người định tả (có thể sử dụng câu thơ, câu văn)
-Thân bài: 
 +Giới thiệu chung (tuổi, nghề nghiệp..)
 +Ngoại hình (mẹ: tóc, làn da, đôi mắt, vóc dáng,..; bố: làn da, bờ vai, gương mặt,...)
 +Hoạt động, sở thích
 +Một việc làm với người đó mà em không thể quên (mẹ vắng nhà mấy ngày, em làm việc gì đó có lỗi, em bị ốm,...)

-Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc với người được tả.
 

Bình luận (0)