Chú ý khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu.
Chú ý khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu.
- Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi các yếu tố:
+ Những câu thơ năm chữ ngắn gọn.
+ Nhịp thơ lúc nhịp nhàng, lúc dồn dập.
+ Vần thơ: Đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.
Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa; cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng và của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. |
Hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ trên trống đồng nói lên điều gì? Những khát vọng về tình yêu đôi lứa. ASự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân. BKhẳng định, con người hay muông thú thì đều cần hạnh phúc.C
Một trong những điểm nổi bật của văn học trung đại là phản ánh bi kịch khát vọng muôn đời của con người, nhất là người phụ nữ. Từ những văn bản đoạn trích em đã học hãy chứng minh làm sáng tỏ ý kiến trên
Nhận xét về hai bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu và "Ngắm trăng" (Vọng Nguyệt) của Hồ Chí Minh,có ý kiến cho rằng:"Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và khát vọng tự do cháy bỏng của những người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày".
Bằng kiến thức đã học,em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Tham khảo nha em:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối, phải đối mặt với bao hiểm nguy và gian khổ, nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn hướng lòng mình với cảnh sắc thiên nhiên. Đó cũng chính là tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước, là khát vọng tự do bừng cháy trong tâm hồn người yêu nước. Hai bài thơ Ngắm trăng và Khi con tu hú, dù được sáng tác cách xa về thời gian và khác nhau về không gian nhưng lại có nét đồng điệu trong tâm của hai nhà thơ Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Đây là hai bài thơ đặc sắc về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng noi riêng và tho ca cách mạng nước ta nói chung.
Nét chung ở hai bài thơ đều thể hiện được tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim người thi si. Ở bài thơ Ngắm trăng, trong không gian gian tù túng, chật hẹp, Bác Hồ đã hướng lòng mình lên bầu trời cao rộng để hòa mình và say đắm cùng ánh trăng:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ
Nếu là người không yêu thiên nhiên, có lẽ Người đã “hững hờ” trước ánh trăng đêm nay. Ở hoàn cảnh hiện tại, thi nhân chẳng có hoa đẹp hay rượu thơm bầu bạn để cùng ngắm trăng. Trăng là biểu tượng của cái đẹp, của tâm hồn lãng mạn bay bổng ngoài thiên nhiên. Ánh trăng đã giúp Người quên đi thực tại phũ phàng, quên đi chốn lao tù giam hãm bước chân người chiến sĩ. Đêm trăng đẹp đến “khó hững hờ’’. Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ được. Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.
Nếu ánh trăng trong đêm bầu bạn cùa Bác thì với Tố Hữu, tiếng chim tu hú đã đánh thức tâm hồn và đưa nhà thơ về với miền liên tưởng, nơi có bức tranh thiên nhiên đồng quê mùa hạ vô cùng khoáng đạt, nên thơ:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trásawscaay ngọt dần.
Vườn răm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Bức tranh ấy có đủ âm sắc, là âm thanh ríu rít, ngân vang của tiếng chim, tiếng ve ngân và tiếng sáo diều tự do bay liệng giữa không trung. Đó là những sắc màu rực rỡ, báo hiệu một mùa màng bội thu với người nông dân với sắc vàng lúa chín, sắc đỏ của cây trái và sắc vàng rực rỡ của trái ngô sai trĩu trong nắng hồng đang lên. Bức tranh ấy còn là bầu trời tự do, cao rộng. Bức tranh sống động, vui tươi chốn thôn quê dân dã như gọi mời, thôi thúc tâm hồn nhà thơ.
Thi nhân vẽ tranh nhưng để tỏ lòng, để nói ra những tâm sự chất chứa trong tâm hồn. Đó chính là khát vọng tự do, được là ánh trăng sáng trên bầu trời hay cánh diều chao nghiêng giữa không trung rộng lớn. Sống trong giam hãm, tù đầy nhưng tâm hồn của họ luôn hướng ngoại, hướng đến với tự do, với sự nghiệp cách mạng còn đang dang dở. Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tâm tư ấy kín đáo hơn trong đêm khuya tĩnh lặng. Còn với bài thơ Khi con tu hú, đã thể hiện rõ hơn tâm trạng và khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ, bởi tiếng tu hú kêu vang tha thieeuts như thúc giục người chiến sĩ:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Đó là tâm trạng ngột ngạt, uất ức khi sống trong cảnh giam cầm. Bởi ngoài kia, nhân dân ta còn đang sống trong cảnh lầm than, khổ cực, làm sao tâm hồn ấy có thể lặng yên, cam chịu .
Qua hai bài thơ, ta cảm nhận thêm được vẻ đẹp của ý chí cách mạng, tinh thần lạc quan, yêu đời ở người chiến sĩ cách mạng. Dù trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, phải chịu sự tra tấn dã man của giặc. Họ vẫn luôn hướng về cái đẹp với tình yêu thiên nhiên tha thiết và kiên định theo lí tưởng cộng sản. Phải chăng, hoàn cảnh sống khó khăn càng hun đúc thêm ý chí cách mạng của người chiến sĩ, càng khiến họ thêm căm thù cuộc sống áp bức, nô lệ dưới sự đô hộ của chế độ thực dân. Như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn lên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Như vậy, họ là thi sĩ hướng tâm hôn mình với cái đẹp nhưng họ cũng là những chiến sĩ, luôn kiên trung với lí tưởng cộng sản dù đang sống trong những ngày mất tự do.
Ngắm trăng và Khi con tu hú là những bài thơ đã khắc họa được hình ảnh về những người tù cách mạng có tâm hồn cao đẹp, yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó còn là những người con của dân tộc mang một ý chí và lí tưởng cao đẹp, luôn sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì sự nghiệp cách mạng,là hình ảnh đáng ngợi ca cho thế hệ trẻ đương thời và cả thế hệ trẻ hôm nay. Vì thế, những bài thơ như vây khiến những ai đã từng đọc một lần không thể nào quên và ngưỡng mộ, tự hào.
Thơ HXH là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ”. Qua cảm nhận về bài thơ Tự tình II, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Khát vọng tình yêu và khát vọng tự do
Yêu thương, trân trọng con người nên Nguyễn Du đồng cảm, đồng tình với những khát vọng chính đáng, vượt ra ngoài một số khuôn phép phản nhân văn của tư tưởng phong kiến.
Câu 8: Ý nào sau đây nói không đúng về giá trị nhân đạo của Truyện Kiều? A. Trân trọng những khát vọng chân chính của con người B. Cảm thương trước số phận bi kịch con người, đặc biệt là người phụ nữ. C. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo. D. Đề cao tài năng nhân phẩm của con người Câu 23: Ý nào sau đây nói không đúng về giá trị nhân đạo của Truyện Kiều? A. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo. B. Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo. C. Cảm thương trước số phận bi kịch con người, đặc biệt là người phụ nữ. D. Đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
Đặt 1 câu ghép bày tỏ tình cảm với một người phụ nữ mà em yêu quý (bà, mẹ, chị, bạn thân nữ,...), lưu ý sử dụng cặp từ hô ứng trong câu.