Em thích những từ ngữ nào tả tiếng chim trong bài thơ? Vì sao?
Em thích con chim nào trong bài ? Vì sao ?
Em hãy lựa chọn loài chim mình thích trong bài thơ và giải thích.
Em thích bác cú mèo nhất, vì trong bài vè, hình ảnh của bác hiện lên rất ngộ nghĩnh, hài hước, lúc nào cũng gật gù buồn ngủ.
Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả qua những câu thơ nào? Nêu cảm nghĩ của em về tiếng chim chiền chiện trong bài thơ.
Tham khảo
- Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả qua những câu thơ: Tiếng hót long lanh/ Như cành sương chói/Tiếng ngọc trong veo/ Chỉ còn tiếng hót/ Làm xanh da trời....
- Cảm nghĩ của em về tiếng chim chiền chiện trong bài thơ: Tiếng chim chiền chiện trong bài thơ rất hay. Tiếng chim trong veo, êm dịu như hạt sương làm cho bầu trời trở nên xanh tươi tuyệt đẹp.
Em thích những từ ngữ hoặc hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?
Em thích những từ ngữ hoặc hình ảnh như thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu, thoắt cái trắng long lanh một cơn mưa tuyết, thoắt cái gió xuân hây hẩy... thể hiện sự đặc biệt riêng của Sa Pa
Em ấn tượng về những từ ngữ gợi tả âm thanh nào trong bài? Vì sao?
Em ấn tượng với từ ngữ tả âm thanh của ngựa: "Ngọn gió đưa lại tiếng ngựa hí xốn xang" vì gợi tả giúp người đọc hình dung ra những tiếng hí ngựa làm lòng rạo rực lòng người.
Câu 5 (trang 79, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong văn bản mùa hoa mận? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ → Hình ảnh, câu thơ
Lời giải chi tiết:
Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh: “cành mận bung cánh muốt”, “mẹ xôn xang lá, gạo/ cha căng cánh nỏ/ người già bản làm đu”. Vì hoa mận là dấu hiệu của mùa xuân, loại hoa đặc trưng ở miền Tây Bắc, nó trở nên rất đỗi quen thuộc, gần gũi với mỗi người dân nơi đây. Không những thế nó còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ gia đình, công việc của họ diễn ra hối hả, rộn ràng, xôn xang. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên, con người tuyệt đẹp.
Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh: “cành mận bung cánh muốt”, “mẹ xôn xang lá, gạo/ cha căng cánh nỏ/ người già bản làm đu”. Vì hoa mận là dấu hiệu của mùa xuân, loại hoa đặc trưng ở miền Tây Bắc, nó trở nên rất đỗi quen thuộc, gần gũi với mỗi người dân nơi đây. Không những thế nó còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ gia đình, công việc của họ diễn ra hối hả, rộn ràng, xôn xang. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên, con người tuyệt đẹp.
Từ giọt trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Người cho là giọt sương, người hiểu là giọt mưa xuân và có người lại giải thích là “giọt âm thanh” tiếng chim. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
- Có thể hiểu từ “giọt” trong câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.
- Ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoá vào thiên nhiên đất trời. Và trong ngữ cảnh này, em sẽ chọn cách hiểu thứ hai, tức hiểu “giọt” ở đây là âm thanh của tiếng chim, cách hiểu này để lại nhiều giá trị nghệ thuật cho bài thơ hơn và cũng tạo mối liên kết chặt chẽ với câu thơ trước.
Em thích hình ảnh/ câu thơ/ khổ thơ nào nhất trong bài tiếng gà trưa? Vì sao?
em thích nhất hình ảnh này có trong bài thơ này là
em thích nó vì nó gợi lên điều gì đó về người bà thân thương cúa em
- em thích nhất câu thơ : "Cục ....cục tác cục ta"
vì chỉ từ 4 tiếng có trong tiếng kêu của con gà mà tác giả có thể hình dung ra nhiều thứ khác nhau
-em thích nhất khổ thơ đầu của bài
vì mở đầu bài thơ giản dị tự nhiên câu chuyện kể hết sức bình dị. Tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng nó lại vọng về tận kí ức đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà con người tưởng đã lãng quên
. Em thích nhất là khổ thơ cuối cùng:
"Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ".
- Vì khổ thơ cho em thấy tình yêu bao la của người cháu đối với bà và đối với tổ quốc. Người cháu yêu say tiếng gà vì tiếng gà mang đến bao nhiêu là hạnh phúc, cháu ra đi chiến đấu cũng vì thương nước, thương xóm làng và hơn hết là thương người bà của mình.
e thích hình ảnh đêm cháu về nằm mơ khó thở cuối vì tui thích
mọi người ơi giúp mik với
mik đang cần gấp
Câu 1:
Kể tên các bài thơ trung đại (kèm theo tên tác giả) mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kì I. Trong những bài thơ ấy em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
Câu 2: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi cho ở bên dưới.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Tình cảm bài ca dao muốn diễn tả là tình cảm gì? Tìm những bài ca dao, bài thơ cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ mà em biết.
Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)
-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)
-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)
-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)
Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.
Câu 2:
Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?
Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa
Bài tập: Trong các bài thơ “Mẹ” (Đỗ TrungLai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa”(Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
Em thích nhất bài thơ Tiếng Gà Trưa
Bởi vì bài thơ nói về kỷ niệm giữa bà và cháu, một tình cảm rất đặc biệt và không thể phai mờ