Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 21:46

- Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều được ví với thân phận con thuyền nhỏ phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả; lo lắng, bất an và hoang mang trước tương lai mù mịt; dạng câu nghi vấn có tác dụng gợi tả tâm trạng lo lắng của nhân vật, sự ái ngại của người kể.

- Cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình nữ trong hai bài ca dao cũng được ví với sự trôi nổi của trái bần trôi, chiếc thuyền tình lênh đênh mười hai bến nước, phiêu bạt giữa sóng nước mênh mông, không biết tấp mình/ gửi mình vào đầu. Ca dao cũng dùng lời nghi vấn để thể hiện sự lo lắng, bất an.

⇒ Sự tương đồng trong cảnh ngộ (trôi nổi, bất định, phiêu bạt) và tâm trạng (lo lắng, bất an) tìm đến sự tương đồng trong cách sử dụng hình ảnh biểu tượng (chút phận thuyền quyên lỡ làng, phiêu bạt; trái bần trôi; chiếc thuyền tình lênh đênh) và hình thức biểu đạt (giọng tự vấn/ câu nghi vấn). Nguyễn Du và tác giả dân gian đều thể hiện sự đồng cảm, xót thương sâu sắc đối với nàng Kiều và những người phụ nữ xã hội phong kiến thời xưa...

Bình luận (0)
Liz🐰
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 2 2021 lúc 8:49

Bài 2 :

 

Bạn tham khảo 

MB : Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá".

- Giới thiệu nội đoạn thơ thứ ba, thứ 4 

TB : - Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Khái quát các đoạn thơ trước và dẫn dắt tới nội dung của đoạn thơ thứ ba, thứ tư.

* Cảm nhận nọi dung của đoạn thơ thứ 3 : 

-Tác giả cho bạn đọc thấy con tàu đánh cá như tàu chiến, những ngư dân như những người anh hùng trên biển khơi:

- Hình ảnh mạnh mẽ, hùng tráng: con thuyền đi nhanh như “lái gió”, cánh buồm trắng ôm trọn mặt trăng, thuyền đi “giữa mây cao với biển bằng”

- Động từ “lướt”: cảm giác đi như bay, mạnh mẽ

⇒ hình ảnh đẹp, con thuyền đi trên biển như thuyền có phép lạ bay trên mây.

- Việc đánh cá tài tình và đầy chiến thuật như đánh giặc: thuyền ra “dặm xa dò bụng biển”, “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Những công việc được thực hiện một cách hào hứng, vui vẻ: ngư dân gõ mạn thuyền cho cá bơi vào lưới, giống như “hát bài ca gọi cá vào”.

- Cảm nhận về vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài cá quý trong khổ thơ thứ 4 :

 + Tác giả liệt kê tên các loại cá ở biển như cá nhụ, cá chim, cá đé... những loại cá mang giá trị kinh tế

 + Biển không chỉ giàu mà còn đẹp thơ mộng: màu sắc lấp lánh của muôn loài cá (lấp lánh, đen hồng, vàng chóe) tất cả tạo nên tổng thể bức tranh sơn mài tuyệt đẹp của tạo hóa

 + Đêm ở biển được miêu tả sống động, mang hơi thở của cuộc sống (tiếng sóng nước hòa với nhịp gõ thuyền, hòa với sự khoáng đạt của trời cao biển rộng)

→ Như vậy tầm vóc của người và đoàn thuyền được nâng lên, hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên, vũ trụ. Không còn cảm giác cô đơn, nhỏ bé của con người khi đối diện với trời rộng, sông dài trong thơ Huy Cận

KB : - Khẳng định giá trị của hai khổ thơ.

- Bày tỏ cảm nhận về nội dung bài thơ và niềm vui hăng say của con người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

** Bài viết tham khảo.

Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận ảo lão nỗi buồn nhân thế. Nhưng sau cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận tràn đầy một khí thế mới . Đó là niềm vui chiến thắng, là sự hòa nhập và trải nghiệm của tác giả vào cuộc sống của nhân dân. Tác giả hòa cùng nhịp độ lao động của con người trong thời kì xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. " Đoàn thuyền đánh cá " chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận thể hiện rõ niềm hứng khởi, hăng say lao động của con nguoiwf trong thời đại mới. Đặc biệt đoạn thơ thứ ba, thứ tư của tác phẩm đã gây ấn tượng sâu đậm với người đọc về bức tranh hoành tráng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.

Ở vị trí phần giữa của tác phẩm, đoạn thơ nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của biển khơi và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường:Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng.Ra đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng”.Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng . Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.

Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:Cá nhụ cá chim cùng cá đéCá song lấp lánh đuốc đen hồng.Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóeThủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca. Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình

Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la. Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 2 2021 lúc 8:51

Câu 1 :

a) - Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: 

+ Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được

+ Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà

+ Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!

Bình luận (0)
Lê Thị Thùy Linh
13 tháng 9 2021 lúc 2:55

chac gio nay ko con ai o day nua roi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 21:50

Văn bản

Tình huống/ sự kiện

Nét nổi bật trong tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều

Trao duyên

Sau khi quyết định bán mình chuộc cha, Thúy Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng.

Thúy Kiều đau đớn, dằn vặt vì tình yêu lỡ làng, phiền lụy đến Thúy Vân và phụ lòng Kim Trọng.

Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Thúy Kiều buộc phải hầu rượu, hầu đàn vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh trong tình cảnh trớ trêu, tủi nhục.

Bị hạ nhục, Thúy Kiều bẽ bàng, đau đớn và tủi nhục đến cùng cực, ngây dại.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 20:48

- Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực, mất lí trí của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.

Bình luận (0)
Albert Einstein
Xem chi tiết
Albert Einstein
5 tháng 10 2016 lúc 20:38

viết thành bài văn hộ mình nhé

Bình luận (0)
Thảo Phương
6 tháng 10 2016 lúc 12:25

I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).

II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình. 
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… ( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều: 
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng 
giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm 
đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim 
đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bình luận (0)
Linh Phương
6 tháng 10 2016 lúc 12:32

Bạn tham khảo nhé!

Nguyễn Du đã từng viết :
" Đau đớn thay thân phận đàn bà
lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "
Đó là những lời xót xa của tác giả khi viết về cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội mà ông đang sống . Dường như ông thấu hiểu sự đau khổ và bất lực của những người phụ nữ trong xã thời phong kiến , cái xã hội thối nát , đầy rẫy những sự bất công và trọng nam khinh nữ .Tất cả những người phụ nữ ở thời đại đó đều thùy mị , đảm đang nhưng chỉ vì những thế lực phong kiến , những cách nghĩ mu muội mà cuộc đời họ đã chịu nhiều khổ cực . Mỗi 1 người họ đều có 1 cuộc đời riêng , 1 đau khổ riêng , nhưng họ đều có đặc điểm chung là bạc mệnh . Ta có thể thấy điều đó qua nhân vật Vũ Nương trong " chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong " Truyện kiều " của Nguyễn Du .
Người phụ nữ ngày phong kiến xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt . Ở Vũ Nương , nàng " thùy mị , nết na , lại thêm tư dung tốt đẹp " . Khi lấy Trương Sinh , biết chàng có tính hay ghen nên nàng " cũng giữ gìn khuôn , chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra bất hòa " . Nàng luôn 1 lòng , 1 dạ quý chồng thương con nên khi chàng Trương đi lính , nàng " không mong được đeo ấn phong hầu , chỉ cần ngày về được mang theo 2 chữ bình yên " . Có thể thấy , nàng là người con gái hiền lành , chất phác , cưới chàng Trương , nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa , phú quý mà chỉ vì 1 mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn " thú vui nghi gia , nghi thất " . Khi chàng Trương đi lính , Vũ Nương 1 mẹ nuôi con , hết lòng chăm lo cho mẹ Trương Sinh như mẹ đẻ của mình . Lúc mẹ chàng Trương bị bệnh , nàng đã hết mực khuyên lơn , rồi khi bà ấy mất , nàng cũng làm ma chay , tế lễ chu đáo , nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về . Đó là những nét đẹp về ngoại hình và cả trong tâm hồn của người phụ nữ xưa . Và đăc biệt phải kể đến cả Thúy kiều , một người con gái tài sắc vẹn toàn . Khi cha bị nghi oan , không có tiền để cứu cha , nàng đã bán mình chuộc cha dù đã có lời thề non hẹn biển với Kim trọng . Từ đó , nàng đã không biết bao nhiêu lần rơi vào tay của những tên bán người như Tú Bà , Sở Khanh , Mã Giám Sinh lừa gạt . Ở nơi đất khách quê người , bị đẩy vào những chốn lầu xanh , nàng vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng , cho cha mẹ mình hơn cả bản thân ." tưởng người dưới nguyệt chén đồng / tin sương luống rẫy rầy mai trông chờ " , nàng nhớ đến Kim Trọng , nhớ đến những ngày thánh cùng chàng nguyện ước . một tâm hồn thủy chung và cao thượng như mối tình đầu của Kim Trọng với nàng . Sau khi nhớ đến Kim Trọng , mối tình đầu của nàng thì nàng bắt đầu nhớ đến cha mẹ mình . Nàng lo không biết ai sẽ chăm lo cho cha mẹ , ai sẽ quạt cho cha mẹ mỗi khi hạ đến , ai sẽ ủ chăn cho cha mẹ mỗi khi sang thu . Họ , những người phụ nữ phong kiến đều là những con người đẹp người đẹp nết . Họ 1 lòng chung thủy , hiếu thảo với cha mẹ , luôn hêt lòng chăm sóc gia đình thật tốt và chu đáo .
Những người phụ nữ đẹp là thế , tâm hồn thanh cao là vậy , nhưng đáng tiêc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ , hồng nhan thì bạc phận . Với Vũ Nương , Sáu khi chồng về , tưởng rằng gia đình sẽ xum vầy trong hạnh phúc nhưng không ngờ số phận bạc bẽo đã xảy ra với nàng . Sau khi nghe bé Đản không gọi mình là cha , mà gọi người đàn ông đêm nào cũng đến nhà mình là cha , lúc đấy chàng Trương đã tức giận . Vốn tình ghen tuông , về đến nhà , chàng la um lên , mắng nhiếc Vũ Nương là không chung thủy , rồi đuổi đánh nàng , khiến nàng phải tự vẫn . Nàng tự vẫn vì quá xấu hổ , tục nhủi . Bấy lâu nay , nàng luôn 1 lòng chung thủy , hết mực yêu chồng thương con nên khi bị oan là không chung thủy , nàng đã tự vẫn . Cái chết của nàng không chỉ tố cáo tính cách của chàng Trương , mà còn tố cáo cả xã hội phong kiến thời bấy giờ . Chỉ vì cái xã hội trọng nam khinh nữ , cái xã hội người phụ nữ luôn ở mức thấp hèn mà nàng đã phải ôm nỗi đau không được giải oan mà tự vẫn .

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
14 tháng 9 2023 lúc 23:13

a.

- Hoàn cảnh: nhà nghèo, vợ mất sớm, đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Chỉ có con chó mà con trai để lại làm bạn.

- Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ông giáo.

b.

Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng

Hành động

- Chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt “ầng ậc nước”, mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu... không thể tha thứ cho bản thân mình.

- Tự an ủi bản thân vì đã “hóa kiếp cho nó”.

Tâm trạng

Dằn vặt, đau đớn, day dứt đến tận cùng vì đã “trót lừa một con chó”

Nguyên nhân

Tình cảnh nghèo khó, khốn cùng, không còn sự lựa chọn nào khác.

c.

- Chuẩn bị: nhờ ông giáo giữ tiền và trông coi mảnh vườn, sau đó xin Binh Tư ít bả chó.

- Từ ngữ miêu tả cái chết: Đau đớn, dữ dội, vật vã, âm thầm, lớn lao, thiêng liêng.
- Nhận xét: lão Hạc là người có lòng tự trọng, biết lo xa, coi trọng nhân phẩm, danh dự.

Bình luận (0)
Trần Thị Như Ngọc
Xem chi tiết
qwerty
5 tháng 12 2016 lúc 10:36

Bây giờ đã là học sinh lớp 7 nhưng kỷ niệm về buổi đầu tiên đi học thạt khó quên. Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 15:56

Tham khảo!

Sơn là người giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc. Niềm vui không được bao lâu thì Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi biết được tin cái Sinh sẽ đi mách với mẹ mình về việc chiếc áo. Cậu muốn giúp đỡ Hiên nhưng trong lòng lại lo sợ mẹ trách phạt nên đã đi tìm Hiên để đòi lại áo.

Chi tiết Sơn cho Hiên cái áo làm em xúc động nhất bởi lẽ, dù biết nhà mình giàu có nhưng Sơn không vì thế mà coi thường những đứa trẻ khác. Cậu vẫn biết cảm thông và giúp đỡ bạn bè mình.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 20:48

- Những từ “cậy”, “lạy”, “thưa”: thể hiện thái độ cầu xin, khẩn thiết của người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Thúy Kiều đã dành sự tôn trọng đặc biệt cho người em gái mà mình nhờ vả.

⇒ Cách mở đầu của Thúy Kiều thể hiện sự tin tưởng, dằn vặt, ngập ngừng với câu chuyện “trao duyên” sắp bày tỏ với Thúy Vân.

Bình luận (0)