I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).
II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình.
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… ( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều:
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng
giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm
đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim
đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bạn tham khảo nhé!
Nguyễn Du đã từng viết :
" Đau đớn thay thân phận đàn bà
lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "
Đó là những lời xót xa của tác giả khi viết về cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội mà ông đang sống . Dường như ông thấu hiểu sự đau khổ và bất lực của những người phụ nữ trong xã thời phong kiến , cái xã hội thối nát , đầy rẫy những sự bất công và trọng nam khinh nữ .Tất cả những người phụ nữ ở thời đại đó đều thùy mị , đảm đang nhưng chỉ vì những thế lực phong kiến , những cách nghĩ mu muội mà cuộc đời họ đã chịu nhiều khổ cực . Mỗi 1 người họ đều có 1 cuộc đời riêng , 1 đau khổ riêng , nhưng họ đều có đặc điểm chung là bạc mệnh . Ta có thể thấy điều đó qua nhân vật Vũ Nương trong " chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong " Truyện kiều " của Nguyễn Du .
Người phụ nữ ngày phong kiến xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt . Ở Vũ Nương , nàng " thùy mị , nết na , lại thêm tư dung tốt đẹp " . Khi lấy Trương Sinh , biết chàng có tính hay ghen nên nàng " cũng giữ gìn khuôn , chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra bất hòa " . Nàng luôn 1 lòng , 1 dạ quý chồng thương con nên khi chàng Trương đi lính , nàng " không mong được đeo ấn phong hầu , chỉ cần ngày về được mang theo 2 chữ bình yên " . Có thể thấy , nàng là người con gái hiền lành , chất phác , cưới chàng Trương , nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa , phú quý mà chỉ vì 1 mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn " thú vui nghi gia , nghi thất " . Khi chàng Trương đi lính , Vũ Nương 1 mẹ nuôi con , hết lòng chăm lo cho mẹ Trương Sinh như mẹ đẻ của mình . Lúc mẹ chàng Trương bị bệnh , nàng đã hết mực khuyên lơn , rồi khi bà ấy mất , nàng cũng làm ma chay , tế lễ chu đáo , nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về . Đó là những nét đẹp về ngoại hình và cả trong tâm hồn của người phụ nữ xưa . Và đăc biệt phải kể đến cả Thúy kiều , một người con gái tài sắc vẹn toàn . Khi cha bị nghi oan , không có tiền để cứu cha , nàng đã bán mình chuộc cha dù đã có lời thề non hẹn biển với Kim trọng . Từ đó , nàng đã không biết bao nhiêu lần rơi vào tay của những tên bán người như Tú Bà , Sở Khanh , Mã Giám Sinh lừa gạt . Ở nơi đất khách quê người , bị đẩy vào những chốn lầu xanh , nàng vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng , cho cha mẹ mình hơn cả bản thân ." tưởng người dưới nguyệt chén đồng / tin sương luống rẫy rầy mai trông chờ " , nàng nhớ đến Kim Trọng , nhớ đến những ngày thánh cùng chàng nguyện ước . một tâm hồn thủy chung và cao thượng như mối tình đầu của Kim Trọng với nàng . Sau khi nhớ đến Kim Trọng , mối tình đầu của nàng thì nàng bắt đầu nhớ đến cha mẹ mình . Nàng lo không biết ai sẽ chăm lo cho cha mẹ , ai sẽ quạt cho cha mẹ mỗi khi hạ đến , ai sẽ ủ chăn cho cha mẹ mỗi khi sang thu . Họ , những người phụ nữ phong kiến đều là những con người đẹp người đẹp nết . Họ 1 lòng chung thủy , hiếu thảo với cha mẹ , luôn hêt lòng chăm sóc gia đình thật tốt và chu đáo .
Những người phụ nữ đẹp là thế , tâm hồn thanh cao là vậy , nhưng đáng tiêc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ , hồng nhan thì bạc phận . Với Vũ Nương , Sáu khi chồng về , tưởng rằng gia đình sẽ xum vầy trong hạnh phúc nhưng không ngờ số phận bạc bẽo đã xảy ra với nàng . Sau khi nghe bé Đản không gọi mình là cha , mà gọi người đàn ông đêm nào cũng đến nhà mình là cha , lúc đấy chàng Trương đã tức giận . Vốn tình ghen tuông , về đến nhà , chàng la um lên , mắng nhiếc Vũ Nương là không chung thủy , rồi đuổi đánh nàng , khiến nàng phải tự vẫn . Nàng tự vẫn vì quá xấu hổ , tục nhủi . Bấy lâu nay , nàng luôn 1 lòng chung thủy , hết mực yêu chồng thương con nên khi bị oan là không chung thủy , nàng đã tự vẫn . Cái chết của nàng không chỉ tố cáo tính cách của chàng Trương , mà còn tố cáo cả xã hội phong kiến thời bấy giờ . Chỉ vì cái xã hội trọng nam khinh nữ , cái xã hội người phụ nữ luôn ở mức thấp hèn mà nàng đã phải ôm nỗi đau không được giải oan mà tự vẫn .
"Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ nhìn thoáng qua ngỡ là những câu chuyện ma quái, hoang đường nhưng ngẫm kĩ đó lại là bức tranh đời sống của xã hội thực tại. Chỉ qua truyện ngắn ’’Chuyện người con gái Nam Xương”, đặc biệt là qua số phận của nhân vật chính trong tác phẩm – nàng Vũ Nương – ta đã phần nào hiểu thêm về số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ đẹp đẽ, tiết hạnh nhưng phải chịu một số phận khổ đau bất hạnh khiến người đọc vừa yêu mến, trân trọng lại vừa đồng cảm, xót thương.
Nàng Vũ Nương trong tác phẩm có một nét đẹp vẹn toàn, hài hoà giữa vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn “vừa đẹp người vừa đẹp nết”. Và đó cũng chính là vẻ đẹp tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Nam. Điều đó khiến người đọc luôn dành cho Vũ Nương một niềm yêu mến, trân trọng lớn lao.
Là người vợ, người mẹ hay người con dâu Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của mình. Trong mối quan hệ vợ hằng ngày, biết chồng “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.” Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà.”. Hai vợ chồng chia li Vũ Nương một lòng nghĩ đến sự an nguy của chồng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. […] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hang cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Xa chồng, Vũ Nương thuỷ chung, tấm lòng luôn tha thiết hướng về chồng: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” Ngay cả khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương vẫn nói năng đúng mực, tha thiết bày tỏ nỗi niềm và ước mong về cuộc sống gia đình hạnh phúc.