Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nhật Văn
19 tháng 9 2023 lúc 19:58

Tham khảo:

- Diễn ra phong trào Cải cách tôn giáo vì:

+ Thời kì trung đại giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo làm cơ sở tự tưởng chính thống. Tư tưởng này chi phối toàn bộ đời sống xã hội Tây Âu.

+ Đến cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hoá, khoa học.

+ Giáo hội Thiên Chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.

=> Do đó, giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

- Nội dung của các cuộc Cải cách tôn giáo:

+ Kịch liệt phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng, phủ nhận sự thống trị của Giáo hội.

+ Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.

+ Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.

+ Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

- Tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo cũ) và Tân giáo (tôn giáo cải cách).

 + Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc “chiến tranh nông dân Đức”).

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
6 tháng 8 2018 lúc 4:20

Đáp án A

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Thắng
Xem chi tiết
Linh Cao
10 tháng 9 2016 lúc 18:17

mk giúp câu b cho bạn

 Phong trào cải cách tôn giáo phán ánh tính chất tư sản rõ nét, điều này được phản ánh qua nội dung của các cuộc đấu tranh, nó không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học. Từ đó, giai cấp tư sản đề ra một tôn giáo rẻ tiền, ít tốn kém, phù hợp với lợi ích và ý chí của giai cấp tư sản, cổ vũ và thúc đẩy làm giàu...

 

Bình luận (0)
Vipipi Biekls
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
29 tháng 8 2016 lúc 15:57

a)

Nd cải cách của Lu-thơNd cải cách của Can-vanh

_Lên án những hành vi lam tham và đồi bại của Giáo hoàng.

_ Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lý giả dối của Giáo hội.

_ Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái và quay về với giáo lý Ki-tô nguyên thủy.

(mục chữ nhỏ SGK trang 9)

_ Lập ra đạo Tin Lành, nhân dân đông đảo ủng hộ và tin theo.

( phần chữ lớn dưới phần chữ nhỏ cùng trang 9, SGK)

 Ý nghĩa :

+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

—   Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn công (đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.

Bình luận (5)
TTLinh
Xem chi tiết
Cassandra Ryna Marion
29 tháng 9 2016 lúc 22:14

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.
Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo 
là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.


CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!haha
Bình luận (0)
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Mai Nhật Lệ
15 tháng 9 2016 lúc 21:20

1/

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.
Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo 
là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.

Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo.

 

2/

- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.

- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.



 

Bình luận (3)
Đỗ Gia Ngọc
9 tháng 10 2016 lúc 18:00

- Nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo: giáo hội Ki- tô là lực lượng cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.

- Cải cách của Lu- thơ:

+ Phủ nhận vai trò của giáo hội, đòi bãi bỏ lễ nghi, thủ tục phiền toái.

+ Quay về giáo lí Ki- tô nguyên thủy.

- Tác động:

+ Bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân đức.

+ Đạo Ki- tô bị chia thành 2 giáo phái.

Chúc bạn học tốt.

Bình luận (0)
Đào Trần Tuấn Anh
17 tháng 9 2018 lúc 21:14

- Nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo: giáo hội Ki- tô là lực lượng cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.

- Cải cách của Lu- thơ:

+ Phủ nhận vai trò của giáo hội, đòi bãi bỏ lễ nghi, thủ tục phiền toái.

+ Quay về giáo lí Ki- tô nguyên thủy.

- Tác động:

+ Bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân đức.

+ Đạo Ki- tô bị chia thành 2 giáo phái.

Bình luận (0)
Cao Hà
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 10 2016 lúc 18:05
Vì không có tiền để cưới người con gái mình yêu nên anh con trai lão Hạc phẫn chí bỏ làng ra đi, vào tận Nam Kì làm phu ở đồn điền cao su đất đỏ. Biển biệt suốt mấy năm trời, tích cóp được ít tiền, nay anh mới trở về quê. 

 Về tới đầu làng, anh thấy cảnh xóm làng tuy vẫn còn xơ xác, tiêu điều vì trận đói khủng khiếp vừa qua nhưng khí thế cách mạng của bà con nông dân thì sội nổi lắm. Tiếng trống, tiếng mõ vang rền. Các kho thóc của phát xít Nhật bị phá tung, cán bộ Việt Minh chia thóc cho dân chúng. Từng đoàn, trai tráng kéo nhau đi rầm rập trên con đê chạy dọc bờ sông, miệng hô to những khẩu hiệu đả đảo Pháp, Nhật, ủng hộ chính quyền cách mạng. Dẫn đầu đoàn người là lá cờ đỏ sao vàng phấp phới.

   Quả là một cảnh tượng anh chưa từng được chứng kiến trong đời. Tim anh đập rộn lên khi đặt chân về đến rặng tre đầu ngõ. Khu vườn quen thuộc đây rồi! Ba gian nhà tranh cũ kĩ, xiêu vẹo, im lìm đứng giữa vườn cây xơ xác. Lối vào nhà và miếng sân đất um tùm cỏ dại.  Anh cất tiếng gọi cha, không một lời đáp lại. Nhấc chiếc cửa liếp ra, anh ngó vào trong: mạng nhện chăng đầy; nắng chiếu qua lỗ thủng trên mái rạ, in trên mặt đất gồ ghề những vệt sáng không đều. Không khí lạnh lẽo và mùi ẩm mốc xông lên khiến anh bất chợt rùng mình. Anh sang nhà ông giáo để hỏi thăm về người cha già yếu của mình. Ông giáo Tri, người hàng xóm thân cận pha nước mời anh uống rồi khuyên anh hãy bình tĩnh nghe ông kể về những ngày cuối đời của người cha tội nghiệp:  -Từ hôm anh đi, ông cụ buồn lắm! Sớm tối chỉ cỏ con chó Vàng quanh quẩn bên ông cụ mà thôi. Cả tổng đói, cả làng đói. ông cụ đứt bữa thường xuyên, Thôi thì kiếm được cái gì ăn cái nấy cho qua ngày. Thỉnh thoảng sang bên tôi chơi, ông cụ cứ tự trách mình vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, để con phải lưu lạc tha phương kiếm sống. Một buổi chiều, ông cụ nhờ tôi trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này anh về thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Ông cụ còn gửi tôi giữ giùm ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán hoa lợi thu được từ mảnh vườn suốt mấy năm qua vả tiền bán con chó Vàng. Khốn khổ! Nhắc đến chuyện phải buộc lòng bán nó vì không nuôi nổi nữa, ông cụ cứ khóc vì ân hận là đã lừa nó. Ông cụ bảo thà chết chứ không bán mảnh vườn của mẹ anh để lại cho anh.  Tôi có ngờ đâu ông cụ lại chọn cái chết, ông cụ xỉn Binh Tư ít bả chó. Lúc thấy ồn ào, tôi chạy vội sang thì ông cụ đang quằn quại. Chẳng thể làm thế nào cứu được nữa! Số tiền ông cụ gửi, tôi chỉ một ít lo ma chay, chôn cất ông cụ; số còn lại, tôi vẫn giữ đây chờ anh về. Lát nữa, tôi sẽ dẫn anh ra thăm mộ ông cụ. Ôi Chao! Trên đời này, thật hiếm có người cha nào thương con như thế! 

 Anh con trai lão Hạc ngồi lặng đi, hai hàng nước mắt lăn dài trên má. ông giáo lấy văn tự nhà đất cùng túi tiền cất ở trên bàn thờ xuống, đưa cho anh. Anh run run đưa tay ra đón lấy rổi nghẹn ngào thốt lên hai tiếng: “Cha ơi!”.

Thắp mấy nén nhang cắm lên nấm mộ chưa xanh cỏ, anh thổn thức tâm sự với người cha mà anh hằng yêu quý và thương nhớ: “Cha ơi! Con là đứa con bất hiếu, không đỡ đần được gì cho cha lúc tuổi già sức yếu! Con mong cha tha thứ cho con! Con lầm tưởng là bỏ làng ra đi thì sẽ dễ dàng kiếm được tiền, nhưng ở đâu dân mình cũng cơ cực, cha ạ! Trong những ngày làm phu cạo mủ cao su ở đồn điển của lũ chủ Tây ở đất Đổng Nai, con đã được cán bộ cách mạng giác ngộ, chỉ cho con đường đúng nên theo, về làng lần này, con những mong được gặp lại cha, để cha mừng cho con đã trưởng thành. Nào ngờ buổi chia tay cũng là vĩnh biệt!”.

  Anh con trai lão Hạc chỉ ở nhà được mấy hôm. Anh dọn dẹp nhà cửa, vườn tược gọn gàng rồi nhờ ông giáo tiếp tục trông nom. Trước lúc ra đi, anh chào và cảm ơn khắp lượt bà con hàng xóm đã giúp đỡ cha anh lúc anh vắng nhà. Ông giáo tiễn anh ra tới dầu làng, vắt chiếc tay nải đựng quần áo lên vai, anh rảo bước về phía nhà ga. Mặt trời đã lên cao, tiếng còi tàu giục giã ngân dài trong gió.
Bình luận (3)
Cao Hà
15 tháng 10 2016 lúc 19:21

cảm ơn bạn nhưng hơi hơi bị sai đềhihi

Bình luận (0)
Lê Thị Thanh An
24 tháng 10 2016 lúc 19:10

à à

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Năm 1517, do cần tiền, Giáo hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội”. Theo Giáo hội Thiên chúa giáo đương thời: “thẻ miễn tội” có thể xóa mọi “tội lỗi” cho con người. Giá bán tùy theo khả năng chi trả của người mua. Việc này có nghĩa với những người giàu họ có "thẻ miễn tội" và có thể xoá đi mọi lỗi lầm, dù là to hay nhỏ, dù là lớn hay bé, dù là nhiều hay ít. Còn với người nghèo, vì họ không có tiền hoặc không đủ tiền nên không thể có được "thẻ miễn tội". Không chỉ thế, những người có tiền quyền thế họ lợi dụng điều này để có thể ung dung làm mọi chuyện ác. Bởi lẽ đó đã gây nên mâu thuẫn sâu sắc trong lòng xã hội. Khi một câu chuyện mà con người ta chịu đựng quá đủ, họ sẽ vùng dậy đấu tranh, cũng tương tự những người nghèo họ cũng vùng lên đấu tranh, thực hiện phong trào Cải cách tôn giáo. Bởi thế mới nói "Nhà thờ bán "thẻ miễn tội" lại châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ".

#POPPOP

Bình luận (0)
Thanh Phong (9A5)
16 tháng 8 2023 lúc 13:01

Tham khảo:

- Năm 1517, do cần tiền, Giáo hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội”. Theo Giáo hội Thiên chúa giáo đương thời: “thẻ miễn tội” có thể xóa mọi “tội lỗi” cho con người. Giá bán tùy theo khả năng chi trả của người mua. Như vậy, người giàu có thể mua thẻ miễn tội, còn người nghèo sẽ không đủ tiền để chi trả. Tình trạng này sẽ gây nên bất công và làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong lòng xã hội; mặt khác hành động bán thẻ miễn tội để lấy tiền cũng cho thấy hành vi không chuẩn mực của Giáo hội Thiên chúa.

=> Chính vì vậy, sự kiện này đã gây ra một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ, làm bùng lên phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì trung đại.

Bình luận (0)
Nguyễn Diệu Hương
12 tháng 10 2023 lúc 17:58

Em có suy nghĩ gì về giáo Hội Thiên chúa giáo đương thời cho phép tự do bán thẻ miễn tội ??

Bình luận (0)
Susi Candy น่ารัก
Xem chi tiết
Elizabeth
22 tháng 9 2016 lúc 15:19

1.  Vì giai cấp tư sản là giai cấp có nhiều tiền bạc, của cải, tư liệu sản xuất, nhân công... Nhưng họ lại bị giai cấp quý tộc phong kiến chèn ép, kìm hãm sự phát triển nên họ buộc phải đứng lên đấu tranh. Hơn nữa, trong những cuộc cách mạng tư sản, họ chính là giai cấp lãnh đạo nông dân và công dân nổi dậy lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu không có sự tối tân, hiện đại của máy móc.

2.Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó. 
Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau. 

Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo.

4.

Phong trào Cải cách tôn giáo dã có tác động trực tiếp đến xã hội châu Âu thời bấy giờ :

- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.

- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.


 

Bình luận (1)