Minh Lệ

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 10:50

Yêu cầu a)

- Tên địa phương: thành phố Hà Nội

- Vị trí:

+ Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

+ Thành phố Hà Nội tiếp giáp với nhiều tỉnh, như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.

- Thiên nhiên:

+ Địa hình:3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng; 1/4 diện tích thành phố là đồi núi, phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…

+ Khí hậu:Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

+ Sông, hồ: một số sông ở Hà Nội là: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống,…một số hồ ở Hà Nội là: hồ Gươm; hồ Tây; hồ Trúc Bạch; hồ Thiền Quang,…

- Hoạt động kinh tế chủ yếu:

+ Nông nghiệp: trồng cây lương thực (lúa, ngô,…), cây ăn quả (bưởi, cam, ổi,…) và cây công nghiệp (chè); chăn nuôi gia súc (bò, lợn, trâu,…) và gia cầm (gà, vịt,…).

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; trong đó, tập trung và phát triển nhất tại khu vực nội đô (trung tâm thành phố).

- Nét văn hóa đặc sắc:

Ẩm thực: phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng; nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

Lễ hội:có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 10:50

Yêu cầu b)

Một điều em thích: dòng sông Hồng bồi đắp phù sa, giúp cho ruộng đồng thêm màu mỡ, trù phú.

Một điều em còn băn khoăn: môi trường (đất, nước, không khí,…) đang bị ô nhiễm

+ Một số nguyên nhân: tác động tiêu cực từ sự phát triển kinh tế; ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao,…

+ Biện pháp khắc phục: tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm những hành vi gây ô nhiễm,…

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
datcoder
23 tháng 10 2023 lúc 23:18

Dựa vào trải nghiệm của các em để hoàn thành bài tập. Ví dụ:

* Tên địa danh: Phố cổ Hội An

* Địa danh đó ở tỉnh Quảng Nam.

* Ở đó có những căn nhà cổ mang đậm tính kiến trúc xưa cũ và độc đáo, như nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Đức An, nhà thừo Tộc Trần, các xưởng thủ công mỹ nghệ,...

* Em ấn tượng nhất với việc được cùng bố mẹ đến chợ Hội An thưởng thức nhiều món ngon và chụp ảnh kỷ niệm cùng du khách nước ngoài ở đó.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tên, địa điểm của di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên: Văn miếu Quốc Tử Giám

- Cảnh quan thiên nhiên, con người nơi đó: chia làm 5 khu vực riêng biệt theo từng khu. Tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào là cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học. Khu vực thứ nhất từ cổng chính văn miếu đến cổng Đại Trung Môn. Hai bên trái phải của Đại Trung Môn có 2 cửa nhỏ, bên trái gọi là cửa Thành Đức (trở thành người có đức), bên phải gọi là cửa Đạt Tài (trở thành người có tài). Cổng Đại Trung Môn được xây theo kiến trúc 3 gian trên nền gạch cao, mái lợp ngói, giữa có treo 1 tấm biển nhỏ đề 3 chữ Đại Trung Môn. Khu vực thứ hai từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các - một công trình kiến trúc biểu trưng cho văn chương và giáo dục Việt Nam. Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 với kiến trúc gỗ lấy hình ảnh là ngôi sao Khuê tỏa sáng. Để lột tả rõ hình ảnh ngôi sao Khuê soi chiếu, 4 mặt Khuê Văn Các tạo hình 4 cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra tứ phía như mặt trời rực rỡ.

- Những điều em thích: khung cảnh trang nghiêm và không khí nghiêm túc, tự hào ở Văn miếu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:44

Tham khảo:

- Hòa Bình
- Nhiều cây cối, có sông lớn
- Sản xuất cây lương thực như gạo, sắn,.
- Nét văn hóa đặc sắc khi có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống như: Mường, Thái,..
- Danh nhân như Nguyễn Văn Dần.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Ng KimAnhh
1 tháng 8 2023 lúc 20:35

Tham khảo:

`+` Tên địa phương: Hà Nội.

`+` Dạng địa hình: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Dạng địa hình chủ yếu là Đồng bằng

`+` Một số sông, hồ: Hồ Hoàn Kiếm, sông Hồng, sông Đuống sông Tô Lịch, hồ Tây, Sông Nhuệ...

`+` Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

`+` Các yếu tố tự nhiên khác: Dù đồng bằng chiếm 3/4 diện tích nhưng một số khu vực ở Hà Nội vẫn có núi. Ở nội thành cũng có núi, nhưng cao không quá hai chục mét, phần lớn ở quận Ba Đình.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 8 2023 lúc 11:39

- Hiện nay, em đang sống ở thành phố Hà Nội.

- Hà Nội được biết đến với những nét đặc trưng như:

1. Hà Nội 36 phố phường
2. Lễ thượng cờ và hạ cờ 
3. Xóm đường tàu
4. Cà phê trứng 
5. Hà Nội 12 mùa hoa
6. Chợ hoa đêm Quảng Bá
7. Cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng
8. Cốm Hà Nội

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
1 tháng 8 2023 lúc 11:40

Em đang sống ở TPHCM. 

Ở đây là trung tâm kinh tế của cả nước, là đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, nơi đây cực kỳ năng động những hoạt động nghệ thuật, thể thao đặc sắc. Bên cạnh đó, đây còn là nơi có rất nhiều những di tích lịch sử đặc biệt, ví dụ như Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà

Bình luận (0)

Hiện nay, em đang sống ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đây là một tỉnh nằm ở khu vực miền Trung nước ta, thật vinh dự khi giữa lòng tỉnh là thành phố Huế - nơi đã được triều đại nhà Nguyễn đặt kinh đô. Được biết đến là vùng đất tâm linh, nơi đây có hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó phải kể đến chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không Sơn Thượng, chùa Từ Đàm, chùa Từ Hiếu,...Hàng chục cung điện, lăng tẩm đã nâng cao lên giá trị lịch sử của mảnh đất cố đô như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định, lăng Tự Đức, cung An Định, đại nội kinh thành Huế,...Ngoài ra còn rất nhiều địa điểm du lịch thiên nhiên như biển Thuận An, đồi Vọng Cạnh, núi Ngự Bình, hồ Khe Ngang, đầm Lập An,...Không chỉ thế, Thừa Thiên - Huế được biệt là nơi có hơn 5000 món ăn đặc sắc như cơm hến, chè bột lọc heo quay, bánh khoái cá kinh, bánh canh cá rô, bánh lọc Huế, bún bò Huế, bánh canh Nam Phổ,...Tuy nhiên, thu nhập và mức sinh hoạt của người dân nơi đây còn chưa cao. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang lọt vào đề án nâng lên thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai gần. 

Thật yêu mảnh đất cố đô nơi con người chịu thương chịu khó. 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 22:44

Tham khảo: Một số nét văn hóa tiêu biểu của Hà Nội

STT

Lĩnh vực

Tên gọi

Mô tả

1

Lễ hội

Lễ hội chùa Hương

- Diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.

- Ngày khai hội chính thức là: mùng 6 tháng Giêng.

- Không chỉ được biết đến như một lễ hội du xuân thông thường của vùng đất “linh sơn phúc đại”, mà lễ hội chùa Hương còn mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của Bắc Bộ. 

2

Món ăn

Phở

- Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.

- Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…

3

Phong tục, tập quán

Làm bánh chưng vào Tết Nguyên đán

- Các nguyên liệu để gói bánh chưng bao gồm: lá dong, gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn.

- Người Việt thường dâng cúng bánh chưng vào các dịp lễ, tết để bày tỏ lòng thành, sự biết ơn với tổ tiên, trời đất và cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 18:39

Tham khảo:

- Ở địa phương em có một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn như: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu...và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Trang phục áo dài:  Điểm nổi bật của Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
30 tháng 11 2023 lúc 21:22

Tham khảo

1. Hoạt động giao thông

Đường giao thông: 

- Đường không: máy bay

- Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp…

- Đường thủy: tàu thủy, thuyền

- Đường sắt: tàu hỏa

2. Hoạt động mua bán hàng hóa

- Nơi mua bán: siêu thị, chợ

- Hàng hóa: gạo, thịt, cá, quần áo, rau, giày dép…

Bình luận (0)