Giải thích mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ.
Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát triển phát dục sinh sản. Ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn sau tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại.
Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát triển phát dục sinh sản. Ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn sau tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại.
Hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người.
Ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người:
Cơ thể người luôn thực hiện các quá trình hô hấp, tiêu hóa,… để trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Năng lượng được cung cấp cho các hoạt động sống khác như sinh trưởng và phát triển giúp cơ thể người lớn lên, hoàn thiện các chức năng sống. Bên cạnh đó, cơ thể người sử dụng năng lượng để phản ứng với các kích thích từ môi trường. Khi cơ thể lớn lên đến mức độ nhất định sẽ diễn ra quá trình sinh sản để duy trì nòi giống.
Sinh trưởng và phát triển? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong đời sống sinh vật?
Mỗi cơ thể sống là một bộ máy hoạt động hoàn hảo. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng cùng nhau thực hiện bốn đặc trưng cơ bản của cơ thể sống:
Đặc trưng thứ nhất và cũng là đặc trưng quan trọng nhất của cơ thể sống là khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng. Thực vật tiến hóa theo hướng tự dưỡng, cấu tạo cơ thể thích nghi với quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Động vật thích nghi với hướng dị dưỡng, các hệ cơ quan như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp phục vụ cho quá trình chuyển hóa chất hữu cơ lấy từ môi trường ngoài.Đặc trưng thứ hai của cơ thể sống là khả năng cảm ứng. Nhờ có cảm ứng mà cơ thể có khả năng thích nghi với môi trường sống. Khả năng cảm ứng của động vật và thực vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển của hệ thần kinh. Hệ thần kinh càng phát triển, khả năng cảm ứng càng nhạy bén.Đặc trưng thứ ba của cơ thể sống là khả năng sinh trưởng và phát triển, nghĩa là cơ thể sinh vật, cụ thể là động vật và thực vật có khả năng lớn lên, biến đổi về hình thái, sinh lí.Khi sinh trưởng và phát triển đến một mức độ nhất định, cơ thể sẽ có khả năng sinh sản,đó là đặc trưng thứ tư. Sự sinh sản thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau ở cả thực vật và động vật: từ sinh sản vô tính bằng bào tử đến sinh sản hữu tính bằng hạt, từ sự phân bào đơn giản cho đến đẻ con và nuôi con bằng sữa.Tất cả các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống sẽ được trình bày một cách hệ thống trong chương trình Sinh học 11: Sinh học cơ thể.
Sinh trưởng là sự tăng khối lượng và kích thước của sinh vật đang ở giai đoạn lớn lên theo cơ chế nguyên phân. Quá trình sinh trưởng của sinh vật phụ thuộc vào từng giai đoạn trong đời sống của chúng. Quá trình sinh trưởng của cơ thể không chỉ là tăng số lượng tế bào qua sự phân bào mà còn là sự phân hóa tế bào thành các mô và cơ quan khác nhau để đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong cơ thể.
Phát triển là sự biến đổi cả về hình thái lẫn chức năng sinh lí theo từng giai đoạn của đời sống sinh vật. Sự phát triển thể hiện rõ nhất là giai đoạn phát dục và bước vào sinh sản.
Sự sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nhiều khi khó phân biệt. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển và phát triển lại làm thay đổi sự sinh trưởng. Chẳng hạn, ở giai đoạn phát dục cơ thể sinh vật thường lớn nhanh, đến giai đoạn trưởng thành thì ngừng sinh trưởng và đến giai đoạn ngừng sinh sản thì cơ thể suy thoái.
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
– Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình trao đổi chất. Sự biến đổi về số lượng ở rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả và hạt.
Hai quá trình này gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản (mốc là sự ra hoa).
Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. có thể cả hai đều nhanh hay đều chậm.
thế nào là sinh trưởng,phát triển ở sinh vật
mối quan hệ của sinh trưởng và phát triển là gì
Sinh trưởng | Bản chất | Sự thay đổi số lượng |
Hình thức biểu hiện | Sự tăng về kích thước, khối lượng cơ thể | |
Phát triển | Bản chất | Sự thay đổi chất lượng |
Hình thức biểu hiện | Gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh | |
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển | Liên quan mật thiết và đan xen với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng diễn ra. |
Tham khảo:
Sinh trưởng là quá trình gia tăng về kích thước còn phát triển là quá trình biến đổi theo thời gian của động vật.
Sinh trưởng là nền tảng của sự phát triển, nhờ sự sinh trưởng gia tăng số lượng tế bào và kích thước cơ thể mà cơ thể có thể phát triển trưởng thành, biến đổi về hình thái và tổ chức
:
Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ minh hoạ.
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
- Ví dụ minh họa mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên hình thành hoa và kết quả.
Cho các ví dụ thể hiện các mối quan hệ sinh thái như sau:
1 Hải quỳ và cua
2 Cây nắp ấm bắt mồi
3 Kiến và cây kiến
4 Virut và tế bào vật chủ
5 Cây tầm gửi và cây chủ
6 Cá mẹ ăn cá con
7 Địa y
8 Tỉa thưa ở thực vật
9 Sáo đậu trên lưng trâu
10. Cây mọc theo nhóm
11 Tảo biển làm chết cá nhỏ ở vùng xung quanh
12. Khi gặp nguy hiểm, đàn trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa.
Có mấy nhận định sau đây là đúng khi phân tích đặc điểm của các mối quan hệ sinh thái trong các ví dụ trên?
(1). Quan hệ sinh thái giữa các sinh vật diễn ra trong quần xã và cả trong quần thể.
(2). Có 6 ví dụ thể hiện mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật.
(3). Có 6 ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã.
(4). Không có ví dụ nào ở trên thể hiện mối quan hệ hội sinh.
(5). Có 2 ví dụ thể hiện mối quan hệ kí sinh.
(6). Có một ví dụ thể hiện mối quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác.
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
1- Đúng , mối quan hệ sinh thái là mối quan hệ tác động qua lại với nhau
2- Sai chỉ có 5 mối quan hệ 2,4,5,6,11
3- Sai chỉ có 5 ví dụ 1,3,7,9,10
4- Đúng
5- Đúng
6- Đúng
Đáp án D
Câu 3: Giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ
Gồm có mối quan hệ: Hỗ trợ và đối địch
Hỗ trợ \(\left\{{}\begin{matrix}\text{Cộng sinh}:\text{Cộng sinh giữa địa y và tảo.}\\\text{Hội sinh}:\text{Địa y sống bám trên cành cây.}\end{matrix}\right.\)
Đối địch \(\left\{{}\begin{matrix}\text{Cạnh tranh}:\text{cỏ dại phát triển làm giảm năng suất lúa.}\\\text{Kí sinh, nửa kí sinh}:\text{Giun đũa sống trong ruột người.}\\\text{Sinh vật này ăn sinh vật khác}:\text{vịt ăn cá}\end{matrix}\right.\)
Giữa các sinh vật cùng loài:
+ Hỗ trợ VD : Các con kiến hỗ trợ nhau trong tìm kiếm thức ăn
+ Cạnh tranh VD: Hiện tượng tự tỉa ở thực vật
Giữa các sinh vật khác loài:
+ Hỗ trợ
❏Cộng sinh: tảo và nấm sống trong địa y
❏ Hội sinh: Cá ép bám vào rùa biển
+ Đối địch
❏Cạnh tranh VD: lúa và cỏ dại trên cùng 1 cánh đồng
❏ Kí sinh VD: giun đũa sống trong ruột người
❏Sinh vật ăn sinh vật khác VD: dê và cỏ trên một cánh đồng