Cho ΔABC có đường cao AH, biết BH=2cm, CH=8cm, AH=4cm, chứng minh tam giác ABC vuông
ai biết giải giúp minh với:
Câu 1:Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn,các đường cao AD,BE,CK cắt nhau tại H.chứng minh
a,tứ giác HECD nội tiếp
b,Tia DA là tia phân giác góc EDK
Cây 2:cho tam giác ABC vuông tai A,biết ab=6cm,ac=8cm
A.tính bc
B,kẻ đường cao AH,tính Ah
Câu 3:Cho tam giác abc vuông tại A,BIẾT AC=4cm,Bc=5cm.
A,Tính cạnh AB
B,kẻ đường cao AH,TÍNH AH
Câu 4:Cho tam giác vuông ABC,vuông tại A(H thuộc BC).bIẾT AB=12CM,AC=5CM.tính BH,CH
Câu 5:cho tam giác ABC vuông tại A,đường cao AH(H THUỘC BC).biết BC=18cm,BH=6cm.Tính độ dài các cạnh AB,AC
Cau 6:Cho tam giác ABC,vuông tại A,biết AB=4cm,đường cao AH=2CM,tính các góc và các cạnh còn lại cua tam giac.?
bạn hỏi nhiều quá , các bạn nhìn vào ko biết trả lời sao đâu !!!
rối mắt quá mà viết dày nên bài nọ xọ bài kia mình ko trả lời được cho dù biết rất rõ
1/ Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH và đường trung tuyến AM
a/ Chứng minh AH2 = BH . CH
b/ Tính diện tích tam giác AMH , biết BH = 4cm , CH = 9cm
a,
Xét Δ AHB và Δ CAB, có :
\(\widehat{AHB}=\widehat{CAB}=90^o\)
\(\widehat{ABH}=\widehat{CBA}\) (góc chung)
=> Δ AHB ∾ Δ CAB (g.g)
=> \(\dfrac{AH}{CA}=\dfrac{HB}{AB}\)
=> \(\dfrac{AB}{CA}=\dfrac{HB}{AH}\)
Xét Δ AHB và Δ CHA, có :
\(\widehat{AHB}=\widehat{CHA}=90^o\)
\(\dfrac{AB}{CA}=\dfrac{HB}{AH}\) (cmt)
=> Δ AHB ∾ Δ CHA (g.g)
=> \(\dfrac{AH}{CH}=\dfrac{HB}{HA}\)
=> \(AH^2=HB.CH\)
b, Ta có : \(AH^2=BH.CH\) (cmt)
=> \(AH^2=4.9\)
=> \(AH^2=36\)
=> AH = 6
Xét Δ AHB, có :
\(AB^2=AH^2+BH^2\)
=> \(AB^2=6^2+4^2\)
=> \(AB^2=52\)
=> AB = 7,2 (cm)
Xét Δ AHC, có :
\(AC^2=AH^2+CH^2\)
=> \(AC^2=6^2+9^2\)
=> \(AC^2=117\)
=> AC = 10,8 (cm)
Xét Δ ABC, có :
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
=> \(BC^2=7,2^2+10,8^2\)
=> \(BC^2=168,48\)
=> BC = 12,9 (cm)
Ta có : MC = \(\dfrac{1}{2}BC\) (M là trung điểm BC do có đường trung tuyến AM)
=> MC = 6,45 (cm)
Ta có : BC = BH + HM + MC
=> 12,9 = 4 + HM + 6,45
=> HM = 12,9 - 4 - 6,45
=> HM = 2,45 (cm)
Xét Δ AMH vuông tại H, có :
\(S_{\Delta AMH}=\dfrac{1}{2}AH.HM\)
=> \(S_{\Delta AMH}=\dfrac{1}{2}.6.2,45\)
=> \(S_{\Delta AMH}=7,35\left(cm\right)\)
cho tam giác ABC vuông tại A.Đường trung tuyến AH,đường cao AM.(H thuộc BC,M thuộc BC)
a)chứng minh tam giác ABH đồng dạng với tam giác ABC
b)chứng minh AH*AH=BH*CH
c)tính diện tích tam giác AMH biết BH=4cm,CH=9cm.
Đường trung tuyến AM đường cao AH mới đúng chứ bạn
nếu AH là đường cao, AM là đường trung tuyến mới đứng chứ!nếu vậy thì giải thế này:
a)Xét tam giác ABH và tam giác CBA
ta có góc BAC=góc AHB= 90 độ
góc B chung
Suy ra tam giác ABH đồng dạng tam giác CBA
b)vì tam giác ABH đồng dạng với tam giác CBA
GÓC BAH=GÓC ACB
xét tam giác AHB và tam giác CHA
ta có góc AHB=góc AHC=90 độ
góc BAH=góc ACH
Suy ra tam giác AHB đồng dạng với tam giác CHA
AH/HC = BH/AH
=> AH2=BH.CH
c)ta có BC=BH+CH=4+9=13
Mà AM =1/2BC=13. 1/2=6,5
ÁP dụng định lý PYTAGO vào tam giác AHM ta được:
AM2=AH2+HM2 =>HM2=AM2-AH2= 6,52-62=6.25
=>HM=2.5
Suy ra SAHM=(AH.HM) / 2 =(6 . 2,5) / 2 =7,5
Cho tam giác ABC vuông tại A, biết AC = 20cm ; BC = 30cm.
a/ Giải tam giác vuông ABC ( Số đo của góc làm tròn đến độ )
b/ Kẻ đường cao AH của ΔABC. Tính AH ; CH.
c/ Chứng minh : tan2C = \(\dfrac{BH}{CH}\)
a, \(AB=\sqrt{BC^2-AC^2}=10\sqrt{5}\left(cm\right)\)
\(\cos B=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{2}{3}\approx48^0\Rightarrow\widehat{B}\approx48^0\\ \Rightarrow\widehat{C}=90^0-\widehat{B}\approx90^0-48^0=42^0\)
b, Áp dụng HTL: \(\left\{{}\begin{matrix}AH=\dfrac{AB\cdot AC}{BC}=\dfrac{20\sqrt{5}}{30}\left(cm\right)\\CH=\dfrac{AC^2}{BC}=\dfrac{40}{3}\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)
Cho tam giác ABC vuông tại A; AH là đường cao.
a. Biết BH=4cm;HC=2cm. Tính AB,AC,AH.
b. Chứng minh rằng \(\frac{BH}{CH}\)=\(\frac{AB^2}{AC^2}\)
Cho tam giác ABC vuông tại A,vẽ đường cao AH.ChoAB=6cm;AC=8cm
a/ Chứng minh ΔHBA đồng dạng ΔABC
b/ Tính BC,AH,BH
a.
Xét hai tam giác vuông HBA và ABC có:
\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{HBA}\text{ chung}\\\widehat{AHB}=\widehat{BAC}=90^0\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\Delta HBA\sim\Delta ABC\left(g.g\right)\)
b.
Áp dụng định lý Pitago:
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{6^2+8^2}=10\left(cm\right)\)
Do \(\Delta HBA\sim\Delta ABC\left(cmt\right)\Rightarrow\dfrac{AH}{AC}=\dfrac{AB}{BC}\)
\(\Rightarrow AH=\dfrac{AB.AC}{BC}=\dfrac{6.8}{10}=4,8\left(cm\right)\)
Áp dụng định lý Pitago trong tam giác vuông HBA:
\(BH=\sqrt{AB^2-AH^2}=\sqrt{6^2-4,8^2}=3,6\left(cm\right)\)
.Cho tam giác vuông ABC (gócA = 90o ), đường cao AH. Biết BH = 4cm, CH = 9cm.
a) Chứng minh: AB2 = BH . BC
b) Tính AB, AC
a) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔCAB vuông tại A có
\(\widehat{B}\) chung
Do đó: ΔAHB∼ΔCAB(g-g)
Suy ra: \(\dfrac{AB}{CB}=\dfrac{HB}{AB}\)(Các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
hay \(AB^2=BH\cdot BC\)(đpcm)
b) Ta có: BC=BH+HC(H nằm giữa B và C)
nên BC=4+9=13(cm)
Ta có: \(AB^2=BH\cdot BC\)(cmt)
\(\Leftrightarrow AB^2=4\cdot13\)
hay \(AB=2\sqrt{13}\left(cm\right)\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow AC^2=13^2-\left(2\sqrt{13}\right)^2=117\)
hay \(AC=3\sqrt{13}\left(cm\right)\)
a)
Trong tam giác ABC có :
\(AH^2=BH.CH=4.9=36\Rightarrow AH=6\left(cm\right)\)
Áp dụng Pitago trong tam giác AHB vuông tại H ta có :
\(AB^2=AH^2+BH^2=6^2+4^2=52=BH.BC=4\left(9+4\right)\)
(đpcm)
b)
\(AB=\sqrt{52}=2\sqrt{13}\left(cm\right)\)
\(AC=\sqrt{BC^2-AB^2}=\sqrt{13^2-52}=3\sqrt{13}\)
a) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔCAB vuông tại A có
ˆB
chung
Do đó: ΔAHB∼ΔCAB(g-g)
Suy ra:
Cho tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH . Biết BH = 2cm , CH = 8cm . Tính các cạnh của tam giác ABC , tỉ số lượng giác của góc B
Áp dụng hệ thức lượng:
\(AH^2=BH.CH\Rightarrow AH=\sqrt{BH.CH}=4\left(cm\right)\)
\(BC=BH+CH=10\left(cm\right)\)
Hệ thức lượng:
\(AB^2=BH.BC\Rightarrow AB=\sqrt{BH.BC}=2\sqrt{5}\left(cm\right)\)
\(AC=\sqrt{CH.BC}=4\sqrt[]{5}\) (cm)
\(sinB=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{2\sqrt{5}}{5}\)
\(cosB=\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{\sqrt{5}}{5}\)
\(tanB=\dfrac{AC}{AB}=2\)
Ta có: BH+CH=BC(H nằm giữa B và C)
nên BC=2+8=10(cm)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔABC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC, ta được:
\(AH^2=HB\cdot HC\)
\(\Leftrightarrow AH^2=2\cdot8=16\)
hay AH=4(cm)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔABC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC, ta được:
\(\left\{{}\begin{matrix}AB^2=BH\cdot BC\\AC^2=CH\cdot BC\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}AB^2=2\cdot10=20\\AC^2=8\cdot10=80\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}AB=2\sqrt{5}\left(cm\right)\\AC=4\sqrt{5}\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)
Xét ΔABC vuông tại A có
\(\sin\widehat{B}=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{4\sqrt{5}}{10}=\dfrac{2\sqrt{5}}{5}\)
\(\cos\widehat{B}=\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{2\sqrt{5}}{10}=\dfrac{\sqrt{5}}{5}\)
\(\tan\widehat{B}=\dfrac{AC}{AB}=\dfrac{4\sqrt{5}}{2\sqrt{5}}=2\)
\(\cot\widehat{B}=\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{2\sqrt{5}}{4\sqrt{5}}=\dfrac{1}{2}\)
Cho tam giác ABC vuông tai A, đường cao AH. Biết AB = 15 cm, AH = 12cm
a/ Chứng minh : ΔABC đồng dạng với ΔHBA
b/ Chứng minh ΔHBA đồng dạng ΔHAC
c/ Tính các đoạn BH, CH, AC.
d/ Chứng minh HA2 = HB.HC
a: Xét ΔABC vuông tại A và ΔHBA vuông tại H có
góc B chung
Do đó:ΔABC\(\sim\)ΔHBA
b: Xét ΔHBA vuông tại H và ΔHAC vuông tại H có
\(\widehat{HBA}=\widehat{HAC}\)
Do đó:ΔHBA\(\sim\)ΔHAC
c: \(BH=\sqrt{15^2-12^2}=9\left(cm\right)\)
\(BC=\dfrac{AB^2}{BH}=\dfrac{15^2}{9}=25\left(cm\right)\)
\(AC=\sqrt{25^2-15^2}=20\left(cm\right)\)
d: ta có: ΔHBA\(\sim\)ΔHAC
nên HB/HA=HA/HC
hay \(HA^2=HB\cdot HC\)