Chia sẻ về tác hại của cảm xúc tiêu cực
Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau
Gợi ý:
- Những tình huống mà em đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
- Cách ứng xử trong những tình huống đó.
Hướng dẫn:
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tích cực: ... (mỗi người sẽ có sự bày tỏ cảm xúc khác nhau)
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tiêu cực: em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với người thân, thầy cô, bạn bè,...
Chia sẻ một tình huống mà em đã có cảm xúc tiêu cực và cho biết:
- Khi đó, em đã thể hiện cảm xúc như thế nào?
- Nếu gặp lại tình huống tương tự, em sẽ kiềm chế cảm xúc tiêu cực như thế nào?
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
Chia sẻ về cách em thường dùng để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Gợi ý:
- Giải tỏa cảm xúc khi bị bạn hiểu lầm.
- Giải tỏa cảm xúc khi bị bắt nạt trên mạng.
- hít thở sâu
- tâm sự với người thân
- nghe nhạc
- làm những việc mình thích
- đi ngủ
- ăn uống 1 cách hợp lí
...
Chia sẻ cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực của em khi:
- Em buồn vì không đạt được kết quả học tập như mong muốn.
- Em lo sợ một điều gì đó.
- Em thất vọng với chính mình.
- Khi em buồn vì không đạt được kết quả học tập như mong muốn, em sẽ tâm sự với bạn bè, bố mẹ hoặc thầy cô, nhờ họ giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn.
- Khi em lo sợ một điều gì đó, em thường tâm sự với bố mẹ, bố mẹ sẽ cho em lời khuyên để vượt qua nỗi sợ hãi đó.
- Khi em thất vọng với chính mình, em thường viết nhật kí để xem mình đã làm gì chưa đúng và đề ra cách để tiến bộ hơn; hoặc tâm sự với bố mẹ, thầy cô để xin họ lời khuyên bổ ích.
- Chia sẻ những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp và cách em kiềm chế những cảm xúc đó.
- Em hãy thực hiện những hành động sau khi tức giận, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng,…
+ Hít thở sâu;
+ Đếm chậm rãi từ 1 đến 10;
+ Nghe nhạc nhẹ;
+ Đi dạo;
+ Trò chuyện với người thân.
* Những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp và cách em kiềm chế những cảm xúc đó:
- Cảm xúc giận dữ.
+) Cách kiềm chế: hít thở sâu, nắm chặt tay.
- Tâm lí căng thẳng.
+) Cách kiềm chế: nghe nhạc thiền, ngồi thiền, chơi thể thao, nghe nhạc.
- Tâm trạng buồn bã.
+) Cách kiềm chế: nghe những bài nhạc có giai điệu, tiết tấu vui nhộn.
* Mỗi học sinh sẽ tự thực hành các hành động khi có cảm xúc tiêu cực như lo lắng, giận dữ, căng thẳng,… để tâm trạng được thoải mái, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
em hãy chia sẻ cách em thường dùng để giải toả cảm xúc tiêu cực.hãy kể lại cảm nhận của em khi đó
a, Các cách em thường dùng để giải tỏa cảm xúc tiêu cực là
- Vừa đi dạo, đi bộ, vừa nghe nhạc.
- Ngồi thiền, dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, thả lỏng bản thân.
- Đọc sách, báo, đánh đàn, chơi thể thao… làm những điều mình thích.
- Dùng một số loại trà thảo mộc từ thiên nhiên, có hương thơm và mùi vị dịu ngọt.
- Sử dụng những loại bánh ngọt để giúp bản thân dễ chịu và vui vẻ hơn khi gặp phải những cảm xúc tiêu cực.
- Chấp nhận và đối mặt và với những cảm xúc tiêu cực ấy.
- Chia sẻ câu chuyện của mình với gia đình, bạn bè, những người thân thiết.
- Động viên, cổ vũ bản thân.
b, Khi gặp phải những cảm xúc tiêu cực, em cảm thấy rất buồn, bởi ai trong mỗi chúng ta khi nhận được những lời chê bai, chỉ trích hay gặp phải một vấn đề nào đó cũng rất dễ rơi vào trạng thái tiêu cực. Khi đó có những người sẽ cảm thấy sợ hãi, chỉ muốn trốn tránh, không dám đối mặt, hoặc tự nhốt mình trong phòng, trùm chăn và khóc thật to. Nhưng những việc làm ấy chẳng khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn, mà chỉ làm cho bạn sống trong nỗi lo lắng, sợ sệt. Còn bản thân em, khi em gặp phải những cảm xúc tiêu cực ấy, tuy cũng rất hoang mang thế nên việc đầu tiên em làm là luôn luôn cố gắng trấn an bản thân, sau khi đã bình tĩnh, em bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân cảm xúc tiêu cực ấy đến từ đâu. Nhờ đó mà em mới có thể tìm ra các giải pháp, hướng giải quyết tốt nhất để có thể loại bỏ cảm xúc tiêu cực một cách nhanh nhất.
Chia sẻ về những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực và tư vấn cho bạn cách điều chỉnh thành công.
- Tình huống ví dụ: H làm mất xe đạp mẹ vừa mới mua cho. H lo lắng, không dám về nhà dù trời sắp tối và rất đói bụng. Tuy nhiên, H đã bình tĩnh lại, đi về nhà và kể lại câu chuyện với bố mẹ. H xin lỗi bố mẹ vì đã lơ là để làm mất xe đạp và sau đó cùng bố mẹ tìm cách giải quyết cho chuyện này.
- Lời khuyên cho các bạn: Cần phải bình tĩnh trong mọi tình huống; Biết cách kiểm soát cảm xúc để điều chỉnh bản thân trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.
Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
Suy nghĩ lạc quan lên
Chia sẻ cảm xúc đó của mình cho một bạn thân thiết
Đọc sách, xem tivi để quen đi sự bực mình
Lan toả những điều tích cực tới những người xung quanh em và chia sẻ cảm xúc của em sau hoạt động.
- Lan tỏa những điều tích cực: Luôn vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan,…
- Chia sẻ cảm xúc sau hoạt động: vui vẻ, hạnh phúc, có động lực…