Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đức Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Vũ
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 3 2022 lúc 18:25

tham khảo nha:

Có câu hát rằng: "Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương". Vâng, ngoài người mẹ ở nhà kính yêu thì con có người mẹ thứ hai đó là cô giáo, cô là người đã dạy cho con những bài học hay, giúp con trưởng thành hơn qua năm tháng.

Ngày 8/3 đã về, con xin kính chúc mẹ có một ngày thật vui vẻ và con muốn nói với mẹ rằng: "Con yêu mẹ nhiêu lắm!"

Sarah Tran
9 tháng 3 2022 lúc 18:30

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

                    

Trần Quốc An
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
21 tháng 9 2016 lúc 20:46

Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn bị coi thường. Đàn bà, con gái chỉ đảm nhận vai trò của một người mẹ, người vợ, suốt ngày quẩn quanh nơi xó bếp, đồng ruộng với công việc nội trợ, đồng áng. Thế nhưng, người phụ nữ ý thức rất rõ giá trị thực sự của mình, giá trị tiềm tàng nằm ẩn trong vẻ đẹp hình thể lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Những hình ảnh ví von “tấm lụa đào”, “giếng giữa đàng”, “củ ấu gai” mà ta hay bắt gặp trong ca dao chính là biểu tượng cho những vẻ đẹp ấy. Họ mềm mại, tươi mát, quý giá, sáng trong như những viên ngọc quý của cuộc đời. Lẽ ra những con người như thế phải được xã hội đề cao, nâng niu và trân trọng. Thế nhưng, không biết bao nhiêu cô gái đã phải khóc trong ai oán :


Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”


Hay
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”.


Hay
“Thân em như cột đình chung
Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.”

Vừa tự hào với đời, người phụ nữ lại ngay lập tức phải trở về với thực tại, nơi mà những giá trị chân, thiện, mĩ của họ chỉ còn là ảo ảnh, hư không. Công thức ngôn từ “thân em như” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh. Người phụ nữ bị đặt lên bàn cân của người sở hữu và được đánh giá, xem xét dựa trên giá trị sử dụng như những món hàng, vật dụng tầm thường khác. Cuộc đời bị đẩy đưa một cách vô định ngoài tầm tay với của họ. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình ? Bất an, vô định, người phụ nữ gửi trọn những đau đớn ấy vào câu ca tiếng hát làm thành chất bi có tính đặc trưng trong nội dung của ca dao than thân.

Có thể nói, chính những quan niệm xã hội khắt khe, vốn đã giam cầm người phụ nữ trong vách ngăn của nỗi mặc cảm thân phận, bây giờ lại một lần nữa đẩy tình yêu của họ đến chỗ tan vỡ không thành. Phải chăng những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, phi lí mới thực sự là vật cản bước chân người phụ nữ trên hành trình kiếm tìm và góp nhặt hạnh phúc? Lại một lần khát khao mà không thể có được hạnh phúc nghĩa là thêm một bi kịch nữa xuất hiện trong cuộc đời người phụ nữ ngày xưa. Vì vậy, trong ca dao, ta bắt gặp không ít những cuộc tình đổ vỡ bởi những lề thói khắc khe của chế độ phong kiến.

Cuộc đời phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu những bất hạnh trong tình yêu, khi đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, thế nhưng họ cũng phải đối mặt với vô vàn những trái ngang, nghịch cảnh. Nổi bật lên trong ca dao xưa là nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung” .

Nỗi đau của những người vợ cả có lẽ không được đề cập một cách rõ nét trong ca dao, bởi ít nhất họ cũng có danh phận. Nhưng trong niềm cảm thương cho những kiếp chồng chung, thấp thoáng đâu đó ta bắt gặp những nạn nhân của thói “có mới nới cũ”. Người đời thường nói: đàn ông yêu bằng mắt. Bởi vậy, những người vợ cả thường là những kẻ yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chốn tình trường. Nhưng xét cho cùng, sự phai tàn xuân sắc của họ là kết quả của những tháng năm dài hi sinh vì chồng, vì con.

HOC24 CONFESSIONS
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Lâm
25 tháng 2 2023 lúc 17:30

Mặc dù chỉ là quần chúng ăn dưa không liên quan, nhưng mình có thể có 1 góp ý rất rất nho nhỏ là chúng ta có nên thả rộng một chút về mặt hình thức văn bản không? Kiểu như hình thức văn bản khuôn mẫu mở-thân-kết nó khiến bài viết chỉ bó gọn trong dạng lý luận văn học trong nhà trường, khiến sức sáng tạo của các bạn tham gia bị bóp nghẹt khá nhiều. Trong khi đó trên thực tế, thể loại liên quan đến "văn học" mà chúng ta tiếp xúc ở ngoài thì các thể loại mà hình thức cấu trúc mang tính tự do lại mang tính áp đảo: truyện, thơ, tản văn, kí... Từ đó có thể thấy việc yêu cầu bố cục bài viết phải như một bài văn thông thường đã giết sạch các ý tưởng viết thơ, viết truyện ngắn, viết tản văn, viết nhật kí hồi kí, viết thư... để thể hiện nội dung cùng chủ đề. Mà các hình thức viết kể trên cũng thú vị đấy chứ, có lẽ chúng ta không nên kì thị chúng như vậy?

⭐Hannie⭐
24 tháng 2 2023 lúc 15:18

chúc các bạn may mắn héngg

HT.Phong (9A5)
24 tháng 2 2023 lúc 15:20

Đây là một cuộc thi rất ý nghĩa khi được chia sẽ vầ người phụ nữ mà quan trọng với cuộc đười mình nhất như: mẹ, chị, hay là cô giáo.. bài viết này cũng như cảm ơn công lao mà người đó đã dành cho mình, mình chắc chắn sẽ tham gia

Nguyễn Ngọc Bảo Nam
Xem chi tiết
ღThiên Yết 2k8ღ
16 tháng 2 2020 lúc 19:58

Mẹ - mặt trời của con
“Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Mấy nắng sớm chiều mưa ròng
Chín tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng
A á ru hời ơ hời ru…”

Cho đến tận bây giờ, lời ru ầu ơ thuở thơ bé của mẹ vẫn còn mãi vang trong tâm hồn tôi. Lúc nào cũng vậy, mẹ luôn là người thương yêu, săn sóc các con của mình. Mẹ tôi còn hi sinh bao điều để nuôi nấng, dưỡng dục tôi khôn lớn.
Mẹ tôi đã rất vất vả để sinh ra tôi. Nghe bà tôi kể, hồi có mang tôi, mẹ tôi gầy yếu lắm. Bà bảo chắc do tôi ở trong bụng quá nghịch ngợm nên mẹ luôn ốm nghén, chẳng ăn được nhiều. Sau chín tháng mười ngày, mẹ sinh đón cậu con trai đầu lòng với tất cả niềm hạnh phúc nhất. Mẹ đã thức hằng đêm để trông nom tôi có giấc ngủ tròn. Từ bé tới giờ, tôi chẳng thể nhớ nổi mình ốm sốt bao nhiều lần, chỉ hình dung được gương mặt lo lắng của mẹ.
Mẹ luôn yêu thương tôi và dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Sáng sớm, mẹ thức dậy nấu cho tôi những món ăn hấp dẫn. Chiều tan học, tôi lại được sà vào vòng tay đầy thương yêu của mẹ. Mẹ tôi là một cô giáo. Với tôi, mẹ là cô giáo đầu tiên và vĩ đại nhất cuộc đời. Hồi bốn tuổi, tôi đã bắt đầu học cách cầm bút. Nhưng tôi lại thuận tay trái. Mẹ đã cầm tay tôi, đưa từng nét chữ đầu tiền, rèn cho tôi cách cầm bút bằng tay phải. Những ngày đầu, tôi vô cùng nản chí. Cầm bút không thuận tay nên tay tôi mỏi rã rời, những dòng chữ cứ nguệch ngoạc. Tôi vẫn gắng viết nhưng trong lòng cảm thấy ấm ức. Mắt tôi ứa đầy nước. Mẹ lại gần, nhẹ nhàng cầm lấy chiếc bút chì và ôm tôi vào lòng. Mẹ thủ thỉ những lời động viên ấm áp. Từ hôm đó, tôi học được cách kiên nhẫn, viết từng nét, từng nét thật chậm.
Dù đã mười tuổi, tôi vẫn thích được nằm ngủ trong vòng tay mẹ, được nghe những ru ầu ơ ngọt ngào thuở nhỏ. Bởi tôi biết, vòng tay ấy, lời ru ấy là những gì yêu thương nhất, tình cảm nhất mẹ dành cho tôi. Đứa con nghịch ngợm này nhất định sẽ không làm đôi mắt mẹ buồn, sẽ chăm ngoan và sẽ khôn lớn trưởng thành

Khách vãng lai đã xóa
phạm thị trang tuyền
Xem chi tiết
Linh Phương
14 tháng 9 2016 lúc 15:09

Tình Huống 1:

 Như các bạn đã biết đấy, môi trường đang bị ảnh hướng rất nghiêm trọng bởi do con gười sử dụng rác thải một cách không hợp lí.Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường.Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên , chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

   Hay vì một môi trường không ô nhiễm, vì một cuộc sống văn hóa xã hội văn minh đừng xả rác bừa bãi đừng làm ô nhiễm không khí và môi trường.

Chúc bạn học tốt!

 

Minh Trẻ Trâu
22 tháng 9 2016 lúc 20:33

ngu tự nghĩ đi em thế mới học tốt đc

Shoushi Miketsukami
27 tháng 9 2016 lúc 19:39

Theo đề bài ở TH1, ta cần đầy đủ các ý theot dàn bài như sau:

+)MB: -Môi trường nơi em sinh sống như thế nào? Em suy nghĩ gì trước thực trạng đó?

+)TB: -Lựa chọn vài nét tiêu biểu để giới thiệu về nơi mình sinh sống (quang cánh? môi trường? khí hậu?...)

          -Thực trạng về mội trường sống ở địa phương em.

          -Vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người.

+)KB: -Những việc đã làm của bản thân và gia đình, cộng đồng đã góp phần xây dựng môi trường sanh-xạch-đẹp.

Đó, bạn dựa vào dàn bài của mình mà làm bài, không nên dựa nhiều vào văn mẫu. Vậy nhé, chúc bạn học tốt !

vuiok

Thành Tâm
Xem chi tiết
Takanashi Rikka
23 tháng 9 2016 lúc 18:58

Yêu cầu của đề bài là gì?

Anh Anh Tú
25 tháng 9 2016 lúc 0:14

ở đây nhiều dân lớp 7 nhể

haha

oOoLEOoOO
29 tháng 9 2016 lúc 18:11

XÌ!!!!

Nguyến Hà Phương
Xem chi tiết
Tú Plus
6 tháng 1 2022 lúc 8:46

Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

HOC24 CONFESSIONS
Xem chi tiết
Enjin
3 tháng 3 2023 lúc 20:34

Là đánh máy thì viết email ạ;)))

Nhật Văn
3 tháng 3 2023 lúc 20:34

Gửi bài ròi mà không biết có được gì không:>

Van Toan
3 tháng 3 2023 lúc 20:40

nên bỏ chữ đẹp đi nha.Vì đây là thi trên mạng có phải giấy đâu