Tính klg natri cacbonat có trong 5 kg natri cacbonat ngậm 7 phân tử nước
Cân chính xác 2g Natri cacbonat ngậm nước , đem hòa tan vào 30ml nước cất trong 1 bình nón , rồi định lượng bằng dung dịch chuẩn độ axit HCl 0,5N hết 25ml .
- Tính hàm lượng của Natric cacbonat ?
- Nếu dùng hóa chất này để pha 1000 ml dung dịch natri cacbonat 0,1M thì cần bao nhiêu gam ? ( M của Na2Co3.10H2O = 286g , M của H2O = 18g )
1,
V1, N1 là thể tích, nồng độ of HCl
V2, N2 là thể tích, nồng độ of Na2CO3
Sử dụng công thức V1 N1 = V2 N2
==> N2 = 0.42 (N)
--> C = 0.21 (M)
--> m =0.6678 g. Vậy hàm lượng Na2CO3 là 0.6678g trong 2g ngậm nc.
2,
Pha dung dịch 0.1M: cần 10.6g Na2CO3 tinh khiết. Trong 2g muối thì có 0.6678g Na2CO3 --> cần dùng 35.3934g muối trên --> định mức 1L (1000ml)
Viết CTHH và tính PTK của các hợp chất sau:
e. Natri cacbonat, biết trong phân tử có 2Na, 1C, 3O
f. Sắt (III) clorua, biết trong phân tử có 1Fe, 3Cl
g. Bari sunfua, biết trong phân tử có 1Ba, 1S
e/ $Na_2CO_3$
PTK=23.2+12+16.3=106 đvC
f/ $FeCl_3$
PTK=56+35,5.3=162,5 đvC
g/ $BaS$
PTK=137+32=169
BÀI 1: Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho: Al, Mg, Al2O3, Fe2O3, Zn(OH)2, Na, Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4(loãng).
BÀI 2: Lập các PTHH sau:
1/ Nhôm clorua + bari hidroxit ---> nhôm hidroxit + bari clorua.
2/ Natri photphat + canxi clorua ---> natri clorua + canxi photphat.
3/ Cacbon điôxit + canxi hidroxit ---> canxi cacbonat + nước.
4/ Bari clorua + axitsunfuric ---> bari sunfat + axitclohidric .
5/ Kalipenmanganat (KMnO4) + axitclohidric ---> kali clorua + mangan(II)clorua + clo + nước.
6/ Sắt từ oxit (Fe3O4) + axitclohidric ---> sắt(II) clorua + sắt(III) clorua + nước.
7/ Natri + oxit ---> natrioxit.
8/ Natri hidro cacbonat + natri hidroxit ---> natri cacbonat + nước.
9/ Natri hidro cacbonat + canxi hidroxit ---> canxi cacbonat + natri cacbonat + nước.
10/ Kali photphat + canxi hidroxit ---> kali hidroxit + canxi photphat.
Làm hết chỗ này có mà gãy tay =.=
Tốt nhất , Giới thiệu cho bạn cái này : Từ Điển Phương Trình Hóa Học
vào cái đó tra phương trình nhé . Nhanh - gọn - lẹ - đỡ tốn thời gian mà xác xuất chính xác cao :)
Hãy xác định công thức hóa học của muối natri cacbonat ngậm nước biết rằng khi nung 3,1 gam tinh thể này đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là 2,65 gam
A. Na 2 CO 3 . H 2 O
B. Na 2 CO 3 . 2 H 2 O
C. 2 Na 2 CO 3 . H 2 O
D. Na 2 CO 3 . 3 H 2 O
Đặt CTPT của muối cacbonat ngậm nước là:
Vậy CTPT của muối cacbonat ngậm nước là Na 2 CO 3 . H 2 O
Đáp án: A
Có hỗn hợp các chất rắn sau natri clorua,natri cacbonat,canxi clorua,natri hidrro cacbonat làm thế nào để thu được natri clorua tinh khiết
Natri cacbonat còn có tên gọi khác là sođa. Công thức của natri cacbonat là
A. Na2SO3
B. NaCl.
C. Na2CO3
D. NaHCO3
Viết công thức hóa học và tỉnh phân tử khối của những muối (kim loại + gốc axit) có tên dưới đây : a) Bạc nitrat ;chì (II) nitrat sắt (III) nitrat b) Natri sunfat ; canxi sunfat ; nhôm sunfat c) Kali cacbonat; magie cacbonat đồng (II) cacbonat
a)
$AgNO_3$(PTK = 170 đvC)
$Pb(NO_3)_2$(PTK = 331 đvC)
$Fe(NO_3)_3$(PTK = 242 đvC)
b)
$Na_2SO_4$ (PTK = 142 đvC)
$CaSO_4$ (PTK = 120 đvC)
$Al_2(SO_4)_3$ (PTK = 342 đvC)
c)
$K_2CO_3$ (PTK = 138 đvC)
$MgCO_3$ (PTK = 84 đvC)
$CuCO_3$ (PTK = 124 đvC)
a) Hoà tan hết 53g Natri cacbonat vào trong 250g nước ở 20 0 C thì được dung
dich bão hoà. Tính độ tan của Natri cacbonat ở nhiệt độ trên ?
b) Hòa tan hết 10,95 g kali nitrat vào 150 g nước thì được dung dịch bão hòa ở
nhiệt độ 20 0 C. Tìm độ tan của kali nitrat ở nhiệt độ đó ?
c) Xác định độ tan của bạc nitrat trong nước biết ở 25 0 C hòa tan 333g bạc nitrat
vào 150 g nước thì thu được dung dịch bão hòa .
d) Ở 20 0 C, độ tan của kali sufat là 11,1 g. Phải hòa tan bao nhiêu gam muối này
vào 80 gam nước để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên ?
e) Tính lượng nước cần để hòa tan 86,16 g muối ăn tạo thành dung dịch bão hòa
ở 20 0 C. Biết độ tan của muối ăn ở nhiệt độ này là 35,9 g.
a) \(S=\dfrac{53}{250}.100=21,2\left(g\right)\)
b) \(S=\dfrac{10,95}{150}.100=7,3\left(g\right)\)
c) \(S=\dfrac{333}{150}.100=222\left(g\right)\)
d) \(m_{K_2SO_4}=\dfrac{11,1.80}{100}=8,88\left(g\right)\)
e) \(m_{H_2O}=\dfrac{86,16.100}{35,9}=240\left(g\right)\)
\(a,S_{Na_2CO_3\left(20^oC\right)}=\dfrac{53}{250}.100=21,2\left(g\right)\\ b,S_{KNO_3\left(20^oC\right)}=\dfrac{10,95}{150}.100=7,3\left(g\right)\\ c,S_{AgNO_3}=\dfrac{333}{150}.100=222\left(g\right)\)
\(d,S_{K_2SO_4\left(20^oC\right)}=\dfrac{m_{KNO_3}}{80}.100=11,1\left(g\right)\\ \rightarrow m_{KNO_3}=8,88\left(g\right)\\ e,S_{NaCl\left(20^oC\right)}=\dfrac{86,16}{m_{H_2O}}.100=35,9\left(g\right)\\ \rightarrow m_{H_2O}=240\left(g\right)\)
Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,... Công thức của natri cacbonat là
A. NaCl.
B. NaNO3.
C. Na2CO3.
D. NaHCO3.