Hãy tìm thợ sửa chữa để giải quyết các vấn đề phát sinh trong gia đình em.
Vận dụng các bước giải quyết vấn đề ở chủ đề 3 trang 26 để giải quyết các vấn đề trong quan hệ gia đình.
- Chỉ ra một số vấn đề có thể nảy sinh trong quan hệ gia đình em.
- Chỉ ra nguyên nhân và hậu quả có thể xảy ra khi gia định gặp các vấn đề trên.
- Đề xuất các cách giải quyết vấn đề trong quan hệ gia đình.
- Đánh giá hiệu quả của từng cách giải quyết đó.
1 số vấn đề có thể nảy sinh: bố mẹ cãi nhau, con cái cãi lời cha mẹ, cha mẹ bạo lực bạo hành với con cái, anh em đánh nhau, anh em toan tính ghét bỏ nhau, con cái vui chơi xa vào tệ nạn xã hội, bố hoặc mẹ hoặc cả hai người đều tìm tới tình nhân mới, con cái chán học xa ngã, con cháu bất hiếu vô lễ với ông bà cha mẹ,...
Nguyên nhân của các vấn đề trên do gia đình có sự mâu thuẫn mà không thể giải quyết, những bất đồng giữa các người thân trong gia đình, những quan điểm sai lầm khi giáo dục con trẻ, những áp lực cuộc sống đè nén lên bậc quý vị phụ huynh, sự thiếu quan tâm chia sẻ và ít thấu hiểu cho nhau,...
Hậu quả sẽ làm tình cảm gia đình rạn nứt, có thể dẫn đến bố mẹ li thân, bố mẹ li hôn, người trong gia đình vi phạm pháp luật và trở thành tù tội,...
Cách giải quyết ở đây là rất khó và chưa thể xác định được độ hiệu quả ở mức nào cho từng gia đình và mỗi cách thể hiện. Một số cách giải quyết như sau:
- Bố mẹ hạ thấp cái tôi của mình một xíu, lắng nghe nhau, bên cạnh bạn đời nhiều hơn, hãy thử chia sẻ cho nhau vấn đề cuộc sống, công việc, những áp lực bản thân gặp phải, thành thật và chung thuỷ với nhau.
- Bố mẹ quan tâm và giáo dục con cái một cách hiện đại, mới mẻ nhưng đảm bảo các yếu tố đạo đức phù hợp, dẫn con đi chơi và mua sắm đồ cho con tuỳ theo khả năng gia đình để đáp ứng một số nguyện vọng của con. Lắng nghe những chia sẻ từ con.
- Con cái phải hiểu cho hoàn cảnh gia đình mình, hạn chế so sánh với gia đình bạn. Cố gắng thành con ngoan trò giỏi để bố mẹ vui lòng, bản thân tự hào. Hãy phụ bố mẹ việc nhà để tăng kĩ năng bản thân đồng thời cũng tiết kiệm cho gia đình thêm một khoản thời gian chung.
- Cuối cùng mọi người hãy sắp xếp thời gian của mình để cân đối học tập, làm việc, sinh hoạt và có thì giờ cho những người thân thương của chính mình để có những buổi đi chơi cả nhà, những bữa ăn gia đình ấm áp tình thương yêu chia sẻ,...
Hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn trong lớp về một hoạt động của trường em, địa phương em, của nước ta hoặc quốc tế để tham gia giải quyết một trong các vấn đề trên.
Em và các bạn có thể làm gì để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đó?
- Nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; tham gia các công ước quốc tế về môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình; ban hành Luật Phòng chống ma túy,…
- Học sinh, sinh viên tham gia tích cực các phong trào bảo vệ môi trường, giữ sạch đường phố, tích cực ủng hộ chương trình giờ trái đất,…
- Em và các bạn có thể giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp, nơi ở và các nơi công cộng; sử dụng tiết kiệm điện nước, hạn chế xả rác ra môi trường, sử dụng các sản phẩm than thiện với môi trường; nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và Gia đình; tích cực rèn luyện thể dục thể thao, bảo vệ sức khỏe, tham gia các hoạt động lành mạnh để tránh sa vào tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn, dịch bệnh,...
Hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn trong lớp về một hoạt động của trường em, địa phương em, của nước ta hoặc quốc tế để tham gia giải quyết một trong các vấn đề trên
- Nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; tham gia các công ước quốc tế về môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình; ban hành Luật Phòng chống ma túy,...
- Học sinh, sinh viên tham gia tích cực các phong trào bảo vệ môi trường, giữ sạch đường phố, tích cực ủng hộ chương trình giờ trái đất,...
- Em và các bạn có thể giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp, nơi ở và các nơi công cộng; sử dụng tiết kiệm điện nước, hạn chế xả rác ra môi trường, sử dụng các sản phẩm than thiện với môi trường; nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và Gia đình; tích cực rèn luyện thể dục thể thao, bảo vệ sức khỏe, tham gia các hoạt động lành mạnh để tránh sa vào tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn, dịch bệnh,...
Thảo luận để xác định những điều nên và không nên làm khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình.
Gợi ý:
Việc nên làm | Không nên làm |
- Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau. - Cùng nhau cố gắng để vượt qua. - Chia sẻ với nhau khi có chuyện không vui. - Ngồi lại nói chuyện đề hiểu nhau hơn. | - Quát mắng, tranh cãi gay gắt. - Đánh đập. - Trách móc nhau. - Lạnh nhạt, không nhắc nhở cho nhau để thay đổi. |
giả sử em và anh chị em của em thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tị nạnh nhau về việc nhà khiến bố mẹ cảm thấy rất phiền lòng.Em sẽ làm gì để giải quyết tình trạng trên. hãy viết ra cách giải quyết vấn đề của em để giữ.gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình
cách giải quyết vấn đề của em để giữ.gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình là :
+ Luôn luôn lắng nghe để thấu hiểu
+ Học cách bao dung tha thứ
+ Hướng suy nghĩ về những điều tích cực
+ Thể hiện sự quan tâm chăm sóc
vậy nên chúng ta cs thể bàn bạc vs anh chị là mỗi ngày chúng ta thay phiên nhau làm việc nhà, ví dụ hôm nay em làm thì ngày mai đến phiên anh cj làm, hoặc chúng ta có thể cùng nhau làm việc nhà .
Khuyên bảo, trò chuyện để anh chị làm đúng phần việc của mình.
cùng ngồi lại tâm sự , sau đó sẽ chia công việc cho nhau khi mọi người chưa làm xong mà mình đã làm xong thì cố gắng đi rót cho mỗi người 1 cốc nước và cùng nhau đỡ đần công việc
tham khảo :
cách giải quyết vấn đề khi gia đình cãi nhau
Tham khảo:
Giải quyết mâu thuẫn trong gia đình như thế nào cho hiệu quả?
Đau khổ thay những ai "không gia đình" và cũng không kém phần đau khổ nếu có gia đình mà gia đình chẳng khác gì địa ngục! Địa ngục này sẽ đày đọa con người bằng bầu không khí căng thẳng, nặng nề, người này hầm hè người kia hoặc bằng sự đông đặc, lạnh giá, mỗi người một thế giới riêng biệt, chẳng ai quan tâm đến ai. Điểm đặc biệt của địa ngục gia đình là do chính các thành viên trong gia đình tạo nên, chính xác hơn là do thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu tình thương (có thể bắt đầu từ việc thiếu nghệ thuật sống) của một hay nhiều thành viên.
Gia đình rất quan trọng và cần thiết nhưng không phải mọi người ai cũng nhận thức được điều đó và biết cách nâng niu, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Trong gia đình có nhiều mối quan hệ: vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà - cháu, cha mẹ chồng (vợ) - dâu (rể), anh chị - em và các mối quan hệ thân tộc, bạn bè... Mỗi mối quan hệ có đặc thù riêng ẩn chứa bao điều kỳ diệu cùng những phức tạp rất dễ đẩy đến mâu thuẫn đời sống tình cảm con người.
Đừng bao giờ ảo tưởng do may mắn, tự nhiên mà có được một gia đình ấm êm, hòa thuận và cũng đừng hiểu ấm êm, hòa thuận là không có bất đồng, tranh cãi. Tạo dựng được một nếp nhà tốt, bền vững đòi hỏi người trụ cột (vợ - chồng) trước hết phải ý thức được vai trò của gia đình; hiểu rõ được tính nết mỗi thành viên và biết cách cư xử, cách giải quyết những tình huống, những mâu thuẫn xảy ra cho phù hợp. Không có công thức chung cho việc giải quyết từng mâu thuẫn vì "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", mỗi người mỗi tính... nhưng theo tôi, vẫn có những nguyên tắc, yêu cầu chung trong việc giải quyết các loại mâu thuẫn gia đình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất:
- Mỗi người đặt quyền lợi của gia đình lên trên quyền lợi cá nhân (nhưng không thủ tiêu quyền lợi cá nhân), đặc biệt quan tâm đến quyền lợi - tương lai của con trẻ.
-Bình tĩnh, giảm cơn tự ái cá nhân, đề phòng tính ích kỷ của bản thân.
- Đừng khoét sâu mâu thuẫn bằng cách chỉ nhìn vào cách cư xử hiện tại của đối tượng (nếu quan hệ xấu đi) hoặc quay lại quá khứ đau buồn để xâu chuỗi thành hệ thống. Nghĩa là không nên chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của đối tượng.
- Cố gắng khách quan đánh giá cách xử sự của bản thân: điểm nào được, điểm nào chưa được hoặc chưa thích hợp, đặt mình vào vị trí của đối tượng để tìm nguyên nhân mâu thuẫn. Nhận thức đúng mới có biện pháp và hành động đúng.
- Giải quyết các mâu thuẫn trên cơ sở tình nghĩa, không đem lý lẽ, pháp luật ra thách đố; không lấy lợi ích vật chất, tinh thần cá nhân ra so đo, tị nạnh, tính toán hơn thua; thuyết phục hơn đấu trí, sẵn sàng nhường nhịn. Có cái nhìn hướng thiện.
Cuộc sống gia đình có yên ổn, con người mới có sức sống, sức vươn lên. Mong sao mỗi người chúng ta tỉnh táo, xử lý thông minh trước những vấn đề của gia đình, đừng để "cái sảy nảy cái ung", bé xé ra lớn, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình - điều mà khi kết hôn không một ai nghĩ tới.
Hãy giữ bình tĩnh
Khi mâu thuẫn đã xảy ra, người trong cuộc sẽ luôn cảm thấy lý lẽ của mình là đúng đắn. Nếu đó là mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu thì cảm giác của mẹ chồng sẽ là bực bội vì “Con dâu chẳng biết kính trọng người trên”; còn nàng dâu sẽ đi đến kết luận “Mẹ chồng thật vô lý và áp đặt người dưới”. Dù bạn ở trong vị thế nào, hãy luôn ghi lòng tạc dạ về phản ứng đầu tiên của bản thân là phải thật bình tĩnh nhằm tránh xảy ra những hối hận sau này khi cơn nóng giận ngút trời đã làm cho bạn “tung hê tất thảy” hay “muốn ra sao thì ra”.
Giữ bình tĩnh bản thân là bước đầu tiên để giữ bình yên gia đình.
Đánh giá mâu thuẫn
Thông thường, ít ai chịu khó bình tâm mà đánh giá mức độ thật sự của những mâu thuẫn gia đình. Hãy tự hỏi “Mâu thuẫn này có đáng để làm to chuyện?” hoặc “Liệu mình có để bụng chuyện cũ và phản ứng thái quá hay không?” Việc đánh giá thấu đáo các mâu thuẫn gia đình có khi còn giúp bạn “ngộ” ra những thiếu sót hoặc cảm nhận riêng tư của bản thân đã dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có.
Lắng nghe bằng cả 2 tai
Đôi tai là nơi tiếp nhận những lời giải thích hoặc lý lẽ của người khác. Nếu bạn không chân thành lắng nghe đối phương bằng cả hai tai thì khả năng bạn sẽ tiếp tục ấm ức hoặc bực tức là rất cao. Khi chịu khó lắng nghe người khác, bạn sẽ hiểu được những khía cạnh khác của cùng một vấn đề từ góc nhìn của người đối diện. Khi đã nắm được lý do vì sao đôi bên có mâu thuẫn thì từ đó các giải pháp dung hoà hoặc giải quyết triệt để mâu thuẫn mới có cơ hội được góp mặt.
Có nên xin lỗi?
Hai loại ngôn từ mà con người không muốn “phát ngôn” nhất chính là lời khen thật lòng và lời xin lỗi. Tuy nhiên, một người làm lỗi và biết xin lỗi sẽ còn được đánh giá cao hơn cả người không bao giờ mắc lỗi. Nếu người có lỗi là bạn, hãy dẹp qua hết những tự ái cá nhân hoặc sĩ diện bản thân mà gửi lời xin lỗi đến đối tượng. Ông Bà ta đã nói “Đánh kẻ chạy đi, chẳng ai đánh người chạy lại”. Do đó, một lời xin lỗi đúng lúc đúng việc sẽ là phương thuốc xoa dịu và giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.
Học cách quên
Một trong những phép ngừa mâu thuẫn hữu hiệu là bạn phải học cách quên đi những lỗi lầm cũng như xích mích trước đây với các thành viên khác. Thật vậy, việc cứ ôm khư khư những tức tối vì một mâu thuẫn nào đó trong quá khứ sẽ chỉ làm khổ bạn mà thôi. Trong cuộc sống bộn bề lo toan và đầy trăn trở, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn nếu biết cách thả trôi đi những mối dây mâu thuẫn trong quá khứ để hướng đến một ngày mai vui tươi hơn.
"Tránh voi chẳng hổ mặt nào"
Nếu đã thử mọi cách ở trên mà đối tượng vẫn “ngoan cố” không hiểu và tiêp tục gây sự với bạn, cách tốt nhất là bạn nên bỏ qua và xác định trong lòng rằng càng ít đụng chạm hoặc tiếp xúc với thành viên ấy càng tốt. Đừng e ngại khi bị gọi là “hèn” hoặc những tính từ tương tự. Xét cho cùng, chúng ta chỉ nên quan tâm đến những gì làm mình vui và bỏ qua những gì làm ta khó chịu, phải không bạn?
Mâu thuẫn nào rồi cũng sẽ có cách giải quyết ổn thoả nếu các thành viên thật lòng muốn tìm ra một giải pháp êm thấm và thoả mãn đôi bên. Chúc cho bạn cùng các thành viên trong gia đình sẽ ngày càng giảm thiểu mâu thuẫn và gia tăng hậu thuẫn hạnh phúc cho nhau.
Xung đột gia đình cần được giải quyết lúc cả hai vợ chồng đều đang bình tĩnh và sẵn sàng lắng nghe nhau. Tốt nhất không nên cố nhắc tới những xung đột khi đói bụng, buồn ngủ, mệt mỏi hay căng thẳng.
"Bát đũa còn có khi xô", vợ chồng có xích mích, mâu thuẫn là chuyện bình thường. Song, nếu bạn cứ dửng dưng, không tìm cách giải quyết thấu đáo thì có thể sẽ để lại hậu quả đáng tiếc về sau. Dưới đây là các bước giúp bạn tháo gỡ mâu thuẫn trong gia đình.
Nói ngắn gọn về rắc rối và để bạn đời "có chỗ" len vào.
Cách giải quyết vấn đề cởi mở là đặt nó lên bàn và cùng nhau trao đổi. Bạn không nên để nó cháy âm ỉ trong lòng và buộc người kia phải đoán.
Cùng nhau đào sâu vấn đề.
Bước này giúp các bạn khám phá những gì còn ẩn sâu bên dưới của vấn đề. Bạn không nên cố ép bạn đời chấp nhận quan điểm của mình và húc đầu vào giải quyết vấn đề ngay lập tức. Vợ chồng nên trao đổi với nhau về các mối lo tiềm ẩn và những gì có thể can thiệp vào rắc rối hai bạn đang cố giải quyết. Điều quan trọng là bạn cần lắng nghe kỹ lưỡng những gì "nửa kia" quan tâm và mở lòng tiếp thu ý kiến của họ.
Làm sao để cả hai cùng thắng.
Các bạn nên tìm kiếm những bước giúp cả hai cùng đạt được điều mình mong muốn. Điều này rất quan trọng: đừng nói với người bạn đời rằng họ có thể làm gì mà nên mở lời về điều bạn có thể thực hiện. Giải pháp tốt nhất thường không phải là những ý tưởng nảy sinh đầu tiên mà có thể xuất hiện sau khi bạn đã nhìn lại điều mình muốn và định hình điều gì có ý nghĩa nhất đối với cả hai.
Những cách để dừng chiến tranh trước khi nó nổ ra:
- Nắm rõ quan điểm của “nửa kia”: Đếm đến 50 trước khi bạn nói điều gì gây hấn. Khoảng dừng này sẽ giúp bạn trấn tĩnh lại, đủ để nghĩ đến cách giải quyết hòa nhã hơn.
- Kiềm chế không tuôn ra những lời khó nghe. Tránh hạ nhục, bêu xấu những gì riêng tư, lên mặt cũng như cắt ngang và khoa chân múa tay.
- Tự nhủ nên tự giải quyết rắc rối trước khi khơi gợi thành đề tài cho cả hai.
- Vợ chồng tránh trao đổi những vấn đề căng thẳng vào các thời điểm như trước bữa sáng, từ 11 đến 12h trưa, và từ 3 rưỡi cho đến 6h tối - bởi bụng đói dễ khiến mất bình tĩnh. Hai người cũng nên quy định không giải quyết những bất đồng vào khoảng 8h tối - lúc sắp lên giường sau một ngày mệt lử, sẽ rất dễ nổi cáu.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Bí quyết để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng
Mỗi gia đình có một cách giải quyết những xung khắc hay mâu thuẫn một cách khác nhau. Theo phong tục Việt nam thường nhịn nhục, im lặng để gia đình được êm ấm, nhất là về phía các bà thường nghĩ tới các con, vì chúng mà phải chịu đựng một thời gian.
Dựa vào các cặp vợ chồng có kinh nghiệm về gia đình, các chuyên viên tâm lý, và các đôi vợ chồng còn trẻ. Sau đây là một số những đề nghị để giúp các bạn có thể áp dụng giải quyết mâu thuẫn xem sao.
A- Đối với những cuộc cãi vã nhỏ:
`Ngưng nói, đứng lên đi làm vườn, đi rửa xe, lau xe, đi bách bộ ra ngoài công viên, đi thể thao, đi chợ…sẽ giúp bạn quên hẳn những bực tức nhỏ, chẳng đáng gì và sinh hoạt lại bình thường.
B- Đối với những xung khắc lớn:
1- Đi thăm họ hàng: nội ngoại, anh chị em, (một thời gian ngắn)
Điều này nên làm, vì không sợ mang tiếng là mình đi bồ bịch với ai, lại có dịp đi thăm anh chị em nhà, vì cũng ít có dịp để đi thăm.
2- Gặp gỡ bạn bè: chia sẻ cho bớt những căng thẳng…:
Tới thăm bạn bè xa gần cho vui, về công việc làm ăn chẳng hạn, để quên những căng thẳng trong nhà, nhưng đừng nói xấu vợ chồng. Lâu lâu làm như thế sẽ tăng thêm tình bạn và bớt đi nỗi ưu phiền.
3- Đi sinh hoạt: đi đại hội, đi tĩnh tâm, đi học hỏi cuối tuần…:
Đây là những dịp rất tốt có lợi cho bạn được học hỏi nhiều điều, tu tâm , làm việc thiện nguyện về phục vụ cho gia đình tốt hơn.
4- Chọn thời gian: hai vợ chồng gặp nhau với thiện chí hòa hợp:
Sau thời gian ra ngoài, tâm hồn bình tĩnh sáng suốt, bạn tìm lúc thuận tiện cùng ngồi xuống nói chuyện với nhau, nhớ chú tâm lắng nghe người kia và đừng ngắt lời khi chồng hoặc vợ đang nói.
C- Những phương pháp giải quyết mâu thuẫn xung khắc:
1/ Đừng nói cho thoả lòng: sau đó xin lỗi, vì sẽ gây tổn thương cho vợ hoặc chồng. Vì có người nói ít, dè dặt, vậy bạn nên cẩn thận.
2/ Bình tĩnh, vui vẻ: nói vào thẳng đề tài đó, để giải quyết ôn hoà.
3/ Mở lối thoát cho nhau: đừng đay nghiến, nhắc đi nhắc lại lỗi lầm.
4/ Dùng lời thật ôn tồn: kính trọng nhau, ôn cố tri tân. Thẳng thắn và tỏ ra cao thượng, không ngờ vực, sẽ dễ giải quyết được vấn đề.
5/ Can đảm nhận lỗi: tỏ quyết tâm sửa lỗi bằng hành động cụ thể như tăng cường làm những vặt trong nhà: quét nhà, rửa chén, làm vườn, sửa sang nhà cửa, làm cho nhau những việc cần thiết khác…
6/ Nên để ý lặp lại những lời nói của nhau: để làm vừa lòng nhau.
Vì thế. Ca dao có câu:
Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về.
Vợ chồng là nghĩa già đời, ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn.
Chuyển kể có hai vợ chồng kia luôn luôn cãi nhau, lần này đang lúc gây cấn, kịch liệt, không bên nào chịu bên nào. Người chồng đề nghị với vợ: Bây giờ tôi đề nghị với bà lấy mỗi người một tờ giấy, viết ra những tật xấu của nhau. Người vợ đồng ý, rồi hai người ngồi xuống viết, người chồng viết được một câu rồi ngừng, trong khi người vợ viết liên tiếp, hình như cố tranh ý với chồng để kể tội xấu nhiều hơn.
Sau vài phút người vợ đã viết đầy giấy kể tội của chồng, tỏ ra vẻ đắc ý, vì đã viết được nhiều những lầm lỗi của chồng. Sau đó hai vợ chồng cùng trao cho nhau đọc. Khi nhìn vào tờ giấy của chồng, người vợ bỗng bàng hoàng xúc động, chị vội đòi lại tờ giấy của mình và muốn làm hòa ngay. Vì trong tờ giấy của chồng, bà chỉ đọc thấy có một câu: “Anh yêu Em !” Thánh Phaolô khuyên: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau
Làm sao để hóa giải mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu
Mâu thuẫn, thậm chí là cãi vã, giữa mẹ chồng và nàng dâu gần như là điều khó tránh khỏi. Người chồng chắc chắn sẽ bị lôi vào cuộc. Và khi đó, người chồng thông minh nên làm như thế nào?
Lời khuyên thứ nhất: Tuyệt đối không chỉ ra ai sai
Khi mẹ chồng và con dâu cãi nhau, chắn chắn người chồng sẽ “bị gọi” vào cuộc phân xử. Lúc này người chồng không nên công bằng chỉ ra ai sai ai đúng. Trong tâm lý mẹ và vợ của bạn lúc ấy, gọi bạn ra phân xử không phải để có một đáp án chính xác mà là muốn xem bạn đứng về phía ai. Không phải là mục đích lấy ý kiến của người thứ ba, mà là phương pháp “đá thử vàng”. Nói ai sai cũng không được, tốt nhất là không nói.
Lời khuyên thứ hai: Nói chuyện riêng với từng người
Khi các bà, các thím cãi nhau, người đến xem càng nhiều thì họ càng tỏ ra ghê gớm. Cho dù mẹ chồng và nàng dâu có ý muốn hòa hợp nhưng phải thể hiện mình yếu kém hơn đối phương là điều quá khó cho họ lúc đó. Vậy nên cách khuyên can tốt nhất là tách họ ra để nói chuyện riêng. Lúc đó bạn có thể thay người này nói tốt về người kia theo ý mình. Rất ít khi hai người đi kiểm chứng lại lời bạn nói nên bạn cũng không cần phải lo lắng ai đó có cảm giác bạn đang bênh vực bên nào mà khiến cho mâu thuẫn càng trở nên gay gắt.
Lời khuyên thứ ba: Lấy sự uy phong của người đàn ông để trấn áp
Rất nhiều gia đình khi mẹ chồng, nàng dâu lục đục, người mẹ phàn nàn đứa con trai lấy vợ xong là quên luôn mẹ, lúc nào cũng chỉ nghe lời vợ. Còn người vợ trách mắng chồng việc gì cũng bảo vệ mẹ, cùng nhau ức hiếp mình. Tóm lại, khi gia đình xảy ra mâu thuẫn, cả hai bên mẹ chồng và nàng dâu đều cho rằng con trai mình (người chồng mình) bất tài vô dụng nên không thể thay mình trút giận. Cho nên trong cuộc sống gia đình, người đàn ông có những lúc phải lấy sự uy phong của mình khiến họ thấy khiếp sợ, “ dùng hung bạo thay hung bạo”, buộc họ phải dừng lại, sau đó mới có thể từ từ giải quyết được mâu thuẫn. GIúp hạnh phúc gia đình trở lại.
Lời khuyên thứ tư: Thu hút sự chú ý của họ sang chuyện khác
Giải quyết mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu cần phải tìm ra điểm chung giữa hai người, khiến họ quên đi xích mích nội bộ mà cùng nhau đối phó chuyện bên ngoài.Một điều dễ thấy là điểm chung duy nhất giữa hai người phụ nữ này là đều yêu một người đàn ông, chính là bạn. Nếu bạn đi qua đêm không về nhà, đi đánh bạc hoặc muốn bỏ nhà đi tìm nơi nào yên tĩnh hơn…thì mẹ bạn và vợ bạn sẽ tự động bắt tay giảng hòa để cùng nhau giải quyết “nguy cơ gia đình” nghiêm trọng nhất lúc bấy giờ, lúc này bạn cần gì phải lo liệu họ có cùng nhau thiết lập tình hữu nghị lâu dài hay không?
Em hãy đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế của gia đình mình dựa vào:
- Điều kiện gia đình.
- Nhu cầu thực tế của địa phương, xã hội.
Ví dụ:
- Xác định biện pháp làm bánh giò bán để góp phần phát triển kinh tế gia đình vì:
+ Bà có bí quyết làm bánh giò ngon, gia đình có vốn nhỏ …
+ Người dân trong vùng có nhu cầu ăn quà sáng nên có thể giao bánh cho các quán …
- Hoặc kinh doanh hoa tươi nhân dịp các ngày lễ.
- Mẹ em có thể dạy thêm gia tăng thu nhập.
- Em gái em với style ăn mặc độc đáo, có thể mua đồ local về để bán lại.
- Em có thể nấu nha đam đường phèn, chè dưỡng nhan đóng chai bán cho bạn bè, công nhân nhà máy uống giải mát để có thể tăng thu nhập.
Hãy chọn ba vấn đề thường xảy ra với em để cùng các bạn giải quyết.
Vấn đề 1: Bạn thường xuyên không mang đồ dùng học tập và phải mượn em.
Hướng giải quyết: Tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn lại thường xuyên không mang đồ dùng học tập (do quên, do không đủ điều kiện sắm sửa chúng). Nếu bạn quên em nói khéo nhắc bạn lần sau nhớ mang theo. Nếu bạn không có những thứ đó do nhà không đủ điều kiện sắm sửa, em chia sẻ với cô thầy và bạn bè cùng lớp hỗ trợ giúp đỡ bạn ấy.
Vấn đề 2: Có một bạn rủ em trốn học đi chơi và em đang cảm thấy phân vân.
Hướng giải quyết: Nhất quyết không đi vì nếu đi sẽ mất bài vở, bị đánh giá hạnh kiểm, có thể bị thông báo tới phụ huynh, mất niềm tin với mọi người. Đồng thời cũng khuyên bạn nhẹ nhàng, từ tốn để bạn cũng dần từ bỏ ý định đó. Hãy tìm hiểu nguyên do vì sao bạn muốn trốn học đi chơi để tìm hướng giải quyết, chia sẻ cùng bạn. Hãy là bạn tốt của nhau!
Vấn đề: Bạn em không bao giờ tham gia vào bất kì vào buổi gặp mặt hay họp lớp nào cả.
Hướng giải quyết: Em cùng các bạn trong lớp sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân, nếu như là do hoàn cảnh gia đình mọi người sẽ cùng giúp đỡ bạn, còn nếu do bạn không hoà nhập được với mọi người thì sẽ cởi mở hơn với bạn.
Liệt kê các dụng cụ an toàn điện có trong gia đình em. Quan sát và cho biết việc sử dụng và sửa chữa điện trong gia đình em đã an toàn chưa?
Các dụng cụ an toàn điện trong gia đình em: Thảm cao su, ung cách điện, bút thử điện
Việc sử dụng, sữa chữa điện trong gia đình em đã an toàn. Vì tuân thủ các quy tắc sử dụng điện và các đồ bảo hộ khi sửa chữa nguồn điện