Quan sát Hình 4.4, hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa các orbital p (px, py, pz)
Quan sát hình 25.2 và hình 25.4, cho biết điểm giống và khác nhau giữa virus cúm và HIV.
• Giống nhau:
- Đều được cấu tạo gồm 3 thành phần chính là: lõi nucleic acid, vỏ protein và vỏ ngoài.
- Lõi nucleic acid đều là RNA.
- Vỏ ngoài đều được cấu tạo từ phospholipid kép có các gai glycoprotein.
• Khác nhau:
Virus cúm A | HIV |
- Có vật chất di truyền gồm 7 đến 8 đoạn phân tử RNA ngắn. | - Chỉ chứa 2 phân tử RNA. |
- Có 2 nhóm gai glycoprotein được kí hiệu là H và N: + H có chức năng nhận biết và liên kết với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào. + N là một loại enzyme có chức năng phá hủy tế bào chủ, giải phóng virus ra khỏi tế bào khi chúng được nhân lên. | - Chỉ có 1 nhóm gai glycoprotein giúp HIV liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người để xâm nhập vào các tế bào. |
- Không có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus cúm khi vào trong tế bào được sử dụng như mRNA để dịch mã tạo ra các protein và làm khuôn để tổng hợp nên RNA làm vật liệu di truyền của các hạt virus mới. | - Có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus HIV sử dụng RNA sợi đơn của virus được phiên mã thành DNA sợi đôi. Sau đó DNA này hợp nhất vào nhiễm sắc thể người. |
Quan sát các hình 9.2 và 9.3, hãy rút ra những điểm giống nhau và khác nhau về quang hợp giữa thực vật C3 và thực vật C4.
Điểm giống nhau và khác nhau về quang hợp giữa thực vật C3 và thực vật C4.
* Giống nhau:
- Pha sáng
- Pha tối đều diễn ra chu trình Canvin.
* Khác nhau: Pha tối:
Tiêu chuẩn | Thực vật C3 | Thực vật C4 |
---|---|---|
Chất nhận CO2 đầu tiên | Ribulozo – 1,5 - diP | PEP |
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên | APG (3 cacbon) | AOA (4 cacbon) |
Tiến trình | Chỉ có 1 giai đoạn là chu trình Canvin (C3) xảy ra trong các tế bào nhu mô thịt lá | Gồm 2 chu trình: chu trình C4 và C3: + Giai đoạn 1: Chu trình C4 xảy ra trong tế bào nhu mô thịt lá. + Giai đoạn 2: Chu trình C3 xảy ra trong lục lạp của các tế bào bao bó mạch. |
Hãy nói với bạn về sự giống nhau và khác nhau giữa em và bạn. Quan sát hình và cho biết hình nào là bạn trai, hình nào là bạn gái.
Sự giống nhau giữa bạn và em: Mắt, mũi, tóc, miệng, tai, chân, tay, lông mi. lông mày.
Sự khác nhau giữa bạn và em: tóc bạn dài hơn tóc em, lông mày của em dày hơn của bạn.
Quan sát hình, em thấy được bạn bên trái là Trai. bạn bên phải là gái.
Em hãy quan sát ba trang trình chiếu trong Hình 4 và cho biết những điểm giống nhau, khác nhau của chúng.
Ba trang trình chiếu trong Hình 4:
* Giống nhau: Đều là biểu đồ cột cùng định dạng
* Khác nhau: Các phối màu giữa các cột khác nhau.
Quan sát hình 40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên.
- Giống nhau: địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi sản xuất nông nghiệp.
- Khác nhau:
+ Bình nguyên (đồng bằng) là dạng địa hình thấp, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, được hình thành do phù sa của biển hay của các con sông bồi tụ hoặc do băng hà bào mòn. Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và thực phẩm.
+ Cao nguyên là dạng địa hình cao, có độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên và có sườn dốc, được hình thành do sự phong hóa của các loại đá (badan, vôi…) tạo thành. Cao nguyên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Quan sát hình 4-3 hãy cho biết:
- Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
- Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?
*** Mô cơ gồm những tế bào có hình dạng dài, đặc điểm này giúp cơ thực hiện tốt chức năng co cơ. Trong cơ thể có 3 loại mô cơ là mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim.
* Mô cơ vân:
- Các tế bào cơ dài.
- Cơ gắn với xương.
- Tế bào có nhiều vân ngang
- Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.
* Mô cơ tim
- Tế bào phân nhánh.
- Tế bào có nhiều nhân - Tế bào có nhiều vân ngang.
- Mô cơ tim cấu tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên liên tục.
* Mô cơ trơn
- Tế bào có hình thoi ở 2 đầu.
- Tế bào chỉ có 1 nhân - Tế bào không có vân ngang.
- Mô cơ trơn tạo nên thành của các nội quan có hình ống ruột, dạ dày, mạch máu, bóng đái...
Quan sát hình 9.6 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các phân tử nước và chất tan di chuyển như thế nào qua màng bán thấm?
b) Thẩm thấu là gì?
b) Hãy nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu.
a) Sự di chuyển của các phân tử nước và chất tan qua màng bán thấm:
- Nước di chuyển được qua màng bán thấm và di chuyển từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) đến nơi có thế nước thấp (nồng độ chất tan cao).
- Chất tan không di chuyển được qua màng bán thấm.
b) Thẩm thấu là sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau, để duy trì trạng thái cân bằng.
c) Những đặc điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu:
- Giống nhau:
+ Đều là sự vận chuyển thụ động theo chiều grdient nồng độ.
+ Đều không tiêu tốn năng lượng.
+ Đều dẫn đến sự cân bằng nồng độ các phân tử trong một môi trường nhất định.
- Khác nhau:
Khuếch tán | Thẩm thấu |
- Là sự di chuyển của các phân tử rắn, lỏng, khí theo chiều gradient nồng độ. | - Là sự di chuyển của phân tử nước từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp. |
- Không cần màng bán thấm. | - Cần màng bán thấm. |
- Diễn ra trong môi trường lỏng và khí. | - Diễn ra trong môi trường lỏng. |
Quan sát hình 4.4 và hình 4.5, cho biết các chất trong hình có đặc điểm gì chung
- Xét hình 4.4:
+ Đơn chất hydrogen được tạo nên từ 1 nguyên tố H
+ Đơn chất nito được tạo nên từ 1 nguyên tố N
+ Đơn chất chlorine được tạo nên từ 1 nguyên tố Cl
- Xét hình 4.5: kim loại đồng được tạo nên từ 1 nguyên tố Cu
=> Hình 4.4 và 4.5 có đặc điểm chung là các đơn chất vì được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học
Hãy quan sát các tranh ảnh dưới đây và cho biết:
a) Em có suy nghĩ gì về tình cảm giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
b) Theo em, thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống, … nhưng giống nhau ở những điểm nào?
a) Tình cảm thiếu nhi Việt Nam và quốc tế vô cùng tự nhiên, chân chất và đầy tình cảm.
b) Đều giống nhau là trẻ em, có tiếng nói chung và cách suy nghĩ chung.