Những câu hỏi liên quan
Hàaa Nèe
Xem chi tiết
︵✰Ah
3 tháng 2 2021 lúc 21:00

Protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống. Protein cấu trúc nên khung tế bào, tạo các khung đỡ giúp duy trì hình dáng tế bào. Là thành phần thiết yếu của cơ thể sinh vật, tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào.

Bình luận (0)
👉Vigilant Yaksha👈
3 tháng 2 2021 lúc 21:04

Protein cũng đóng vai trò là kích thích tố, có nhiệm vụ hỗ trợ các giao tiếp giữa các mô với cơ quan và hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào. Cụ thể, các mô hoặc các tuyến nội tiết tạo ra nội tiết tố. Tiếp đó nội tiết tố (hormone) sẽ được vận chuyển theo đường máu đến các mô và liên kết với những protein trên bề mặt tế bào. Một số protein có cấu trúc dạng sợi có chức năng tạo độ cứng chắc cho các mô và tế bào.

Bình luận (0)
ひまわり(In my personal...
3 tháng 2 2021 lúc 21:18

Vai trò của protein trong tế bào sống là gì:

- Cấu tạo nên tế bào sống 

- hỗ trợ các phản ứng trao đổi chất xúc tác , sao chép DNA , đáp ứng lại chất kích thích .

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Ngọc Hoa Đăn...
Xem chi tiết

 Tế bào gốc là tế bào chưa biệt hoá, có khả năng tự tạo mới và có thể biệt hoá thành các tế bào chức năng tạo thành các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể. 

Vai trò của chúng: tạo mới hoặc biệt hoá thành các tế bào chức năng nhằm tạo thành các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể. (Chẳng hạn như tế bào thần kinh, tế bào máu, tế bào biểu mô,...)

Bình luận (0)

Các tế bào thần kinh ở người trưởng thành, nó phát triển và biệt hoá cao cho chức năng của nó, vì thế chúng không thể sản sinh để tiếp tục biệt hoá nữa, chúng không phân bào.

Bình luận (0)
Dương Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Đào Tùng Dương
14 tháng 11 2021 lúc 23:34

Tế bào nhân sơ

+ Thành tế bào, vỏ nhày, lông, roi: Có

+ Nhân: Là vùng nhân chứa ADN và chưa có màng bao bọc.

+ Tế bào chất: Không có hệ thống nội màng, không có khung tế bào và cũng không có bào quan có màng bao bọc.

+ Bào quan: Ribôxôm

Tế bào nhân thực

+ Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi: Không

+ Nhân: Có màng bao bọc, bên trong  có chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc, ngoài ra trên màng còn có rất nhiều lỗ nhỏ.

+ Tế bào chất: Có hệ thống nội màng, có khung tế bào và bào quan còn có màng bao bọc.

+ Bào quan: Ribôxôm, thể gôngi, lưới nội chất, ty thể,…

Cấu trúc của ti thể:

- Ti thể có 2 lớp màng bao bọc.

- Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp.

- Bên trong ti thể là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.

Chức năng của ti thể là: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Bình luận (1)
thu hà
Xem chi tiết
Bảo Duy Cute
29 tháng 6 2016 lúc 14:56

)*Lai tế bào sinh dưỡng là gì?

Là phương pháp dung hợp hai tế bào trần của hai loài khác nhau, tạo ra tế bào lai chứa hệ gen của cả hai loài.

* Phương pháp tiến hành:

- Tách hai dòng tế bào sinh dưỡng thuộc hai loài khác nhau là A và B.

- Cho tế bào sinh dưỡng dòng A và B vào môi trường nhân tạo.

- Dùng các xúc tác để tạo tế bào trần, kích thích sự dung hợp của 2 dòng tế bào trần A và B với nhau tạo ra tế bào lai, các chất xúc tác như virut xen-đê đã giảm hoạt tính, xung điện cao áp, pôliclylen glycol. Các chất này tác động lên màng tế bào như chất kết dính.

- Cho vào môi trường hoocmôn với liều lượng thích hợp kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai đưa vào sản xuất.

* Vai trò của lai tế bào sinh dưỡng:

- Với phương pháp trên con người đã tạo được cây lai từ 2 loài thuôc lá khác nhau; tạo cây lai giữa khoai tây và cà chua.

- Con người cũng đã tạo được tế bào lai giữa các loài động vật nhưng các tế bào này thường không có khả năng sống và sinh sản.

- Trong tương lai, con người có thể tạo ra các cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau về đơn vị phân loại mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được, có thể tạo ra các thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau, thậm chí giữa thực vật với động vật.

 

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
29 tháng 6 2016 lúc 17:48

Hoan hô oooooooooooooooooooooooooooooo

Học sinh  hỏi tự trả lời

 

Bình luận (1)
Cao Hoàng Minh Nguyệt
30 tháng 6 2016 lúc 15:49

Này Võ Đông Anh Tuấn, ăn ns cẩn thận chút đi, nghi ngờ k chứng cứ thế à???? Vừa pải thui chứbucqua

Bình luận (1)
Dương Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Cherry
14 tháng 11 2021 lúc 17:56

Bổ sung: Tế bào động vật, thực vật, nấm… là tế bào nhân thực: có màng nhân, có các bào quan khác nhau mà mỗi bào quan có cấu trúc phù hợp với chức năng chuyên hoá của mình, tế bào chất được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màngNhân tế bào dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân thực. Đa số tế bào có một nhân (cá biệt có tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người). Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên. Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5µm. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc. 
Còn tế bào nhân sơ thì có cấu trúc 
So với tế bào nhân thực, thì tế bào vi khuẩn nhỏ hơn và không có các loại bào quan bên trong như lưới nội chất, bộ máy Gôngi

Bình luận (1)
Dương Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Đan Khánh
14 tháng 11 2021 lúc 18:18

Tham khảo:

Câu 3: Tế bào nhân sơ bao gồm vi khuẩn, vi lam có kích thước bé từ 1mm đến 3mm có cấu tạo đơn giản, phân tử ADN ở trần dạng vòng 1. Tế bào này chưa có nhân điển hình chỉ có nucleotide là vùng. Tế bào nhân thực là thường là nấm, động vật và thực vật. Kích thước lớn hơn từ 3mm đến 20mm.

Câu 4:

Các cấu thành hay được nhắc đến của ty thể bao gồm màng ngoài, xoang gian màng, màng trong, mào và chất nền. Mặc dù phần lớn DNA tế bào nằm trong nhân, bào quan ty thể vẫn sở hữu một hệ gen độc lập – gần như tương tự hệ gen vi khuẩn.

Ty thể là bào quan có mặt trong tất cả tế bào có nhân và đảm nhiệm vai trò quan trọng cung cấp hầu như mọi nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động chức năng và hô hấp của tế bào. Trong ty thể có chứa các phân tử ADN vòng, gọi là các ADN ty thể.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
18 tháng 11 2019 lúc 4:23

Đáp án B

Vai trò chủ yếu của tế bào lông hút là: hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
18 tháng 9 2018 lúc 14:16

Vai trò chủ yếu của tế bào lông hút là: hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Vậy B đúng.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 7 2018 lúc 4:23

Đáp án B

Vai trò chủ yếu của tế bào lông hút là: hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Bình luận (0)