Đọc thông tin trong Hình 23.4 và cho biết thành phần và công dụng của chế phẩm vi sinh.
Đọc thông tin trên và quan sát Hình 44.1, phân tích thành phần của một hệ sinh thái.
1 HST hoàn chỉnh bao gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh
- Thành phần vô sinh: Các nhân tố vô sinh (ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật,...)
- Thành phần hữu sinh:
+ Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng dùng quang năng tổng hợp chất hữu cơ như thực vật, tảo,...
+ Sinh vật tiêu thụ là các sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ như động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp,...
+ Sinh vật phân giải là những sinh vật có khả năng phân giải xác và các thành phần chất thải sinh vật thành chất vô cơ như nấm, vi khuẩn phân giải,...
Khi nói về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và ADN của tất cả các virut đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
(2) Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào.
(3) Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua các cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã.
(4) Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
A. (l), (4).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (2), (4).
Đáp án D
- (1) sai, vì một số tế bào virut có hệ gen là ADN mạch đơn hoặc ARN không tuân theo cấu trúc bán bảo tồn.
- (2) đúng.
- (3) sai, thông tin di truyền được truyền lại cho tế bào con thông qua cơ chế nhân đôi ADN.
- (4) đúng.
Vậy có 2 phát biểu đúng là (2) và (4).
Đọc thông tin, quan sát hình 23.3 và dựa vào bảng 23.4, hãy:
- Xác định sự phân bố một số nông sản của Nhật Bản trên bản đồ.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Nhật Bản.
Tham khảo:
- Phân bố
+ Lúa gạo, phân bố chủ yếu ở: đồng bằng ven biển đảo Hôn-su, ven bờ phía tây các đảo Xi-cô-cư và đảo Kiu-xiu.
+ Củ cải đường, phân bố chủ yếu ở: đảo Hô-cai-đô
+ Cây ăn quả, phân bố chủ yếu ở: phía nam và tây nam các đảo Kiu-xiu, Xi-cô-cư, phía đông bắc đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.
+ Chè, phân bố chủ yếu ở: đông nam đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư.
+ Thuốc lá, phân bố chủ yếu ở: đảo Kiu-xiu.
+ Lúa mì, phân bố chủ yếu ở: phía bắc đảo Hô-cai-đô
+ Dâu tằm, phân bố chủ yếu ở: trung tâm đảo Hôn-su, phần nhỏ ở đảo Kiu-xiu.
+ Bò được nuôi ở hầu khắp cả nước, nhiều nhất là đảo Xi-cô-cư, đảo Hô-cai-đô, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su.
+ Lợn và gà được nuôi tập trung nhiều nhất ở: đảo Hôn-su.
- Phát triển
- Nông nghiệp:
+ Thu hút 3% lao động, chiếm khoảng 1% GDP, diện tích đất canh tác chiếm 13% diện tích lãnh thổ.
+ Nền nông nghiệp hiện đại hướng vào sản xuất thâm canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa ở các khâu của quá trình sản xuất, tạo ra năng xuất và chất lượng sản phẩm cao.
+ Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại quy mô vừa và nhỏ.
+ Trồng trọt chiếm hơn 63% giá trị sản xuất nông nghiệp và được hiện đại hóa (chủ yếu là lúa gạo, rau và hoa quả).
+ Chăn nuôi khá phát triển (chủ yếu là: gà, bò, lợn,…), chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, áp dụng công nghệ hiện đại và có sản lượng cao, chất lượng tốt.
- Lâm nghiệp:
+ Diện tích rừng lớn, chiếm 66% diện tích lãnh thổ. Chú trọng bảo vệ rừng, tăng diện tích rừng, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.
+ Ngành khai thác và chế biến gỗ có sự tăng trưởng nhanh. Sản lượng khai thác gỗ tròn năm 2020 là 30,2 triệu m3.
- Thủy sản:
+ Đánh bắt thủy sản được hiện đại hõa, áp dụng công nghệ kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo. Là một trong những nước có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, sản lượng đánh bắt hàng năm cao. Đánh bắt xa bờ được chú trọng và chiếm phần lớn sản lượng, là nguồn cung cấp hàng xuất khẩu quan trọng.
+ Nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển, phân bố rộng rãi.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:
• Cho biết nội dung thể hiện trên bản đồ.
• Đọc bảng chú giải và nêu một số kí hiệu được sử dụng trong bản đồ; kể tên thủ đô và các thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
1. Nội dung thể hiện trên bản đồ là bản đồ Việt Nam.
2. Các kí hiệu được sử dụng trong bản đồ dùng để biểu thị: Thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, Biên giới quốc gia, Biên giới tỉnh và thành phố, Hồ, Sông, Thành phố, Đảo, Quần đảo.
Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội.
Các thành phố trực thuộc trung ương là: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ, Huế (từ cuối năm 2023).
Đọc thông tin và quan sát hình 10.1, 10.2, hãy chứng minh sinh vật nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
Tham khảo
- Đa dạng về hệ sinh thái: Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, tạo nên sự đa dạng loài và nguồn gen. Dựa vào môi trường phân bố, các hệ sinh thái ở nước ta có thể chia thành ba nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.
+ Hệ sinh thái trên cạn: phong phú, đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau, như: kiểu hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái nhân tạo,…
+ Hệ sinh thái đất ngập nước, gồm có: các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển; các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông; Rừng ngập mặn và các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa,…
+ Hệ sinh thái biển: gồm các kiểu hệ sinh thái: rạn san hô, thảm cỏ biển,... có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.
- Đa dạng về thành phần loài:
+ Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng thành phần loài của sinh vật nước ta.
+ Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Trong đó có nhiều loài thực vật quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,....
- Đa dạng về nguồn gen:
+ Số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn đã tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.
+ Sự phong phú về nguồn gen, trong đó có nhiều nguồn gen quý, đã tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.
Quan sát hình 23.4 và mô tả quy trình xử lí chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học.
Tham khảo:
Bước 1: Thu gom, tập kết chất thải chăn nuôi (có thể bổ sung phụ phẩm trồng trọt) và bố trí đống ủ
Bước 2: Bổ sung chế phẩm, độ ẩm. Đảo trộn lần 1. Chất thành đống ủ. Phủ bạt che mưa, nắng
Bước 3: Sau 20 ngày thì đảo trộn lần 2, phủ bạt che mưa nắng
Bước 4: 15 - 20 ngày sau có thể đưa ra sử dụng bón cho cây
Có nhiều loại vi sinh vật được sử dụng để thu enzyme nhằm sản xuất các chế phẩm sinh học. Em hãy tìm hiểu và cho biết: Tại sao người ta thường sử dụng vi sinh vật trong sản xuất các chế phẩm sinh học?
Người ta thường sử dụng vi sinh vật trong sản xuất các chế phẩm sinh học vì vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh, nguồn enzyme phong phú, môi trường nuôi cấy đơn giản nên việc thu nhận các chế phẩm sinh học đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.
Tham khảo:
Người ta thường sử dụng vi sinh vật trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học vì vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh, nguồn enzyme dồi dào, phong phú, môi trường nuôi cấy đơn giản nên việc thu nhận các chế phẩm sinh học đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
• Cho biết nội dung thể hiện trên lược đồ.
• Đọc bảng chú giải và nêu một số kí hiệu được sử dụng trong lược đồ; kể tên các địa điểm nghĩa quân Lam Sơn tấn công quân Minh.
Tham khảo:
- Nội dung của lược đồ là trận Chi Lăng - Xương Giang (năm 1427) của quân Lam Sơn.
- Các kí hiệu được sử dụng trong lược đồ bao gồm:
- Các địa điểm nghĩa quân Lam Sơn tấn công quân Minh là: Pha Lũy, Ải Lưu, Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang.
Hình bên dưới mô tả cấu trúc của operôn ở sinh vật nhân sơ theo mô hình điều hoà operôn Lac đã được Jacob và Monod – 2 nhà khoa học người Pháp phát hiện ở vi khuẩn E. coli vào năm 1961. Quan sát hình và cho biết trong các thông tin dưới đây, có bao nhiêu thông tin đúng?
(1) Gen điều hoà (R) nằm cạnh nhóm gen cấu trúc mang thông tin mã hoá cho prôtêin ức chế.
(2) Vùng vận hành (O) nằm trước nhóm gen cấu trúc, là nơi enzime phiên mã bám vào để khởi động phiên mã.
(3) Ôperôn bao gồm 3 thành phần được sắp xếp theo trình tự liên tục là: Vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
(4) Vùng khởi động (P) của operôn Lac nằm kế vùng vận hành (O) liên kết với ARN pôlimeraza để tiến hành phiên mã.
(5) Gen điều hoà (R) nằm trước gen vận hành (O) và có thể điều khiển nó thông qua hoạt động của prôtêin ức chế.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Đáp án D
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) sai vì gen điều hòa không thuộc cấu trúc của OPeron, nó nằm trước operon chứ không phải nằm cạnh nhó gen cấu trúc: Z, Y, A.
(2) sai vì vùng vận hành là nơi protein ức chế bám vào để ngăn cản phiên mã chứ không phải là nơi enzime phiên mã bám vào để khởi động phiên mã.
(3) sai vì Ôperôn bao gồm 3 thành phần được sắp xếp theo trình tự liên tục là: vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
(4) đúng.
(5) sai vì gen điều hòa không thuộc cấu trúc của OPeron, nó nằm trước operon, nằm trước vùng khởi động của operon chứ không phải nằm trước vùng vận hành.
Trong các phát biểu trên, chỉ có 1 phát biểu đúng là phát biểu (4).
Quan sát hình 51.4 SGK và đọc các thông tin phần: tóm tắt đặc điểm của bộ Linh trưởng, trong SGK, hoàn thành bảng sau:
Tham khảo:
https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/quan-sat-hinh-51-4-sgk-va-doc-cac-thong-tin-phan-tom-tat-dac-diem-cua-bo-linh-truong-trong-sgk-ho-faq542788.html