hoà tan baking soda vào nước
Cho baking soda (NaHCO3) vào cốc nước rồi khuấy đều. Nước có phải là dung môi của baking soda không? Vì sao?
Baking soda là một loại muối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp hóa chất.
a) Baking soda là phân tử đơn chất hay phân tử hợp chất?
b) Baking soda có khối lượng phân tử bằng 84 amu. Quan sát hình mô phỏng phân tử baking soda (hình bên), cho biết phân tử baking soda có mấy nguyên tử X? Hãy xác định khối lượng nguyên tử X và cho biết X là nguyên tố nào?
a)
Quan sát hình ta thấy: Baking soda được tạo bởi 4 nguyên tố: C, H, O, và X
=> Baking soda là phân tử hợp chất
b)
- Quan sát hình ta thấy: phân tử baking soda có 1 nguyên tử X
Khối lượng baking soda = X.1 + 1.1 + 12.1 + 16.3 = 84 amu
=> X = 23 amu
=> X là Sodium (Na)
Nhỏ dung dịch HCl vào hỗn hợp bột Fe và Cu
hỏ dung dịch H2SO4 loãng vào baking soda (NaHCO3)
Nhỏ dung dịch HCl vào bột đá vôi rồi dẫn khí thu được vào nước vôi trong dư
Thả giấy quì tím vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 rồi sau đó nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào.
Nêu hiên tượng mỗi cái
Nhỏ dung dịch HCl vào hỗn hợp bột Fe và Cu
có khí thoát ra , chất ko tan màu đỏ gạch
Fe+2HCl->FeCl2+H2
hỏ dung dịch H2SO4 loãng vào baking soda (NaHCO3)
có khí không màu thoát ra
H2SO4+NaHCO3->Na2SO4+H2O+CO2
Nhỏ dung dịch HCl vào bột đá vôi rồi dẫn khí thu được vào nước vôi trong dư
CaCO3+HCl->CaCl2+H2O+cO2
=> CaCO3 tan ,có khí thoát ra
CO2+Ca(OH)2->CaCO3+H2O
=> ta thấy xuất hiện kết tủa trắng
Thả giấy quì tím vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 rồi sau đó nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào.
NaOH+HNO3->NaNO3+H2O
-> quỳ tím nhúm vào chuyển đỏ sau đó đổ NaOH vào thì quỳ tím dần mất màu và chuyển sang màu xanh do NaOH dư
1)
Fe + 2HCl ----> FeCl2 + H2
Fe tan dần trong HCl
Có rắn màu đỏ, xuất hiện bọt khí
2)
2NaHCO3 + H2SO4 ----> Na2SO4 + 2CO2 + H2O
Xuất hiện bọt khí ( khí không màu, mùi)
3)
CaCO3 + 2HCl ----> CaCl2 + CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 ----> CaCO3 + H2O
Khi cho HCl vào bột đá vôi thì tạo dung dịch, có bọt khí ( không màu, mùi)
Dẫn khí thu được vào nước vôi trong dư xuất hiện kết tủa trắng
4)
NaOH + HNO3 ----> NaNO3 + H2O
Ban đầu cho quỳ tím vào HNO3 thấy chuyển đỏ ( còn gọi là hồng )
Sau khi nhỏ NaOH từ từ đến dư thì quỳ tím chuyển từ đỏ sang xanh
giải thích hiện tượng nước bắp cải tím tác dụng với dung dịch nước + baking soda ra dung dịch màu xanh
giải thích hiện tượng nước bắp cải tím tác dụng với dung dịch nước rửa chén màu vàng ra dung dịch màu tím
Nước bắp cải trương tự như chất thử màu quỳ tím bạn nhé
a) Em hãy viết phương trình hóa học giữa baking soda và dung dịch NaOH
Xác định pH của một số dung dịch bằng giấy pH
Chuẩn bị: Các cốc đã được dán nhãn: nước lọc, nước chanh, nước ngọt có gas, nước rửa bát, giấm ăn, dung dịch baking soda, giấy pH; ống hút nhỏ giọt, đĩa thuỷ tinh.
Tiến hành:
- Cho 6 mẩu giấy pH dài khoảng 1 cm lên đĩa thuỷ tinh.
- Nhỏ lên mỗi mẩu giấy pH một loại dung dịch đã chuẩn bị ở trên.
- So sánh màu thu được trên các mẩu giấy pH với bảng màu dãy pH chuẩn và ghi giá trị pH.
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đọc giá trị pH của từng dung dịch và cho biết dung dịch nào có tính acid, dung dịch nào có tính base.
2. Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là gì?
1. Học sinh làm thí nghiệm và đọc giá trị pH của các dung dịch.
+ Dung dịch có tính acid là: nước chanh, nước ngọt có gas, giấm ăn.
+ Dung dịch có tính base là: nước rửa bát, dung dịch baking soda.
2.
- Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7:
+ Làm đổi màu giấy quỳ từ tím sang đỏ.
+ Phản ứng với một số kim loại như magnesium, iron, zinc … giải phóng khí hydrogen.
+ Tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
- Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH > 7:
+ Làm đổi màu quỳ từ tím sang xanh.
+ Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
Bài 1 : Khi một người bị kiến cắn hoặc đốt , ta có thể trị vết thương bằng cách xoa một ít bột muối nở baking soda vào vết thương. Hãy giải thích cách làm trên và viết phương trình hoá học xảy ra .
Bài1: Khi một người bị kiến cắn hoặc đốt , ta có thể trị vết thương bằng cách xoa một ít bột muối nở baking soda vào vết thương . Hãy giải thích cách làm trên và viết phương trình hoá học xảy ra.
Do trong nọc độc của kiến có chứa axit nên ta có thể trị vết thương bằng cách xoa một ít NaHCO3 vào vết thương để làm giảm lượng axit, giúp đỡ sưng, đau:
\(HCO_3^-+H^+\rightarrow CO_2+H_2O\)