Những câu hỏi liên quan
_san Moka
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
18 tháng 4 2021 lúc 17:20

 

Câu 2:

Nội dungPhong trào nông dân Yên ThếCác cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Mục đíchĐánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương đất nước.Đánh đuổi giặc Pháp giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Lãnh đạoXuất thân từ nông dânVăn thân, sĩ phu yêu nước.
Thời gian tồn tại30 năm (1884 – 1913)11 năm (1885 – 1896)
Phương thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiếnKhởi nghĩa vũ trang
Tính chấtDân tộcDân tộc (phạm trù phong kiến)
Bình luận (0)

Câu 1:

Nguyên nhân khởi nghĩa Yên Thế
Diên biến: 3 giai đoạn
Kết quả khởi nghĩa Yên Thế:
Nguyên nhân thất bại
Ý nghĩa
*Từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế em hãy rút ra bài học kinh nghiệm là muốn giành lại độc lập phải đoàn kết không nên chia rẽ mà làm suy yếu nội bộ cho các phong trào đấu tranh của nhân dân ta trở về sau

Bình luận (0)

Câu 2:

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với phong tào Cần Vương là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

Bình luận (0)
giang le
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh
27 tháng 3 2022 lúc 9:25

tk:

* Nguyên nhân thất bại của pt Cần vương:

- Mang t/c địa phương chưa quy tụ thành 1 khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp.

- Vũ khí thô sơ.

- Lực lượng nhỏ yếu.

- Chưa có đường lối, chiến thuật đúng đắn.

* Nguyên nhân thâts bại của KN Yên Thế :

- Chính quyền pk cấu kết với Pháp cản trở hoạt động của KN.

- Chưa liên kết với các pt yêu nước khác, còn mang tính tự phát.

-Giai cấp lãnh đạo là nông dân nên chưa có đường lối, hệ tư tưởng lãnh đạo đúng đắn.

=> Bài học: 

- Tập hợp các pt thành 1 khối thống nhất để trở nên lớn mạnh.

-Cần có đường lối chính trị đúng đắn.

Bình luận (2)
Hải Anh Đoàn
27 tháng 3 2022 lúc 9:25

tk:

* Nguyên nhân thất bại của pt Cần vương:

- Mang t/c địa phương chưa quy tụ thành 1 khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp.

- Vũ khí thô sơ.

- Lực lượng nhỏ yếu.

- Chưa có đường lối, chiến thuật đúng đắn.

* Nguyên nhân thâts bại của KN Yên Thế :

- Chính quyền pk cấu kết với Pháp cản trở hoạt động của KN.

- Chưa liên kết với các pt yêu nước khác, còn mang tính tự phát.

-Giai cấp lãnh đạo là nông dân nên chưa có đường lối, hệ tư tưởng lãnh đạo đúng đắn.

=> Bài học: 

- Tập hợp các pt thành 1 khối thống nhất để trở nên lớn mạnh.

-Cần có đường lối chính trị đúng đắn.

Thu gọn

Bình luận (1)
Long Sơn
27 tháng 3 2022 lúc 9:28

Nguyên nhân:

- Giai cấp lãnh đạo là nông dân nên có thể đường lối chưa đúng đắn

- Chưa thu hút được những phong trào yêu nước khác và những ngưới tài giỏi

- Chính phủ phong kiến cấu kết với Pháp chống cuộc khởi nghĩa

Bài học:

- Cần phải có người chỉ huy giỏi mà một đảng lãnh đạo

- Cần kết hợp với các phong trào khác.

Bình luận (0)
thành vinh nguyễn-54-723
Xem chi tiết
Lê Michael
24 tháng 3 2022 lúc 18:17

Những cuộc khởi nghĩa đều thất bại vì chưa thống nhất đánh 1 nơi mà chia thành từng nhóm nhỏ đánh các cuộc khởi nghĩa còn đánh nhỏ lẻ , không liên kết lại với nhau lực lượng quân đội chúa Trịnh còn mạnh các lãnh tụ phong trào nông dân lúc đó chua có đường lối ,không nêu cao được chính nghĩa ma chỉ là chủ nghĩa bình quân ''lấy của nhà giầu chia cho dân nghèo'', ''được lam vua thua làm giặc

Bài học là: phải có sự đoàn kết và thống nhất về mọi mặt, được mọi người đồng ý và tham gia thì mới có cơ hội chiến thắng, về mặt binh khí thì phải chuẩn bị đầy đủ.

Bình luận (2)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:02

Tham khảo

- Một số bài học kinh nhiệm có thể rút ra từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế:

+ Tập hợp, đoàn kết các cuộc đấu tranh thành một phong trào chung, rộng lớn và thống nhất trong cả nước.

+ Kết hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh.

+ Tận dụng yếu tố thuận lợi về địa hình để xây dựng căn cứ hoặc tổ chức chiến đấu.

+ Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớn nhân dân.

+ …

Bình luận (0)
Hậu1
Xem chi tiết
︵✰Ah
30 tháng 3 2023 lúc 20:02

( Tham Khảo ) 
 Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn, thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Duy
30 tháng 3 2023 lúc 20:45

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn, thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cuối thế kỉ XIX.

Bài học kinh nghiệm:Phong trào Cần Vương tuy thất bại; nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách để duy trì và phát triển một phong trào sao cho vừa lớn mạnh nhưng phải chắc chắn, vững vàng. Từ cách tổ chức, liên kết tất cả mọi lực lượng, bảo đảm an toàn thông tin đến đường lối chiến thuật, trang bị vũ khí... mọi điều đạt và chưa đạt ở Cần Vương đều sẽ cho ta những kinh nghiệm để có thể áp dụng, hoàn thiện cho phù hợp. Đồng thời sự kết thúc của Cần Vương cũng cho cho thấy xu hướng xã hội tất yếu và phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam rồi đây sẽ không thể tiếp tục đi theo con đường phò vua giúp nước một lòng trung thành, hệ tư tưởng Tôn Quân của nền chính trị phong kiến quân chủ sẽ không thể tiếp tục được áp dụng cho những cuộc cách mạng sau này nữa, thay vào đó là một hệ tư tưởng, một con đường lãnh đạo hoàn thiện, vững chắc hơn; và lịch sử Việt Nam rồi sẽ chứng kiến sự xuất hiện của những phong trào, những con đường hoàn toàn mới ấy.

Bình luận (0)
Đồng Văn Định
30 tháng 3 2023 lúc 22:49

Các nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:

Thứ nhất: Tính chất địa phương

Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán.

Thứ hai: Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo

Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp.

Thứ ba: Quan hệ với nhân dân

 Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân. Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng.

Thứ tư: Mâu thuẫn với tôn giáo

Việc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Thứ năm: Mâu thuẫn sắc tộc

Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Thứ sáu: Vũ khí

Với vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp.

Thứ bảy: Lực lượng chênh lệch

 Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với đội quân hùng mạnh của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.

Thứ tám: Tinh thần chiến đấu

Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi. Vì vậy mới khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

   
Bình luận (0)
Rin Diễm
Xem chi tiết
Lê Michael
26 tháng 4 2022 lúc 12:02

THAM KHẢO

1) Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp.

2) Khởi nghĩa Hương Khê 

3) Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân

4) tháng 4 - 1892

5) 5-6-1911

6) Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của những nhà cách mạng đi trước nhưng Nguyễn Ái Quốc nhận thấy con đường cứu nước đó không đúng đắn, người ví con đường đó là Đuổi hổ cửa trước, rước Beo cửa sau

7) Bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.

8) 

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

 

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản

Bình luận (0)
❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết

Nguyên Nhân thất bại

Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.

Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.

Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Theo Đào Duy Anh, ngoài việc thiếu liên kết và thống nhất về tổ chức (tương tự như "tính chất địa phương" mà Nguyễn Thế Anh phản ánh), phong trào Cần Vương còn có những nguyên nhân thất bại khác

 

Nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển làm nền tảng, vì vậy vũ khí thô sơ không thể chống lại vũ khí hiện đại của Pháp

Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng chính quy của địch

Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và chết vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho quân khởi nghĩa, khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

Ý nghĩa lịch sử: 

Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mênh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 6 2017 lúc 14:05

Đáp án: A

 

Bình luận (0)
Nguyễn Đại
Xem chi tiết
Nguyễn Đại
28 tháng 4 2021 lúc 20:43

Bài học kinh nghiệm:

    - Phải xây dựng khối đoàn kết toàn dân, thực hiện chiến tranh nhân dân.

    - Chăm lo và nâng cao đời sống nhân dân

    - Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù

    - Có đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo

     - Người lãnh đạo sáng suốt chín chắn và trưởng thành

    - Kết hợp đấu tranh trên mặt ngoại giao và quân sự

     - Có tinh thần quyết chiến, quyết thắng, không sợ khó khăn gian khổ.

Cái này đúng không vậy ạ

Bình luận (0)