hãy tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh vật ở thanh hoá
Qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống?
Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?
1/Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:
+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt
+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt
+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:
+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường
+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.
2/Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:
+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.
+ Cấm săn bắn động vật hoang dã
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật
Hãy tìm hiểu về một trong các nguồn tài nguyên biển đảo của nước ta và việc khai thác nguồn tài nguyên này.
Tham khảo: Nghề khai thác muối
- Điều kiện phát triển: Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề muối do có: đường bờ biển dài 3260 km, khí hậu nhiệt đới, nước biển nóng, độ mặn cao.
- Tổng trữ lượng khai thác: khoảng 120-130 tỷ tấn.
- Các tỉnh khá thác muối lâu đời: Việt Nam có 21/63 tỉnh sản xuất muối như: Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chính Minh, Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thanh Hóa,…
- Phương pháp sản xuất:
+ Phơi cát thủ công ở miền Bắc và miền Trung
+ Phơi nước bao gồm: Phơi nước phân tán, phơi nước tập trung.
- Hoạt động xuất khẩu: do nhu cầu dùng muối cao nên Việt Nam đã xuất khẩu được sản phẩm muối sang nhiều thị trường, như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ,.. với số lượng ngày càng tăng.
- Khó khăn:
+ Sản xuất chưa ổn định, sản lượng thất thường, năng suất và giá bán thường xuyên thay đổi.
+Phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
+ Thiếu doanh nghiệp kinh doanh muối, kho muối của người dân còn khá tạm bợ.
+ Thường xuyên bị thương lái ép giá nên giá thành thấp.
+ Sử dụng theo phương pháp thủ công và cần nhiều lao động.
- Biện pháp khắc phục:
+ Nâng cao chất lượng muối.
+ Ổn định giá muối theo từng giai đoạn.
+ Đảm bảo số lượng nhập khẩu muối.
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng muối rõ ràng.
+ Xây dựng các nhà máy chế biến muối gắn với vùng nguyên kiệu.
+ Xây dựng kịch bản về biến đổi khí hậu vùng ven biển.
1.em hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm gây ô nhiễm nguồn nước sông,biện pháp khắc phuc
2.em hãy nêu đặc điểm chung của tài nguyên đất nươc ta
3.em hãy nêu đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật ở nước ta.tại sao phải bảo vệ tài nguyên động vật
4.tại sao phải bảo về tài nguyên rừng ?là một học sinh em sẽ làm gì để đóng góp phần bảo vệ tài nguyên rừng
GIÚP TỚ VỚI...<3
câu 1 : các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là :
+ do rác thải trong sinh hoạt
+ do rác thải trong y tế
+ do rác thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp
+ do y thức của ng dân
biện pháp khắc phục
+ tuyên truyền nâng cao y thức ng dân
+ đề nghị các nhà máy sản xuất thiết bị y tế ko thải các chất thải sinh học ra môi sông
+ đề nghị các nhà máy sản xuất nông nghiệp ko thải các chất thải hoá học ra môi sông
câu 2
đặc điểm chung của tài nguyên nước ta là mặc dù rất phong phú nhưng đều có hạn , nếu khai thác và sử dụng quá mức sẽ bị cạn kiệt
câu 3
đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật nước ta là mặc dù rất phong phú nhưng đều có hạn .
phải bảo vệ tài nguyên động vật vì :
+ chúng giúp cân bằng và giúp đa dạng hệ sinh thái
+ nếu khai thác quá mức chúng sẽ bị liệt vào danh sách đỏ và có thể bị tyệt chủng
câu 4
phải bảo vệ tài nguyên rừng vì :
+ vì chúng cung cấp 1 nguồn ô xi lớn
+ giúp cân bằng lượng khí ô xi và các - bô - níc trong bầu khí quyển
+ có thể cung cấp gỗ tốt
là một học sinh em sẽ :
+ tuyên truyền mn ko nên khai thác quá nhiều tài nguyên rừng
+ tuyên truyền mn ko nên khai thác trái phép tài nguyên rưtng quá hiếm như cây pơ mu , cây thông đỏ
THAM KHẢO
1. Ngyên nhân
- Biện pháp
-Chất thải công nghiệp
-Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý
-Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản
-Rò rỉ dầu do tai nạn
-Sử dụng nhiên liệu hóa thạch
-Sự nóng lên toàn cầu
-Chất thải phóng xạ
-Đô thị hóa
-Chất thải động vật
-Rò rỉ lưu trữ dưới lòng đất
Biện pháp
-Xử lý nước thải công nghiệp
-Xử lý nước thải đúng cách
-Luật pháp và chính sách chống ô nhiễm nước
-Nỗ lực cá nhân và các chiến dịch giáo dục
-Thực hành nông nghiệp xanh
Hãy tìm hiểu và cho biết thành phần thuốc bảo vệ thực vật thường dùng ở Việt Nam. Các thuốc này có nguồn gốc hoá học hay sinh học? Lựa chọn và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như thế nào để bảo đảm an toàn, hiệu quả?
Tham khảo:
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,.. nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng
. - Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,..độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lới hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....): Rất ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
Lựa chọn và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để bảo đảm an toàn, hiệu quả bằng cách thay thế thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, không sử dụng các phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hóa học.
1/:Qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống?
2/: Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?
1/ Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:
+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt
+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt
+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:
+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường
+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.
2/ Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:
+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.
+ Cấm săn bắn động vật hoang dã
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.
+ Ứng dụng KHCN vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật
nội dung 1 nguồn lợi tự nhiên ở địa phương
tài nguyên đất
tài nguyên sinh vật
tài nguyên khoáng sảng
tài nguyên nc,....
vai chò của nguồn lợi tự nhiên với đời sống và sản xuất
Em hãy chứng minh rằng khi sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẽ có tác dụng tốt đến nguồn tài nguyên đất và nước . 2.Cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa? 3. Nguyên nhân gây ngộ độc bảo vệ thực vật khi ăn rau quả
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước ở nước ta bị suy giảm rõ rệt?
A. Khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường nước.
B. Chặt phá rừng làm nương rẫy, xây dựng nhà ở.
C. Biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều thiên tai xảy ra gần đây.
D. Hậu quả của việc mở các hồ chứa nước vào mùa lũ.
Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm rõ rệt nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta là do con người khai thác tài nguyên quá mức (chặt phá rừng bừa bãi, nổ mìn đánh cá,…), môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng (ô nhiễm môi trường biển, sông hồ làm cá chết hàng loạt, nhiều loài thủy sinh cũng suy giảm số lượng.).
Tìm hiểu từ internet hay tài liệu (sách, báo), em hãy viết một đoạn thông tin về nguyên tố hóa học cần thiết cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất
Oxygen (O) là nguyên tố hóa học không thể thiếu cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất. Một lượng khí oxygen được con người hít vào đi qua phổi vào máu, từ đó oxygen được tim co bóp đưa đi đến khắp các tế bào trên cơ thể, nuôi dưỡng và giúp các bộ phận khác hoạt động ổn định.
Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhiều ngày nhưng nhịn thở thì không thể kéo dài trong vòng vài phút. Nếu não không được cung cấp oxygen thì sau 4 - 5 phút đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9 – 10 phút sẽ bị tổn thương không phục hồi. Oxygen có vai trò rất quan trọng đối với sự sống, cơ thể thiếu oxygen là nguyên nhân của nhiều bệnh. Da thiếu oxygen nhanh chóng bị lão hóa, sạm, khô, độ đàn hồi kém, dễ hình thành các nếp nhăn, thậm chí mất cân bằng của sự bài tiết chất nhờn và trở nên xám xỉn, dễ nổi mụn. Não thiếu oxygen lâu dài sẽ dẫn đến trí nhớ suy giảm, mỏi mắt, cao huyết áp, xung huyết não, tắc nghẽn mạch máu, xơ mạch máu,…
Để cơ thể khỏe mạnh, làm việc có năng suất cần luôn đảm bảo đủ nhu cầu oxygen cho cơ thể. Tạo môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi thông thoáng và có nhiều cây xanh là biện pháp cung cấp oxygen tự nhiên hữu ích.