Giả sử một quần xã sinh vật gồm các loài sau: cỏ, nai, hổ, cáo, gà, chuột, vi khuẩn
a, hãy cho biết thế nào là một lưới thức ăn
b, Xác định lưới thức ăn có thể có của quần xã trên.
Hỏi đáp
Giả sử một quần xã sinh vật gồm các loài sau: cỏ, nai, hổ, cáo, gà, chuột, vi khuẩn
a, hãy cho biết thế nào là một lưới thức ăn
b, Xác định lưới thức ăn có thể có của quần xã trên.
a/Lưới thức ăn là chuỗi thức ăn có nhiều móc xích chung tạo thành môt lưới thức ăn
Câu1 Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Bản thân em phải làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí ?
các bạn giúp mk ngay nhe mai mk kiểm tra rồi😀
Vì: tai nguyên thiên nhiên là một nguồn năng lương vô hạn nhưng nếu sử dụng bừa bãi sẽ gây lãng phí nguồn tài nguyên đó và sẽ cạn kiệt dấn. nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không sử dụng hợp lí sẽ gây ảnh hưởng rất lớn môi trường như ô nhiễm nguồn nước, không khí,...Bản thần mình phải vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon (vì chỉ dùng 1 lần rồi bỏ), đừng liệng chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm điện nước, chuyển sang dùng năng lượng bền vững, đẩy nhanh canh tác hữu cơ, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khí thải, giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, để Địa Cầu chúng ta không còn nóng thêm nữa. -Chúc bạn kiểm tra đạt điểm tốt -
Câu 1: Ưu điểm và nhược điểm của tháp dân số già và tháp dân số trẻ.
Câu 2: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí.
Câu 2:
Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốc gia, tạo sự hài hòa giừa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
Phát triển dân số hợp lí là không dể dân sô' tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ãn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
Phát triển dân số hợp lí là nhằm mục đích đảm bảo tốt chất lượng cuộc sông của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xă hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.
Câu 1: Tại sao nói rừng có vai trò quang trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các nguồn tại nguyện sinh vật khác
Câu 2: Thế nào là 1 quần thể sinh vật nêu những đặc trưng cơ bản của cơ thể và cho biết đặc trưng nào là cơ bản nhất
Câu 3: Thế nào là tháp dân số phân biệt sự khác nhau giữa tháp dân số già và tháp dân số trẻ
Trả lời câu hỏi giúp mình nha mọi người
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…
Hình tháp dân số trẻ là hình tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiểu và đỉnh tháp nhọn biểu hiệri ti lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp
Hình tháp dân số già là hình tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sình và tỉ lệ tử vong đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao.
Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật cỏ trong một đơn vi diện tích hay thể tích. Ví dụ :
- Mật độ cây bạch đàn : 625 cây/ha đồi.
- Mật độ sâu rau : 2 con/m2 ruộng rau.
- Mật độ chim sẻ : 10 con/ha đổng lúa.
- Mật độ tảo xoắn : 0,5 gam/m3 nước ao.
Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu ki sông của sinh vật. Mật độ quần thê tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào ; mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh...
giúp mình bài ni với mấy bạn iu mấy bạn nhìu nhoa
Nhờ đâu mà hàm lượng khí õi và cacbonic được ổn định???
cỏm ơn các bạn nhìu
-Nhờ việc cây xanh thực hiện quá trình quang hợp nhả ra khí oxi,con người,động vật thực hiện quá trình hô hấp bằng cách hấp thụ khí oxi,thải ra khí cacbonic,và cây xanh lại hấp thụ khí cacbonic do con người thải ra.Nhờ vậy mà lượng khí oxi và cacbonic được ổn định,cân bằng.
bạn tham khảo nhé
- Nhờ quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi nên góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khíCÂY SỐNG TRONG VƯỜN CHỊU ẢNH HƯỞNG BỞI NHỮNG NHÂN TỐ SINH THÁI NÀO? SẮP XẾP THEO TỪNG NHÓM.
CÂY SỐNG TRONG VƯỜN CHỊU ẢNH HƯỞNG BỞI NHỮNG NHÂN TỐ SINH THÁI NÀO? SẮP XẾP THEO TỪNG NHÓM.
+ Nhiệt độ
+ Ánh sáng
+ Thức ăn (phân bón)
+ Điều kiện ngoại cảnh
+ Thời tiết
+ Khí hậu
+...
Câu1 qua các kiến thức đã biết em hãy cho biết nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật
Câu2 qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường em hãy nhận xét môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi đang sinh sống
Các bạn giúp giùm minh với mình đg cần gấp
1-Bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm
-Nghiêm cấm săn bắt,hái lượm những sinh vật quý hiếm nhằm bảo vệ số lượng cá thể của mỗi loài
-Xây dựng các khu bảo tồn nhiên thiên,vườn quốc gia,............
thiết kế thí nghiệm về điều kiện hạt nảy mầm?
1. về chất lượng hạt giống
Để làm được thí nghiệm này, ta phải thiết kế như sau: cho các cốc thí nghiệm đặt ở điều kiện môi trường giống nhau (đủ nước, đủ ánh sáng,...), tuy nhiên mỗi cốc lại có chất lượng hạt giống khác nhau, chẳng hạn như một cốc có chất lượng tốt, một cốc chứa hạt giống bị mốc, lép,...
2.Nhiệt độ
Lm tương tự như thí nghiệm 1 nhưng khác ở chỗ mỗi cốc để ở các môi trường có nhiệt độ khác nhau ( có thể là 1 nơi quá nóng và 1 nơi nhiệt độ bình thường)
3. Anh sáng
Lm tương tự như thí nghiệm 1 nhưng khác ở chỗ mỗi cốc để ở các môi trường có điều kiện ánh sáng khác nhau ( có thể là 1 nơi quá tối và 1 nơi ánh sáng vừa đủ bình thường)
4. Nước
Lm tương tự như thí nghiệm 1 nhưng khác ở chỗ mỗi cốc tưới một lượng nước khác nhau khác nhau : 1 cốc tưới nước thường xuyên , đều đặn còn cốc kia thì không tưới nước
Tại sao phải nuôi vịt theo đàn ?
Giúp mình với ạ!
Trình bày những hoạt động tiêu cực và tích cực của con người đối với môi trường?
- Những hoạt động tiêu cực của con người đối với môi trường:
+ Khai thác rừng bừa bãi.
+ Săn bắt động vật hoang dã.
+ Đổ rác thài, chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường.
+ Sử dụng các chất phóng xạ, các hóa châ't dộc,.ỗ.
- Những hoạt động tích cực của con người đối với môi trường:
+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch.
+ Khai thác tài nguyên lâm, thủy sản hợp lí.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,...
+ Trồng cây, gây rừng.
+ Phòng cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
+ Phát triển dân sô' hợp lí.
+ Sử dụng đât hợp lí, có kế hoạch cải tạo đất.
+ Chống thử và sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.
+ Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.
*con người cũng là một nguồn ô nhiễm:
Con người sống trên Trái đất chủ yếu sử dụng không khí, nước và thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể. Mỗi người lớn một ngày hít vào 100 lít không khí và thở ra lượng khí cacbonic cũng nhiều như vậy. Khí cacbonic là khí thải, tụ lại nhiều một chỗ sẽ làm vẩn đục không khí trong phòng, gây khó chịu. Nếu buổi tối đi ngủ đóng kín cửa phòng, khí cacbonic sẽ vẩn đục khắp phòng. Bởi vậy buổi sáng ngủ dậy phải mở cửa để không khí lưu thông, phòng ở mới sạch.
Khi người ta ăn các thức ăc để bổ sung dinh dưỡng, sẽ thải ra cặn bã. Chất cặn bã (phân và nước tiểu) xuất hiện ở môi trường sinh hoạt nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khoẻ con người (như gây bệnh giun sán).
Trong quá trình thay đổi tế bào trong cơ thể con người thường toả ra nhiệt lượng và mùi vị. Mùi vị của cơ thể mỗi người khác nhau, trong đó có một mùi rất nặng kích thích hệ thần kinh khứu giác, đó là mùi hôi nách. Ðây cũng là một nguồn ô nhiễm của cơ thể con người.
Trong sinh hoạt hàng ngày, cơ thể con người luôn luôn toả nhiệt để điều tiết cân bằng nhiệt độ cơ thể. Nhiệt lượng này toả ra môi trường xung quanh nên chúng ta không thấy ảnh hưởng xấu của hiện tượng này. Ví dụ trong một toa xe đóng kín cửa chật ních người, nhiệt độ sẽ cao dần và những người bên trong sẽ cảm thấy khó chịu, vì nhiệt lượng toả ra từ cơ thể người đã làm tăng nhiệt độ trong xe.
Cơ thể chúng ta là một nguồn ô nhiễm. Nêu vấn đề này ra có thể có một số người chưa nhận thức được. Nhưng chúng ta sẽ phát hiện ra điều này khi tập trung một số đông người trong một môi trường nhỏ hẹp. Bởi vậy, chúng ta không những cần phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp mà còn cần phòng ngừa cơ thể gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ chúng ta.
* con người phải bảo vệ môi trường tự nhiên:
• Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
• Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.
• Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.
• Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan.
• Không hút thuốc là nơi công cộng.
• Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá.
• Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh.
• Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên
– Những hoạt động tiêu cực của con người đối với môi trường:
+ Khai thác rừng bừa bãi.
+ Săn bắt động vật hoang dã.
+ Đổ rác thài, chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường.
+ Sử dụng các chất phóng xạ, các hóa chất độc hại .
– Những hoạt động tích cực của con người đối với môi trường:
+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch.
+ Khai thác tài nguyên lâm, thủy sản hợp lí.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…
+ Trồng cây, gây rừng.
+ Phòng cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
+ Phát triển dân sô' hợp lí.
+ Sử dụng đât hợp lí, có kế hoạch cải tạo đất.
+ Chống thử và sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.+ Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.