Bài 16: Tính số gam, số mol HCl có trong 85,4ml dung dịch HCl 14,6% (D = 1,17 g/ml).
tính số gam, số mol HCl có trong 85,4ml dung dịch HCl 14,6% ( D=1,17 g/ml)
Dung dịch HCl nồng độ 26% (kí hiệu là dung dịch X) có khối lượng riêng d = 1,189 g/mL.
a. Tính số mol HCl có trong 10 mL dung dịch X.
b. Để hòa tan vừa hết 16 gam Fe2O3 cần dùng vừa hết y mL dung dịch X. Tính giá trị của y.
c. Tính nồng độ mol/L của dung dịch X.
d. Để hòa tan vừa hết 20 gam muối cacbonat BCO3 (Z là kim loại chưa biết) cần dùng vừa đủ 48,78 mL dung dịch X. Tìm kim loại Z.
Bài : Tính số mol của các ion trong các dung dịch sau: A)200 ml dung dịch Al2(SO4)3 28,5% (có d = 1,2 g/ml). B)100 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 3M và HNO3 1M.
a) \(m_{ddAl_2\left(SO_4\right)_3}=200\cdot1,2=240\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=\dfrac{240\cdot28,5}{100}=68,4\left(g\right)\)
\(\Rightarrow n_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=0,2mol\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{Al^{3+}}=2n_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=0,4mol\\n_{SO^{2-}_4}=0,6mol\end{matrix}\right.\)
b) \(n_{HCl}=0,1\cdot3=0,3mol\) \(\Rightarrow n_{Cl^-}=0,3mol\)
\(n_{HNO_3}=0,1\cdot1=0,1mol\) \(\Rightarrow n_{NO^-_3}=0,1mol\)
\(\Sigma n_{H^+}=n_{HCl}+n_{HNO_3}=0,3+0,1=0,4mol\)
Tính số mol chất tan trong các dung dịch sau: a. 200 ml dd HCl 2,5M b. 200 g dd HCl 7,3 % c. 300 gam dd NaOH 40% d. 500 ml dd NaOH 0,5M
a) n HCl = 0,2.2,5 = 0,5 mol
b) m HCl =200.7,3% = 14,6 gam
n HCl = 14,6/36,5 = 0,4 mol
c) m NaOH = 300.40% = 120 gam
n NaOH = 120/40 = 3(mol)
d) n NaOH = 0,5.0,5 = 0,25 mol
Tính số mol các chất trong các trường hợp sau:
+ 4,48 lít khí oxi ở đktc
+ 150 g dung dịch NaOH 16%
+ 200 ml dung dịch HCl 0,2M
+ 150 ml dung dịch NaOH 16% , biết khối lượng riêng của dd NaOH là 1,25 g/ml
+ Trộn 100 ml dung dịch NaCl 1M với 200 ml dung dịch NaCl 0,5M
Bài 1. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH 20% với D = 1,225 g/ml.
Bài2. Tính nồng độ % của dung dịch HCl 4,73M có D = 1,079 g/ml.
Bài 1. \(C_M=\dfrac{10.D.C\%}{M}=\dfrac{10.1,225.20}{40}=6,125M\)
Bài 2: \(C_M=\dfrac{10.D.C\%}{M}\Leftrightarrow4,73=\dfrac{10.1,079.C\%}{36,5}\)
=> \(C\%=16\%\)
Hình như câu 1 thiếu dữ kiện em ơi,câu 2 cũng vậy
3/ Trung hòa hết 150 gam dung dịch HCl 14,6% bằng V (ml) dung dịch KOH 1M, ta thu được x(g) muối potassium chloride KCl. a/ Tính khối lượng HCl cần cho phản ứng trên. b/ Tính giá trị của V và x. Biết H = 1 O = 16 Cl = 35,5 K = 39
PTHH: \(KOH+HCl\rightarrow KCl+H_2O\)
Ta có: \(m_{HCl}=150\cdot14,6\%=21,9\left(g\right)\) \(\Rightarrow n_{HCl}=\dfrac{21,9}{36,5}=0,6\left(mol\right)=n_{KOH}=n_{KCl}\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}V_{KOH}=\dfrac{0,6}{1}=0,6\left(l\right)=600\left(ml\right)\\m_{KCl}=0,6\cdot74,5=44,7\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
Cho 200 (ml) dung dịch HCl 0,5M trộn với 600 (ml) dung dịch HCl 0,5M
a) Tính số mol HCl 200 (ml)
b) Tính số mol HCl 600 (ml)
c) Tính số mol HCl sau pha trộn
d) Tính thể tích dung dịch HCl sau pha trộn
e) Tính nồng độ mol dung dịch HCl sau pha trộn
a,,mol HCl=CM\(\times\) V =0,5\(\times\)0,2=0,1 b,,: molHCL= 0,6.0,5=0,3mol
d, tổng thể tick sau trộn =200+600=800(ml)=0,8(l) → molHCl sau trộn = 0,3+0,1=0,4mol
→Nồng độ sau HCl= \(\frac{n}{V}=\frac{0,4}{0,8}=0,5M\)
Bài 1.Tính nồng độ mol của 850 ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3.
Bài 2.Tỉnh nồng độ mol của 0,5 mol KCl trong 750 ml dung dịch
Bài 3.Hãy tính số mol và số gam chất tan có trong 500 ml dung dịch KNO; 2M
Bài 4.Hãy tính nổng độ phần trăm của 20 g KCl trong 600 g dung dịch
Bài 1:
\(n_{KNO_3}=\dfrac{20}{101}=0,198\left(mol\right)\)
\(C_M=\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,198}{0,85}=0,233M\)
Bài 2:
\(C_M=\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,5}{0,75}=0,66M\)
Bài 3:
\(n_{KNO_3}=2.0,5=1\left(mol\right)\)
\(m_{KNO_3}=1.101=101\left(g\right)\)
Bài 4:
\(C\%=\dfrac{20}{600}.100=3,33\%\)
Bài 1:
\(n_{KNO_3}=\dfrac{20}{101}=0,198\left(mol\right)\)
\(C_{M_{ddKNO_3}}=\dfrac{0,198}{0,85}\approx0,23M\)
Bài 2:
\(C_{M_{ddKCl}}=\dfrac{0,5}{0,75}\approx0,667M\)
Bài 3:
\(n_{KNO_3}=0,5.2=1\left(mol\right)\Rightarrow m_{KNO_3}=1.101=101\left(g\right)\)
Bài 4:
\(C\%_{ddKCl}=\dfrac{20.100\%}{600}=3,333\%\)