Những câu hỏi liên quan
 Lê Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ngọc
Xem chi tiết

Đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có nguy cơ chấn thương sọ não cao gấp 4 lần. Nguy cơ này còn tăng lên gấp 10 lần trong các trường hợp xảy ra tai nạn giao thông.

Nếu bạn uống nhiều rượu trong một thời gian dài, rượu có thể gây ảnh hưởng đến kích thước và hoạt động của bộ não. Các tế bào não bắt đầu thay đổi, thậm chí còn nhỏ hơn bình thường. Uống rượu say thực sự có thể thu nhỏ não của bạn. Và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ của bạn. Nó cũng có thể làm cho việc giữ nhiệt độ cơ thể ổn định và kiểm soát chuyển động của bạn trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, dùng quá nhiều rượu khiến bạn có thể mắc bệnh thoái hóa tiểu cầu não, do các tế bào nơron ở tiểu não bị phá hủy và chết do tác động của rượu. Bị thoái hóa tiểu não khiến não bộ không thể kiểm soát được chức năng vận động và giữ thăng bằng, với một loạt các dấu hiệu như rung tay, chân, rung giật nhãn cầu....

Bình luận (0)
Kiên NT
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hiền
25 tháng 1 2016 lúc 21:02

Không riêng gì người lớn, trẻ em lúc đang ngồi cùng bố mẹ trên xe cũng cần phải đội nón bảo hiểm để bảo vệ an toàn cho bản thân. Tuy nhiên cũng lắm khi các bậc phụ huynh quên mất việc nhắc nhở con mình mang theo, thậm chí ngay cả lúc đi một mình. Đã xuất hiện nhiều vụ tai nạn thương tâm mà trong khi đó trẻ em chẳng được đội mũ bảo hiểm, do đó hãy lưu tâm đến chuyện này thường xuyên. Vậy Chọn nón bảo hiểm cho con như thế nào là chính xác?

Đầu tiên hãy tạo lập thói quen đội mũ bảo hiểm cho bé lúc đi ra ngoài. Chỉ cần bé ngồi trên xe máy hay xe đạp điện, ngay lập tức các ông bố bà mẹ mang ra và cài dây thật chắc chắn. Hãy giải thích dần dần tầm quan trọng của vấn đề này tác động đến tâm trí, thường xuyên cho bé xem các tranh ảnh bằng các bài học tuyên truyền trong sách giáo khoa hay ti vi. Bởi lẽ độ tuổi này rất dễ bắt chước hành vi mọi người xung quanh, phụ huynh có thể dẫn bé đi chơi ở gần công viên và chỉ cho thấy người ta đang lái xe với mũ bảo hiểm nhiều cỡ nào.

Như đã nói, trẻ em rất dễ ảnh hưởng từ người lớn. Trước tiên, họ cần phải làm gương, ví dụ như lái xe máy hay xe đạp điện rồi sau đó chỉ rõ từng hành động lấy cho đến lúc ra khỏi nhà. Ngược lại, nếu bạn không thường xuyên đội mũ bảo hiểm ra ngoài, trẻ sẽ học theo và tiềm thức nhận định rằng chẳng quan trọng cần thiết làm vậy. Điều này thực sự không tốt cho độ tuổi này.

Chính sự bắt chước hành vi từ người khác của trẻ nhỏ, bạn hãy đội mũ bảo hiểm thường xuyên để trẻ cũng “muốn” giống như bạn. Sau khi đã tạo lập thói quen đó, bạn nên chỉ ra những tác dụng “thần kỳ” ấy về chuyện bảo vệ đầu con người, bộ phận quan trọng nhất cơ thể người. Ví dụ như các chấn thương rất dễ làm đau đầu, khiến đầu bị chảy máu, mất trí thông minh chẳng thể tiếp tục học hành. Nói chung các bà mẹ chỉ cần dẫn chứng mũ bảo hiểm trẻ em sao cho nhẹ nhàng nhưng đủ sâu sắc là được.

Nhất là môi trường giáo dục như những trường học, các thầy cô nên chỉ dạy về an toàn giao thông ở tiết học chính khóa. Bởi lẽ độ tuổi này chưa thể nhận thức hết mức độ nguy hiểm về tai nạn đang thường xuyên xảy ra hàng ngày; bằng cách lồng ghép bài học trẻ em sẽ biết được mình nên làm gì để luôn tự bảo vệ an toàn cho mình. Quan trọng hơn, người lớn luôn phải tác động đến suy nghĩ và hành động trẻ em khi sử dụng mũ bảo hiểm.

Bình luận (0)
kocanbiet_8
22 tháng 1 2016 lúc 21:03

vì hiện nay 70% vụ gây thương tích đều liên quan đến xe máy và trong số đó có đến 20 % là trẻ em

leuleu

Bình luận (0)
La Uyen Nhu
21 tháng 9 2016 lúc 10:41

nên vì đội mũ bảo hiểm sẽ tránh gây thương tích khi va vào một chỗ nào đó nói đúng nhất là tránh bị thương tích khi bị đụng xe hoặc quệt xe

Bình luận (0)
Lưu Thùy Dung
Xem chi tiết
Hoa Thiên Lý
14 tháng 1 2016 lúc 7:38

Câu 1: Tại sao trẻ em chúng ta cần đôi mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe máy?

Em không rõ từ lúc nào, chiếc nón bảo hiểm đã trở thành người bạn thân quen, giúp em thấy an toàn mỗi khi đi xe đạp hoặc ngồi trên xe máy.

Mũ bảo hiểm dùng để bảo vệ đầu của chúng ta tránh bị tổn thương khi gặp tai nạn do giao thông. Trong các bộ phận của con người, bộ não là quan trọng nhất, nó chỉ huy hoạt động các bộ phận khác. Theo thống kê của ủy ban an toàn giao thông quốc gia, trong số người chết hoặc bị thương, mất khả năng lao động và học tập do tai nạn giao thông thì một tỉ lệ rất lớn là do thương tích ở vùng đầu và não. Tai nạn giao thông là một điều không báo trước, có thể chúng ta đi xe rất cẩn thận, nhưng tai nạn vẫn xảy ra do phương tiện khác xô đụng vào. Từ khi luật giao thông đường bộ đưa vào qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với xe máy thì tỉ lệ tử vong và thương tích trong các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy đã giảm đi rõ rệt. 

Có người cho rằng trẻ em không cần và không nên đội mũ bảo hiểm vì lý do khi tai nạn giao thông có thể dây mũ thắt vào cổ gây ngạt. Điều đó không đúng, vì khi tham gia giao thông và gặp tai nạn, trên đường có rất nhiều người và khi ta ngã sẽ có những người xung quanh đến giúp. Việc ngạt thở do dây mũ sẽ không xảy ra. Có thể trẻ sơ sinh 1-2 năm tuổi không cần đỗi mũ bảo hiễm vì các bé thường được bố mẹ bế; và đội mũ với tư thế nằm trên tay bỗ mẹ có thể gây khó chịu và gây ngạt. Nhưng đối với trẻ em lớn hơn 2 tuổi, chúng ta rất nên đội mũ bảo hiểm, ban đầu thấy khó chịu và vướng víu, nhưng sau sẽ quen và có cảm giác thấy thiếu vắng khi ngôi trên xe mà không đội mũ.

Đội mũ khi ngồi trên xe máy đã là qui định của luật giao thông đường bộ, kể cả đối với trẻ em. Khi tai nạn giao thông xảy ra thì những người ngồi trên xe đều dễ bị thương, cho dù là người cầm lái hay là người ngồi sau, bất kể người đó là người lớn hay trẻ em. Luật không bắt buộc đội mũ khi đi xe đạp, tuy nhiên chúng ta vẫn nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp để hạn chế bị chấn thương não khi chẳng may tai nạn giao thông ập đến. 

Chiếc mũ (nón) bảo hiểm tuy không phải là giải pháp hoàn hảo để đảm bảo cho chúng ta không bị thương vong khi giao thông, nhưng nó đã là công cụ cứu được rất nhiều người tránh khỏi thần chết và các chấn thương não. Quan trọng hơn, mỗi khi đội mũ bảo hiểm trên đầu, nó như nhắc nhở chủ nhân của nó hãy cẩn thận và tuân thủ pháp luật hơn khi tham gia giao thông, tránh gây tai nạn cho mình và cho người khác.

Câu 2: Em đã làm gì để khuyến khích các bạn cùng lớp thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm?

- Luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe máy để làm gương cho các bạn khác

- Kể cho các bạn về các vụ tai nạn giao thông mà em đã biết, đã đọc để các bạn thây sợ tai nạn giao thông và hậu quả của nó

- Nhắc nhở bố mẹ và các bạn khi thấy họ không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe máy

- Cùng các bạn tham gia các giờ ngoại khóa về an toàn giao thông, tuân thủ các luật giao thông để tránh tai nạn, học cách sơ cứu khi gặp tai nạn

- . . . .

Bình luận (1)
tran thi phuong
11 tháng 1 2016 lúc 20:30

câu 1: trẻ em nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy vì thứ nhất đó là tuân thủ nội quy giao thông quan trọng hơn nữa là bảo vệ chính bản thân các bạn đó và nhờ đó mà các bạn khác nhìn vào và học tập hơn nữa khi có nếp quen như vậy thì lớn lên các bạn sẽ chấp hành tốt nội quy hơn 

còn khi đi xe đạp thì trẻ em không nhất thiết phải đội mũ bảo hiểm do đó nguy hẻm không cao

câu 2 :đưa ra các tấm gương và lợi ích to lớn của việc  đội mũ bảo hiểm đồng thời với đó là hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm, lập ra các ý tưởng chương trình khuyến khích việc đội mũ bảo hiểm.

Bình luận (0)
Phạm Hoàng Phương
12 tháng 1 2016 lúc 14:22

Câu 1: Trẻ em chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe máy để bảo vệ bản thân, an toàn khi tham gia giao thông.

Câu 2: Để các bạn cùng lớp thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm, em sẽ là người đầu tiên thực hiện điều này. Em sẽ bảo bố mẹ cho đội mũ bảo hiểm khi đến trường, rồi giải thích cho các bạn thấy được lợi ích sức khỏe khi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Em sẽ tích cực vận động thành lập nhóm các bạn trong lớp cùng đội mũ, rồi sau đó mở rộng nhóm đến toàn thể các bạn trong lớp. Theo thời gian, các bạn sẽ có được thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Bình luận (0)
Xem chi tiết

tuyên truyền, chỉ bảo các bạn ấy khi đi xe phải đội mũ bảo hiểm

đọc luật an toàn giao thông và khuyên các cậu ấy

để mik nghĩ tếp đã nhưng cho mik nha

Bình luận (0)
meo
21 tháng 3 2019 lúc 20:22

khuyên nhủ, kêu gọi, đi tuyên truyền và treo băng rôn,... về việc ngân cao ý thức chấp hành quy định giao thông với các bạn.

Bình luận (0)
𝑅 𝑒 𝓈 𝑒 𝓉 .
21 tháng 3 2019 lúc 20:31

khuyên, đi tuyên truyền về việc đội mũ bảo hiểm, giải nghĩa cho các bn hiểu vì sao ta lại phải đội mũ bảo hiểm,...

còn nx nhưng quên r,  .___.

...hok tốt...

Bình luận (0)
châu lê thị huỳnh như
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn
29 tháng 1 2016 lúc 19:36

ko.vi nong

Bình luận (0)
Hoàng Thị Minh Phương
29 tháng 1 2016 lúc 20:17

có vì sẽ bảo vệ được đầu của chúng ta

Bình luận (0)
Duy Đỗ Ngọc Tuấn
25 tháng 3 2018 lúc 17:25

trẻ em cần đội mũ bảo hiểm vì để bảo vệ bản thân, an toàn khi tham gia giao thông

-Tuyên truyền, vận động,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 9 2023 lúc 11:19

Tham khảo!

Việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy sẽ giúp bảo vệ não bộ – cơ quan quan trọng có vai trò sống còn bậc nhất trong cơ thể tránh khỏi được những tổn thương trong trường hợp có tai nạn xảy ra. Nhờ đó, việc này sẽ giúp giảm thiểu hậu quả do tai nạn gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não – một trong những nguy cơ tử vong hàng đầu trong các tai nạn giao thông và tai nạn lao động

Bình luận (0)
Chính Ngô
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
1 tháng 4 2022 lúc 22:16

a. Cầu khiến

b. Nghi vấn.

c. Cảm thán

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
6 tháng 12 2018 lúc 12:29

Chọn đáp án B

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, trong trường hợp này, ông X đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Bình luận (0)