truyện cổ tích hồ gươm thuộc thể loại gì của truyện dân gian . vì sao
Các truyện “ Con Rồng cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy”, Thánh
Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại
truyện dân gian nào mà em đã học? Đặc điểm chung của các truyện này
là gì?
Các truyện “ Con Rồng cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy”, Thánh
Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại truyện truyền thuyết
đặc điểm của truyện truyện truyền thuyết:
- Là loại truyện dân gian
- Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử
- Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo
- Thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử .
Trong truyện “Sự tích Hồ Gươm”, vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
- Thanh gươm trong câu chuyện có lưỡi và chuôi mỗi thứ ở một vùng và cần người anh hùng Lê Lợi phải tìm kiếm thì mới có thể ghép lại với nhau. Điều ấy biểu tượng cho người dân Việt Nam dù ở những vùng đất khác nhau nhưng chung tinh thần đoàn kết, một lòng hướng về dân tộc.
- Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
Có bạn thắc mắc:''Vì sao truyện Sự tích Hồ Gươm trong nhan đề có từ''sự tích'',truyện giải thik tên ọi Hồ Gươm nhưng không phải truyện cổ tích mà lại là truyện truyền thuyêt?''. Em hãy giải thích cho bn.
Truyện bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại truyện dân gian nào?Vì sao trong các con của vua chỉ có lang liêu đc thần giúp đỡ?Ý nghĩa của truyện là gì?
Truyện bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại truyện truyền thuyết.
Trong các con của Vua Hùng chỉ có mỗi Lang Liêu được thần giúp đỡ là do anh ăn ở phúc đức, hiền lành, không tranh giành đấu đá anh em và luôn chân thật.
Ý nghĩa của truyện là người tốt luôn được gặp lành phụ hộ, kẻ ác sẽ bị trừng phạt, và chỉ có sức lao động chân chính cùng với bàn tay của người lao động mới làm ra được thành quả lao động cao đẹp như thế.
Truyện bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại truyện truyền thuyết.
Trong các con của Vua Hùng chỉ có mỗi Lang Liêu được thần giúp đỡ là do anh ăn ở phúc đức, hiền lành, không tranh giành đấu đá anh em và luôn chân thật.
Ý nghĩa của truyện là người tốt luôn được gặp lành phụ hộ, kẻ ác sẽ bị trừng phạt, và chỉ có sức lao động chân chính cùng với bàn tay của người lao động mới làm ra được thành quả lao động cao đẹp như thế.
Truyện Bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại truyện truyền thuyết
Vì lang liêu là người thiệt thòi, lại chăm chỉ và gần dân hơn các anh khác nên được thần giúp đỡ.
Ý nghĩa của truyện: Giair thích nguồn gốc hai loại bánh. Đề cao nghề nông và sức lao động của nông dân. Ca ngợi lòng biết ơn, hiếu thảo với tổ tiên của nhân dân ta.
Vì sao truyện Sự tích hồ Gươm lại thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ?
(: Giúp mk nha , thanks trước :)
Truỵen sự tích hồ Gươm thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc vì:
---Trời trao mệnh lớn cho Lê Lợi cũng có nghĩa là nhân dân tin tưởng, trao ngọn cờ khởi nghĩa vào tay người anh hùng áo vải đất Lam Sơn. Gươm chọn người và người đã nhận thanh gươm, tức là nhận trách nhiệm trước đất nước, dân tộc. Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi đã phản ánh rất rỗ điều đó. Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bảo đền tổ quốc. ---Như vậy là gươm báu đã trao đúng vào tay người hiền tài, cho nên đã phát huy hết sức mạnh lợi hại của nó. Từ khi có gươm thiêng, nhuệ khi của nghĩa quân Lam Sơn ngày một tăng , đánh đâu thắng đấy, bao phen làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Sức mạnh đoàn kết của con người kết hợp với sức mạnh của vũ khí thần kì đã làm nên chiến thắng vẻ vang.Vì sao truyện Sự tích hồ Gươm lại thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ?
=>Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
Truyện Tấm Cám thuộc thể loại truyện dân gian nào? Vì sao em biết?
Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì vì có những yếu tố thần kì trong Tấm Cám
tham khảo :
-Truyện Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích
- vì Các yếu tố thần kì xuất hiện “dày đặc” trong truyện : Mỗi lần Tấm gặp khó khăn Bụt lại hiện lên; sự hóa thân của Tấm cũng là những chi tiết thần kì.
- So sánh với các giai đoạn phát triển của văn học dân gian, yếu tố thần kì trong Tấm Cám không phải được sử dụng nhằm thần thánh hóa nhân vật. Đó là những chi tiết gia tăng thêm khả năng hữu hạn của con người
- thể hiện mơ ước của nhân dân. Đó là đặc điểm của cổ tích.
truyện tấm cám là truyện thuộc thể loại truyện cổ tích vì trong truyện tấm cám có những yếu tố kì ảo
a. Em hãy cho biết truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại truyện nào? Nhân vật trong truyện truyền thuyết có những đặc điểm gì?
ĐANG CẦN GẤP AI LÀM HỘ TUI THEO DÕI HẾT TIM HẾT
a.Truyền thuyết.
Đặc điểm:
-Là loại truyện dân gian.
-Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử.
-Thường có yếu tố hoang đường,kì ảo.
- hể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử.
Trong các truyện sau, truyện nào thuộc thể loại truyền thuyết?
(Chỉ được chọn 1 đáp án)
A.Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng, Em bé thông minh.
B.Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh.
C.Sự tích Hồ Gươm, Em bé thông minh, Sơn Tinh Thủy Tinh.
sự tích Hồ Gươm Thuộc thể loại truyện truyền thuyết thời đại nào?
Tham Khảo
Thể loại: truyền thuyết
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm thuộc nhóm những truyền thuyết về thời Hậu Lê - so với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước (Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng...)