Những câu hỏi liên quan
29. Dương Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Dark_Hole
25 tháng 2 2022 lúc 8:49

Tham khảo: Thời đồng thau, Thủy tổ nước VN có 15 bộ lạc, có bộ lạc sống chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Bắc Việt Bắc, Do nhu cầu trị thủy và giao thương kinh tế, văn hóa nên có xu hướng hợp nhất lại, Trong các bộ lạc đó, Bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả, thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất các Bộ lạc Lạc Việt lại, thành lập nên nhà nước Văn lang, xưng là Hùng Vương, các con cháu của ông sau này đều nối truyền danh hiệu đó. Thời gian tồn tại của Nhà nước Văn lang khoảng từ đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ III trước công nguyên Sau này năm 211 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng cho Quân đi xâm lược, thủ lĩnh lúc này của liên minh các bộ lạc là Thục Phán được cử đi đánh giặcn năm 208 TCN quân Tần rút lui, với uy thế của mình, Thcj Phán xưng Vương gọi là An Dương vương, liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại thành nước Âu Lạc (Tên ghép của Lạc Việt và Âu Việt). Sau này năm 179 sau CN Triệu Đà là vua của Nam Việt đánh Thục Phán, Âu lạc bị đô hộ suốt 7 thế kỷ sau đó, bị chia ra thành nhiều Châu, Quận nhưng cái tên Âu Lạc Vẫn còn mãi...

Bình luận (0)
Karick
Xem chi tiết

Em hiểu:

-"Các vua hùng đã có công dựng nước". Vậy nên để tưởng nhớ và biết ơn các vua Hùng là đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của mỗi học sinh cũng như người dân nước Việt, đó là bổn phận, là tình cảm, là nghĩa vụ thiêng liêng của em và tất cả mọi người.

 

Trách nhiệm:

-Là 1 học sinh cần cố gắng ngoan ngoãn và học hành thật giỏi để truyền bá kinh nghiệm lại cho đời con đời cháu nhằm cải thiện cuộc sống, cố gắng trở thành một công dân tốt để sau này kiến thiết nước nhà phát huy giá trị truyền thống của dân tộc ta.

~~~~~~~~~~~~ có ý bạn tham khảo#~~~~~~

 

Bình luận (1)
Ng Ngann
13 tháng 3 2022 lúc 22:36

Ukm,mình nhớ là giáo viên lịch sử của mình có nói đến câu này : Vì nhưng vua hùng đã vất vả dựng nước ,thì bác Hồ và nhân dân phải cùng nhau giữ lấy đất nước , không cho bất kì những người xấu phá hủy đất nước Việt Nam . 
 

Trách nhiệm của bản thân :

- Học hành giỏi Giang 

- Hiểu biết nhiều về quê hương đất nước

- Bảo vệ đất nước , đứng lên đấu tranh , dành lại quyền độc lập , tự do , hạnh phúc cho nhân dân 

- Biết ơn những vị anh hùng , vua hùng đã dựng nước cho đến ngày nay.

 

Bình luận (0)
Lysr
13 tháng 3 2022 lúc 22:42

Em hiểu câu nói đó là sự nhắn nhủ, là trách nhiệm của toàn dân: "Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" . Từ thưở nhà nước mới khai sinh đất tận bây giờ, nước nhà đã trải qua nhiều trận chiến, biết bao xương máu của cha ông đã đổ xuống để đổi lấy một dân tộc Việt Nam tự do, một đất nước Việt Nam hòa bình. Đến thời của chúng ta, bản thân của ta phải có trách nhiệm giữ gìn cái "Hòa Bình" quý giá ấy sao cho xứng với sự hy sinh của thế hệ trước. Và là học sinh, em luôn ra sức cố gắng học tập để sau này trở thành một công dân tốt, góp phần đưa đất nước Việt Nam "sánh vai với các cường quốc năm châu khác"

Bình luận (0)
Hà Hiển Hy
Xem chi tiết

Em hiểu:

-"Các vua hùng đã có công dựng nước". Vậy nên để tưởng nhớ và biết ơn các vua Hùng là đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của mỗi học sinh cũng như người dân nước Việt, đó là bổn phận, là tình cảm, là nghĩa vụ thiêng liêng của em và tất cả mọi người.

 

Trách nhiệm:

-Là 1 học sinh cần cố gắng ngoan ngoãn và học hành thật giỏi để truyền bá kinh nghiệm lại cho đời con đời cháu nhằm cải thiện cuộc sống, cố gắng trở thành một công dân tốt để sau này kiến thiết nước nhà phát huy giá trị truyền thống của dân tộc ta.

 

Bình luận (1)

 *Bạn tham khảo*

- Câu nói trên muốn khuyên chúng ta phải biết ơn các vua Hùng, vì họ đã có công xây dựng được đất nước vững mạnh cho đến ngày hôm nay. Thể hiện sự tôn kính, biết ơn, tự hào của mỗi người đối với những người đã xây dựng đất nước kể cả chủ tịch Hồ Chí Minh

- Trách nghiệm của mình là làm sao để thực hiện tốt, bảo vệ tốt đát nước được vũng chắc như chủ tịch nói. Phải giữ gìn và tôn kính vua Hùng. Thể hiện bằng cách liên hệ với đời thực như là lập đền thờ, đặt tên các trường, lớp, đường phố,..., tỏ lòng biết ơn như tổ chức ngày 10/3 âm lịch về đền thờ để là lễ Giỗ tổ Hùng Vương.

(Tham khảo thôi nhé!!!)

Bình luận (0)
YunTae
25 tháng 5 2021 lúc 21:25

- Độc lập, tự do, hạnh phúc chúng ta được hưởng hiện nay không phải tự nhiên mà có. Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống lại những đội quân xâm lược vô cùng hung hãn. Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng xương, máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, với tinh thần khát khao độc lập, tự chủ. Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, câu nói trên của Bác khẳng định và tôn vinh công lao to lớn của các vị Vua Hùng qua đó tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh. 

- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ ra sức học tập đưa đất nước sánh vai với các cường quốc. Hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô và hơn hết là nhớ và biết ơn công lao của thế hệ trước.

Bình luận (1)
Cô nàng Song Ngư
Xem chi tiết
Songoku Sky Fc11
15 tháng 11 2017 lúc 11:47
  

Hùng Vương ngày xưa có 4 câu chuyện đáng nhớ nhất. Đó là những câu chuyện về sự tích con người, anh hùng đánh giặc cứu nước, sự tích bành chưng bánh giầy, cuộc đánh nhau giữa 2 vị thần. Sau đây là bài kể ngắn gọn của mình:

1. Con Rồng Cháu Tiên:LLQ và ÂC kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con, chia con cai quản các phương, lập nước là Văn Lang, bắt đầu thời Vua Hùng. Về sau, người VN tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý của mình.

2. Thánh Gióng: đến đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng gióng ra đời, lớn lên kì lạ. Khi nghe có người rao tìm người tài đi đánh giặc, cậu biết nói biết cười. Nhân dân nuôi cậu khôn lớn cho tới khi sứ giả đem vũ khí tới, cậu vươn vai thành tráng sĩ quất ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Sau khi đánh tan lũ giặc Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ và phong cho Gióng là Phù Đổng Tiên Vương.

3. Bánh Chưng Bánh Giầy: sang đời vua Hùng thứ 7, vua chọn người nối ngôi.Lang Liêu được thần báo mộng và dạy cho cách làm bánh. Sau khi suy nghĩ, chàng đã làm ra 2 loại bánh. Đó là bánh chưng, bánh giầy và chàng được truyền ngôi. Từ đấy, người Việt Nam ta đã làm Bánh chưng Bánh giầy vào ngày tết.

4. Sơn Tinh Thủy Tinh: tới thời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. Trận đánh của họ rất ác liệt. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Do đó tạo nên cảnh lũ lụt hàng năm xảy ra ở nước ta.

 
Bình luận (0)
Hồ Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Dinh Quang Vinh
24 tháng 12 2019 lúc 19:32

Bác Hồ đã có câu: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Đây là câu nói đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, để nhớ ơn công lao to lớn của họ, hãy cùng Mạng Tin Mới trở về với lịch sử hào hùng của dân tộc qua các thời đại vua Hùng, để hiểu hơn và tự hào hơn nữa về dân tộc Việt Nam ta.

- Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hồ Thị Thảo Nguyên
24 tháng 12 2019 lúc 17:40

Mình bổ sung thêm câu này nữa

Cuộc sống của người tinh khôn có gì khác với người tối cổ ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
19 tháng 9 2023 lúc 22:30

- Ý nghĩa của việc dời đô:

Việc dời đô từ Hoa Lư ᴠề Đại La (Thăng Long) thể hiện quуết định ѕáng ѕuốt của ᴠua Lý Công uẩn, tạo đà cho ѕự phát triển đất nước

+ Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu ѕự trường thành của dân tộc Đại Việt. Đại Việt không cần phải ѕống phòng thủ, phải dựa ᴠào địa thế hiểm trở của Hoa Lư để đối phó ᴠới kẻ thù. Thế và lực của Đại Việt đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có địa thể rộng mở.

- Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước:

+ Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ. 

+ Kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

+ Đạt được nhiều thành tựu văn hóa.

Bình luận (0)
animepham
23 tháng 9 2023 lúc 7:48

Ý nghĩa của sự kiện dời đô : 

- Là một quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn đã chuyển từ vị thế phòng thủ đất nước. Suy thế phát triển lâu dài, đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô thị phát triển thịnh vượng và là trung tâm của đất nước.

Sau này mở ra bước ngoặt cho sự kiện phát triển đất nước.

 

Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước : 

+ Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý quy củ, chặt chẽ hơn thời Đinh- Tiền Lê

+ Có nhiều thành tựu văn hóa 

+ ...

 

`@`Phamdanhv.

Bình luận (0)
Đinh Hà
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
2 tháng 1 2022 lúc 11:37

lê lợi đã đuổi quân xâm lược Minh sau 20 năm thống trị nước ta

quang trung dùng kế thần tốc quét sạch 29 vạn quân thanh khỏi nước ta chưa đầy 1 tháng

Bình luận (0)
Đinh Hà
Xem chi tiết
 Jenny Kim
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 6 2020 lúc 21:13

a) Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã có đóng góp như thế nào đối với DT

- Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.

- Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.

- Sau khi lên ngôi ông thi hành nhiều chính sách giúp ổn định và phát triển đất nước

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vua Quang Trung thi hành đc những chính sách tiến bộ gì ?

Vua Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài

-Với tầm nhìn rộng lớn và tiến bộ, chỉ trong 3 năm, ông đã liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.

- Về nhân sự, ông đã xuống chiếu cầu hiền và trọng dụng nhiều nhân tài như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiệp, Nguyễn Huy Lượng...

- Về quân sự, ông cho xây dựng quân đội trang bị hiện đại (hải quân thời Tây Sơn còn hiện đại hơn cả hải quân nhà Nguyễn sau này).

-Về kinh tế, ông cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất, khuyến khích thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương với phương Tây.

-Về giáo dục, ông cải tiến thi cử theo hướng thiết thực và ban hành chính sách khuyến học, khuyến khích dùng chữ Nôm thuần Việt thay cho chữ Hán để nêu cao tinh thần dân tộc, sắp xếp lại chùa chiền dư thừa và bài trừ mê tín dị đoan.

=> Những cải cách này mang xu hướng rất tiến bộ và vượt trên các nước châu Á đương thời, có thể đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ đã kéo dài trên 100 năm của chế độ phong kiến thời Trịnh - Nguyễn.

Bình luận (0)