Những câu hỏi liên quan
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
30 tháng 11 2021 lúc 22:43

Tham khảo :

 

Tôi là một đứa trẻ ham chơi nên đã từng gây ra nhiều lỗi lầm. Câu chuyện xảy ra khi tôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.

Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game. Hôm đó là buổi tối thứ năm. Tôi đang ngồi học bài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục vì đã thua Hoàng - cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánh thắng mình. Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù. Nghĩ vậy, tôi liền thu dọn sách vở rồi xuống nhà. Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:

 

- Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được. Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạn giải giúp nhé?

Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm vì bố sắp đi làm về. Tôi chỉ vâng dạ cho có rồi nhảy lên xe đạp đi luôn. Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường. Ngồi vào bàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian. Bỗng có một bàn tay đập vào vai tôi:

- Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!

Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một giờ ba mươi phút. Tôi nhanh chóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về. Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ sẽ giải thích cho bố mẹ như thế nào. Chắc chắn bố mẹ sẽ rất tức giận. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:

- Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà?

Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

- Bố… bố… đi tìm con ạ?

- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạn thì không thấy con ở đó nên đã đi tìm.

- Con… con…

- Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!

Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi. Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫn đang ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mắng của bố. Nhưng không, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:

- Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?

Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc. Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi chuyện. Bố liền nói với tôi:

- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập. Bố mong con ý thức được điều đó.

Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi. Tôi đã nhận ra sai làm của mình. Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Cũng nhờ có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình.

Bình luận (1)
lạc lạc
1 tháng 12 2021 lúc 6:56

bạn tham khảo

 

Tết năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị cùng với mọi người trong gia đình. Hai mươi tám Tết, cả nhà em đã cùng nhau đi chợ hoa xuân. Đây là lần đầu tiên, em được đi chợ hoa.

Theo lời mẹ kể, từ hai mươi lăm đến ba mươi tết, khi ra đường là đã thấy các hàng bán hoa. Những người người đến xem đông như trẩy hội. Chợ hoa ngày cuối năm nhộn nhịp và náo nhiệt không kém các khu chợ ẩm thực Tết. Hai anh em háo hức theo chân bố mẹ đi ngắm hoa.

Những dãy đào, dãy quất được xếp thẳng tắp. Gương mặt người bán, kẻ mua đều tươi rói, hớn hở vì một mùa xuân mới lại sắp về. Bên cạnh những gian hàng bán đào và quất là các gian bán hoa tươi. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-lét, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Tất cả tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cho chợ hoa.

Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa, người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Người ta đi chợ hoa như đi trẩy hội để dành cho mình những sắc hương đẹp nhất mang về trang hoàng và mang không khí tết về với gia đình. Đông đúc nhất phải là những khu bán đào, mai và quất. Bởi đây là những loại cây đặc trưng của ngày tết, nên mọi người đều muốn mua một chậu đào, mai hoặc quất về chơi Tết. Những chậu cây được tạo với nhiều hình dáng độc đáo. Những nụ hoa đào, hoa mai đã bắt đầu bung nở trong những cơn mưa xuân.

Bố mẹ đang ngắm một chậu đào. Còn em và chị gái thì mải chụp những bức ảnh đẹp nhất. Rất lâu sau, bố em cũng chọn được một chậu đào rất đẹp. Khi bố mẹ mang chậu hoa về, em cảm thấy rất thích nó.

Đã bao lâu nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Và những khu chợ hoa cũng đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của những ngày tết. Tôi đã có một trải nghiệm thật hấp dẫn vào Tết năm nay.

Bình luận (0)
Ngọc Dương
6 tháng 1 2022 lúc 9:02

       Trải nghiệm đáng nhớ của em xảy ra cách đây nửa năm. Nhưng mỗi lần nhớ lại, em có cảm giác như vừa mới xảy ra hôm qua. Bởi đó là lần đầu tiên em có một trải nghiệm tuyệt vời như vậy.
      Gần cuối năm học, bên huyện về trường em tổ chức buổi lễ "Thiếu nhi tiến bước lên đoàn" cho các anh chị lớp 9, đồng thời cũng tổ chức một số tiết mục cho học sinh tiểu học và lớp 8, lớp 9. Trường em thì mỗi lớp cử ra 10 người để tham dự buổi lễ ấy, riêng khối 1 thì không tham gia. Có tiết mục múa văn nghệ, tiết mục thi rung chuông vàng, tiết mục chơi các trò chơi thử thách, tiết mục trao thưởng. Tiết mục múa văn nghệ do lớp em với lớp 4A biểu diễn. Em cũng được cô giáo chọn đi múa, bước lên sân khấu, lúc đầu em thấy hơi sợ nhưng rồi cũng quen và em đã múa rất đạt cùng với mấy bạn. Rồi mấy em học sinh lớp 4A cũng múa rất là đẹp, các anh chị, các bạn và các thầy cô ở dưới đều vỗ tay khen ngợi hai lớp chúng em.
          Múa văn nghệ xong, cuộc thi rung chuông vàng bắt đầu. Cuộc thi dành cho học sinh lớp 5, lớp 8 và lớp 9. Mỗi lớp cử ra hai người giỏi nhất để tham gia cuộc thi. Lớp của em là cử ra em với bạn Thiên đi lên thi. Mỗi người được phát một cái bảng và một cây phấn để ghi đáp án. Nhận bảng xong rồi, mọi người đều bước lên sân khấu để chuẩn bị thi. Bước lên sân khấu, ai cũng tập trung suy nghĩ và nhớ lại những kiến thức mình đã biết. Cuộc thi bắt đầu, cô chuyên viên trên sở giáo dục Đồng Nai bắt đầu đọc câu hỏi và cho đáp án A; B; C; D. Nhiệm vụ của chúng em là chọn đáp án đúng và ghi vô bảng trong vòng 10 giây, hết 10 giây, mọi người đều phải giơ bảng lên cho có chuyên viên kiểm tra kết quả, ai sai thì phải bước xuống sân khấu và qua ngồi ở hàng ghế bên cạnh sân khấu. Cuộc thi diễn ra rất căng thẳng, ai cũng tập trung suy nghĩ. Các anh chị lớp 8, lớp 9 của trường Võ Thị Sáu cũng hồi hộp không khác gì chúng em. Phía dưới, các bạn còn lại thì trở thành cổ động viên, các bạn ấy cổ vũ cho chúng em rất nhiệt tình, tiếng reo hò vang cả trường.  Cứ sau mỗi câu hỏi và trả lời thì lại có mấy bạn và mấy anh chị bước khỏi sân khấu.  Em may mắn đúng được năm câu, đến câu số sáu, hầu như cả hơn một nửa người trên sân khấu đều bước xuống, em cũng bị sai câu đó. Lúc đó, trường của em thì còn đúng một bạn, trường Võ Thị Sáu thì còn năm người, nhưng các cổ động viên ở dưới vẫn cổ vũ rất nhiệt tình. Chúng em ngồi ở phía dưới mà thầm mong bạn Quế Hương (vẫn còn ở trên sân khấu) chiến thắng để đem vinh quang về cho trường. Ai ngờ, tới câu số hai mươi, bạn đó bị sai nên phải bước xuống sân khấu. Thế là màn cứu vớt diễn ra, cô Hòa trường em phải thi đá banh với thầy bên trường Võ Thị Sáu để cứu chúng em lên lại sân khấu. Mỗi người có năm lượt đá, cứ một trái bóng vô khung thành thì sẽ cứu được một người. Cô Hòa chỉ đá vô được một trái nên chỉ cứu được có một bạn lên, còn thầy thì đá được ba quả nên cứu được tới ba người. Lúc cô chọn bạn lên sân khấu thì chúng em đề cử bạn Quế Hương vì bạn đó giỏi. Thấy trường em có một người thi nên trường Võ Thị Sáu cho trường em được thêm hai người nữa lên sân khấu. Cô chọn bạn Xuân Thu với bạn Diễm Hương lên. Sau những giây phút thi căng thẳng quyết liệt, trường em đã chiến thắng. Bạn Xuân Thu thì đạt giải nhất, bạn Diễm Hương thì đạt giải nhì, còn giải ba thuộc về một chị học lớp 9 của trường Võ Thị Sáu. 
      Tiết mục tiếp theo là chơi các trò chơi thử thách. Cô giáo chia đội cho chúng em, tổng cộng là có bốn đội, một đội gồm có mười mấy thành viên bao gồm học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 8 và lớp 9. Em được cô xếp vào đội 3. Trong một đội, mỗi thành viên phải hợp sức lại, cùng nhau thi đấu với mâý đội khác để giành chiến thắng. Trò chơi diễn ra rất sôi động. Lúc đó là giờ ra chơi của trường em nên các bạn không được tham gia buổi lễ thì chạy xuống và trở thành cổ động viên cho chúng em. Qua các màn chơi, có lúc thắng lúc thua, lúc khó lúc dễ, nhưng ai cũng chơi hết mình để giành chiến thắng cho đội của mình. Kết quả: đội 1 giành giải nhất, đội của em đạt giải nhì, đội 4 được giải ba, còn đội 2 thì bị thua. Lúc đó, ai cũng vui mừng, riêng đội 2 thì hơi buồn.
     Tiết mục cuối cùng là lễ trao giải. Đầu tiên là trao khăn quàng đoàn viên cho các anh chị lớp 9. Tiếp theo là trao giải thưởng rung chuông vàng. Cuối cùng là trao phần quà trò chơi thử thách. Giải thưởng rung chuông vàng gồm có giấy khen và một hộp quà. Phần quà trò chơi thử thách là một hộp quà lớn. Lúc lên nhận thưởng, mọi người đều vỗ tay và reo hò rất náo nhiệt. Sau khi nhận quà, đội em khui ra và đem một ít chia cho đội 2 để đội 2 đỡ buồn, các đội khác cũng chia cho đội 2 một ít phần quà của đội mình. Không khí lúc đó thật là vui.
     Đã nửa năm trôi qua, em vẫn còn nhớ trải nghiệm ấy vì chính trải nghiệm đó đã cho em thêm kiến thức, giúp em biết đoàn kết và chia sẻ niềm vui, cho em có thêm ý chí kiên cường trong cuộc sống. Em rất là thích trải nghiệm này. Em mong khi em lên lớp 9 thì em sẽ được tham gia buổi lễ "Thiếu nhi tiến bước lên đoàn" lần nữa!

 

Bình luận (1)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 12 2023 lúc 12:10

Đoạn văn tham khảo:

Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:22

- Kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi.

- Ngôi kể thứ nhất => Bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 12 2023 lúc 21:36

- Câu chuyện được kể từ góc độ của một người trong cuộc khiến cho câu chuyện trở nên chân thật hơn. Người kể chuyện lúc này không phải là người kể chuyện toàn tri, biết tất cả mọi việc. Người đọc được dẫn dắt theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc, cũng khám phá như nhân vật trong cuộc, bất ngờ như nhân vật trong cuộc.

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất là một nhà khoa học sẽ cho người đọc có những suy luận cùng văn bản một cách lô-gíc hơn. Câu chuyện được kể lại từ một nhân vật có hiểu biết, điềm tĩnh, dễ đi vào lòng người đọc hơn so với các nhân vật khác.

Bình luận (0)
Quân
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
10 tháng 3 2022 lúc 14:09

D

Bình luận (0)
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
10 tháng 3 2022 lúc 14:09

D

Bình luận (0)
Lê Minh Bảo Trân
10 tháng 3 2022 lúc 14:10

D

Bình luận (0)
Hoàng Kim Anh Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Khanh
27 tháng 10 2023 lúc 20:45

    Trong cuộc đời, ai cũng đã có một trải nghiệm đáng nhớ nhất. Và em cũng như bao người khác. Đó là chú chó Mi nhà bà ngoại em. Nó đã mất được 3 năm nhưng nó làm nhà bác,chú dì và bố mẹ tôi xót xa và nhớ mãi.

    Chiều đó, tôi và chị họ đang đi xe trong nhà văn hoá, tôi nhìn thấy có mấy thằng hâm nó đuổi một con chó. Chị họ tôi tưởng chó nhà ai thì tôi và chị nghe thấy tiếng keo koang mà dây chuyền ông ngoại tôi tặng cho nó. Sau khi tôi và chị phóng như bay đuổi theo cái xe và nghe một tiếng đau lòng: "Ẳng ẳng.." Chị tôi đứng hình một hồi rồi quay về nhà. Cổng toanh hoanh, ông ngoại tôi vẫn mơ màng thức dậy, còn tôi lúc đó đang mải tìm kiếm cái Mi, thì tôi gặp một cảnh tượng đau đến khóc không kìm được nước mắt... Mi đang nằm tha thiết trên đường, máu chảy từ bụng em ấy ra. Bà con túm lại xem cái xác, chị tôi quay lại và gọi gấp cho ông và ông phi chiếc xe máy ra chở xác Mi về nhà. Lúc ông đi, tôi nhìn thấy chiếc dây đeo cổ mà Mi làm rơi, lòng tôi thề sẽ trả thù cho con Mi với những kẻ đã ác độc đã giết Mi. Cái xác Mi được chôn ở gần cái chuồng của em ấy và cái chuông được rửa sạch và đặt ngay ngắn trong cái chuồng của Mi. 

    Mãi sau này bác tôi mua một con chó nữa nhưng cả nhà tôi chẳng ai quên được một người bạn của cả gia đình-Mi.

 NHỚ TICK CHO TUI NHÉ

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 9 2023 lúc 17:12

Tham khảo

Truyện được kể bằng lời của Phương Định, ngôi thứ nhất. Ngôi kể này tạo điểm nhìn phù hợp để có thể tái hiện lại một cách chân thực những năm tháng đấu tranh gian khổ cũng như nét đẹp trong tâm hồn người lính trẻ lúc bấy giờ.

 
Bình luận (0)
Thanh An
16 tháng 9 2023 lúc 17:12

Tham khảo!

Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất từ Phương Định - nhân vật chính. Ngôi kể tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tâm hồn con người.

 
Bình luận (0)
Trần Khởi My
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều Duyên
28 tháng 2 2018 lúc 9:58

tác dung

dễ dàng bộc lộ được những cảm xúc của người anh đối với người em gái tên là kiều phương một cách chân thật và cũng để bộc lộ được sự hối hận của người anh đối với những vịc đã làm với em của mình

Bình luận (0)
nameless
Xem chi tiết
chuyên toán thcs ( Cool...
8 tháng 9 2019 lúc 15:52

rham khảo 

Nguồn mạng 

Thành đứng dậy khỏi quán, vừa một bước xuống đường thì từ đâu, cái xe lao tới quệt cho một cái khiến anh ngã dúi dụi xuống. Anh không sao nhưng cái ba lô con cóc bạc màu xanh vừa đỡ cho an rách tan, văng ra tận lề đường cỏ mọc um kia. Chị chủ quán bật dậy phần vì chuyện xảy ra quá bất ngờ, phần vì nạn nhân đang bò lồm cồn về cái ba lô rách, lôi từ đó ra hai con búp bê vải cũng đã bạc màu. Chị đỡ Thành dậy, xách cái ba lô lên và ngạc nhiên nhìn hai con búp bê thốt:

- con búp bê, anh có con búp bê này ở đâu vậy?

- của Thuỷ. em gái tôi!

Thành đau đớn trả lời vì đau sau cái cú ngã và như bình thường khi ai đó nhắc lại kỉ niệm buồn đó. Vẻ mặt chị chủ quán dãn ra, rồi vui sướng nói:

- Anh Thành, phải anh không? Em Thuỷ đây! Anh còn nhớ em không?

- Vâng, tôi...- rồi như sực nhớ ra- Chị.. À không, Thuỷ, là em thật sao, em có khoẻ không, sao lại ra đây bán hàng, mẹ đậu rồi?

Thuỷ buồn bã ngước lên nhìn bầu trời chiều với sắc mây nhuộm đỏ mặt trời

- Mẹ ốm, mất lâu rồi anh ạ!

Thành cúi đầu, cái tin ấy không làm anh khóc, nhưng lòng anh chĩu nạng nỗi đau. Anh để Thuỷ dìu vào quán ngồi. Thuỷ rót nước mời anh. Thành đón chén nước, cúi nhìn màu nước trong suốt. Anh nhớ chuyện xưa, trong buổi chia tay ấy, anh nhìn Thuỷ khóc sưng húp hai con mắt, trèo lên xe đi; rồi cả chuyện hai anh em chia đồ chơi, Thuỷ cũng khóc. Đời anh toàn những chuyện buồn, không lúc nào vui vẻ cả. Anh quay lại nhìn Thuỷ, bắt đầu cuộc trò chuyện

- Em làm ăn thế nào rồi,...

Thành trò chuyện với em tới lúc trăng lên tới đỉnh ngọn tre. Anh ngồi ăn với em rồi ngủ luôn trong cái nơi nửa quán nửa nhà đó. Sau khi chia tay, anh nén nỗi đau, cố học hành để thi đố đại học cho vui lòng cha. Rồi anh về tìm gặp Thuỷ nhưng người ta bào Thuỷ theo mẹ đi nơi khác rồi. Lúc đó anh còn tự trách mình. Rồi anh lại về, vào được nghề báo rồi hôm nay về đây viết bài thì gặp Thuỷ. Mãi rồi Thành cũng ngủ được. Anh mơ anh và Thuỷ, cả bố và mẹ nữa, cùng sống hạnh phúc trong lâu đài cổ tích

Sáng hôm sau, Thành dậy khá sớm, để trò chuyện với Thuỷ và khuyên em cùng về với mình để chăm sóc bố. Thuỷ nhận lời, hai ngày nữa, sắp xếp công chuyện xong sẽ về, còn hôm nay, Thành phải lên xe đi trước, lần chia tay này không còn nước mắt

Study well 

Bình luận (0)
Hoàng hôn  ( Cool Team )
8 tháng 9 2019 lúc 15:56

tham khảo nha bạn

Bài làm

Hè về, tôi tự thưởng cho mình một chuyến du lịch đến vùng quê thanh bình và yên tĩnh này. Cả kỳ nghỉ chỉ có trời xanh gió mát lạnh và tiếng nô đùa của bọn tụi nhỏ trong làng. Trên đường tới đây, tôi đã liên tưởng đến một thời gian nghỉ ngơi thoải mái. Con người nơi đây tuy không biết tôi là ai nhưng vẫn niềm nở chào đón tôi. Tuy nhiên, tới ngày chuẩn bị xa nơi này, tôi lại bị níu kéo bởi một người – một người đã xa tôi suốt năm năm qua.

Buổi sáng mùa hè trong lành và mát mẻ, tôi đi bộ quanh làng và tiện thể tạt vào khu chợ, chợ quê tuy không đủ mặt hàng như siêu thị trên thành phố nhưng rất đông vui và nhộn nhịp, giữa biển người đang mua bán, tôi dặc biệt chú ý đến một cô bé có mái tóc đen và dài bán rau quả ở góc chợ. Tò mò, tôi lân la đến gần, cô bé này cũng chạc tuổi tôi nhưng gầy hơn, gương mặt trái xoan trông rất ưa nhìn. Khi chỉ cách cô ấy vài bước chân, tôi bỗng sững người lại, cô bé này rất giống cô bạn chơi chuyền, chơi chắt với tôi những năm xưa. Thủy! đúng là Thủy thật rồi! nụ cười kia và cách ăn nói đúng là Thủy, tôi không tin vào mắt mình nữa, tới khi Thủy quay mặt về phía tôi, hai chúng tôi mới chính thức nhận ra nhau.

Thủy dẫn tôi về nhà bà ngoại của bạn ấy, một ngôi nhà cấp bốn ọp ẹp và đã khá cũ, khác hẳn với căn nhà cao tầng mà cậu ấy sống vào những năm trước. Tôi còn nhớ năm năm trước tôi còn khóc hết nước mắt vì biết Thủy phải về quê ngoại sống cùng với mẹ. Tôi chưa bao giờ dám mơ có một ngày chúng tôi lại gặp nhau như thế này. Thủy vẫn ngoan và hiền như xưa, bạn ấy kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện. Tôi biết Thủy đã phải đau đớn, chịu đựng rất nhiều khi xa anh trai của mình, Thành cũng thế, cả hai anh em cậu ấy đều mất một thời gian dài để tập cách tự lập một mình, nhắc về quá khứ, mắt Thủy nhìn đăm đăm vào một khoảng không vô định, ngân ngấn nước. Những năm tháng qua không có lúc nào Thủy không nhớ tới anh trai, tới bố, tới những kỉ niệm ấu thơ cùng bạn bè. Tôi thương bạn lắm, trong khi những đứa trẻ khác được sống trong vòng tay ấm áp yêu thương của bố mẹ thì Thủy lại có một tuổi thơ ngập tràn nước mắt vì phải chịu sự chia cắt đau tới xé lòng, thế mà Thủy vẫn có nghị lực để vươn lên, để vừa học vừa kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thủy kể, khi mới về đây Thủy phải đi bộ năm cây số tới trường đến chảy máu chân. Cuộc sống chật vật, lam lũ khiến đôi bàn tay của Thủy chai sạm và đầy những vết xước. Tôi chợt nghĩ tới Thành. Liệu cậu ấy sẽ cảm thây như thế nào khi thấy đứa em gái mình yêu thương hết mực phải lao động vất vả để kiếm sống, Giá như bố mẹ cậu ấy không chia tay thì năm xưa hai đứa trẻ vô tội ấy đâu phải rời xa nhau? Thủy sẽ không phải khổ cực như thế này, Nghe câu chuyện của bạn cũ, sao tôi bỗng thấy hối hận khi quên lãng đi hạnh phúc mình đang được hưởng, thấy mình thật vô dụng khi không có được sự dũng cảm vượt lên khó khăn như Thủy, tôi càng cảm thấy phục cô bạn hơn.

Thủy giục tôi kể về Thành, về các bạn, về cuộc sống trên thành phố, về cô giáo… Ánh mắt cậu ấy háo hức, chăm chăm vào tôi chờ đợi. Cô giáo Tâm vẫn đẹp và trẻ như trước, vẫn ngày ngày đến lớp với lũ học trò, thi thoảng rảnh rỗi tôi vẫn đến thăm cô, cô rất lo cho Thủy, vẫn ngày ngày nhớ tới em bé bất hạnh phải nghỉ học kiếm sống, cô vẫn thường nhắc nhở chúng tôi nếu có gặp Thủy thì nhớ báo cho chúng tôi biết. Những năm qua lớp chúng tôi vẫn đoàn kết và gắn bó với nhau như cũ, có nhiều kỉ niệm đẹp và cũng có lúc buồn. Thủy khóc, những giọt nước mắt nhớ thầy cô, nhớ bạn và cũng vì tủi thân. Tội nghiệp Thủy, vì lỗi của người lớn mà bạn phải từ bỏ tuổi thơ, từ bỏ một tương lai sáng lạng. Thành nay đã học đại học, đã là một cậu sinh viên chững chạc và hiểu chuyện. Bây giờ mỗi khi tới nhà cậu ấy chơi, tôi vẫn thấy hai con búp bê cũ ngồi khoác tay nhau và mỉm cười hạnh phúc. Nghe đến đây Thủy bật khóc nức nở, tôi hiểu được phần nào nỗi mất mát của người bạn nhỏ, tôi biết nỗi nhớ da diết của Thủy với Thành, biết sư lo lắng tận tình của cô đối với anh trai yêu quý. Thủy cố kìm nén từng tiếng nấc trong vô vọng. Lòng tôi quặn lại tôi không biết cuộc sống thiếu bờ vai vững chắc của người cha sẽ biến tôi thành con người như thế nào? Vội vã lau đi những giọt nước mắt, Thủy gượng cười, giục tôi kể tiếp. Sau khi Thủy đi, anh Thành không quan tâm gì tới chuyện bài vở nữa, trong một thời gian dài, cuộc sống của Thành gắn liền với thế giới ảo, những buổi bên màn hình máy tính thâu đêm. Nhưng chẳng hiểu sao, Thành lại có niềm tin và dũng cảm thi vào đại học, Thủy mỉm cười hạnh phúc, tôi cũng đã từng nhìn thấy nụ cười mãn nguyện này trên gương mặt Thành, khi anh ấy ngắm hai con búp bê.

Hai anh em Thành và Thủy, hai đứa trẻ bất hạnh vô tình bị cuốn vào vòng xoáy của người lớn đã phải chịu biết bao khổ cực, tuy phải chia xa, phải chịu hoàn cảnh chia tay đau xé lòng nhưng tình cảm của anh em họ vẫn mãi bền chặt, tôi cũng khóc theo Thủy. Cố gắng an ủi bạn cố gắng vượt qua khó khăn, phải vững tin hướng về phía trước. Mong rằng may mắn sẽ mãi mỉm cười với cô bạn nhỏ của tôi. Mong hai anh em sẽ sớm gặp lại nhau, mong sao cả Thành và Thủy đều có một tương lai tốt đẹp đang chờ họ phía trước, Mong rằng trên thế giới sẽ không có những đứa trẻ phải chịu sự khổ đau của nỗi chia ly, mất mát. Trước khi về, tôi ngỏ lời muốn đưa Thủy lên thành phố, nhưng bạn từ chối vì phải phụ giúp gia đình kiếm sống, Thủy còn nhờ tôi gửi cho Thành chút quà quê, khóe mắt bạn lại long lanh những giọt nước mắt, lưu luyến mãi, tôi mới ra về được, Thủy còn dặn tôi nhiều điều gửi tới thầy cô, bạn bè. Thủy nắm chặt tay tôi như bắt tôi phải hứa, phải nhớ những lời nhắn nhủ ấy.

Chiếc xe khách đưa tôi về thành phố, về với cuộc sống bận rộn hàng ngày .Chuyến đi này khiến lòng tôi có thêm một khoảng lặng, tôi đã nhận được nhiều bài học quý giá sau chuyến đi này. Năm sau, tôi chắc chắn sẽ quay lại đây, nhưng không phải một mình nữa mà là với người mà Thủy luôn chờ đợi: Thành.

Bình luận (0)
nameless
8 tháng 9 2019 lúc 15:56

Nhưng mà đâu có thấy mở bài hay nội dung nào trước đó để liên kết đến sự việc Thành ngồi ở quán đâu :(

Bình luận (0)