Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Shino Asada
Xem chi tiết
Phúc
22 tháng 4 2020 lúc 20:47

Câu 7. Sự kiện nào đánh giá cách mạng tư sản Anh đạt tới đỉnh cao?

D. Năm 1649, vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 2 2017 lúc 5:57

Đáp án: B

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 6 2017 lúc 15:57

Chọn A

Miamoto Shizuka
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
18 tháng 9 2016 lúc 21:09

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất : tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ.
Năm 1764, người thợ dệt Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy - “máy Gien-ni". Khác với xa quay tay, người thợ chỉ dùng được một cọc suốt, máy Gien-ni đã sử dụng từ 16-18 cọc suốt và chỉ do một công nhân điều khiển. 



Hình 60 - Xa quay tay

Hình 61 - Máy Gien-ni

Năm 1769, Ác-crai-tơ chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Hai năm sau, ông cho xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh trên bờ sông nước chảy xiết ở Man-chét-xtơ.
Máy Gien-ni kéo được sợi nhỏ nhưng không bền ; máy của Ác-crai-tơ sản xuất được sợi chắc hơn, song lại thô. Tận dụng ưu điểm của hai máy này, năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp lại vừa bền.
Nhờ những phát minh trên, năng suất lao động trong ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều. Năm 1785, kĩ sư Ét-mơn Các-rai đã chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt tay. Cùng với những cải tiến về máy móc, kĩ thuật nhuộm màu và in hoa cũng có bước tiến lớn, thúc đẩy ngành dệt phát triển.

Hình 62-Máy hơi nước của Gien Oát


Do máy móc chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải xây dựng gần bờ sông, xa trung tâm dân cư và về mùa đông, nước bị đóng băng, nhà máy phải ngừng hoạt động.
Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng. Nhờ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện. Đến đầu thế kỉ XIX, ở Anh, việc sử dụng máy hơi nước đã trở thành phổ biến, do vậy tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.
Nhu cầu dùng máy tăng lên đã thúc đẩy ngành chế tạo máy ra đời và phát triển, đồng thời đòi hỏi số lượng và chất lượng kim loại nhiều và cao hơn. Phát minh về phương pháp nấu than cốc năm 1735 là một đóng góp quan trọng cho việc luyện gang thép. Lò luyện gang đầu tiên được xây dựng năm 1784 làm tăng gấp nhiều lần khả năng sản xuất đồ kim loại, dẫn đến việc các cầu gỗ ở Anh dần được thay thế bằng các cầu sắt.
Ngành giao thông vận tải cũng có những bước tiến lớn. Trước đó, phương tiện vận chuyển chủ yếu dựa vào sức kéo của súc vật (xe ngựa, xe bò...) hoặc là thuyền bè nhờ sức gió và sức đẩy của nước. Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước.
Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun, và đến giữa thế kỉ XIX đã có 10000 km đường sắt.
Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới". Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cach-mang-cong-nghiep-o-anh-c85a12389.html#ixzz4KcJGmf9P

Dương Nguyễn
18 tháng 9 2016 lúc 21:10

Ở Pháp, cho đến đầu thế kỉ XIX, khi cuộc chiến tranh với các nước châu Âu kết thúc (năm 1815), đất nước mới dần ổn định và có điều kiện phát triển về kinh tế.
Cũng như nước Anh, cách mạng công nghiệp ở Pháp được bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ vào những năm 30 của thế kỉ XIX và phát triển mạnh vào thời gian 1850 — 1870.
Trong khoảng 20 năm đó, số máy hơi nước của Pháp tăng hơn 5 lần, từ 5000 chiếc lên 27000 chiếc ; chiều dài đường sắt tăng 5,5 lần, từ 3000 km lên 16500 km ; tàu chạy bằng máy hơi nước tăng hơn 3,5 lần với trọng tải tăng hơn 10 lần.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cach-mang-cong-nghiep-o-phap-duc-c85a12390.html#ixzz4KcJYPuQ8

Dương Nguyễn
18 tháng 9 2016 lúc 21:11

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cach-mang-cong-nghiep-dem-lai-nhung-he-qua-gi-c85a12407.html#ixzz4KcJkM9tI

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 13:42

Tham khảo

- Kết quả của cách mạng tư sản Anh:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ;

+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Điểm khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế:

Chế độ quân chủ chuyên chế: quyền lực của nhà vua là tối cao và tuyệt đối. Vua nắm trong tay tất cả các quyền: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Tất cả thần dân phải tuân theo mọi lời nói, mệnh lệnh của nhà vua.

Chế độ quân chủ lập hiến: vua vẫn là người đứng đầu quốc gia, là biểu tượng của dân tộc, nhưng quyền lực của nhà vua chỉ mang tính hình thức, nghi lễ. Quyền lập pháp được trao cho quốc hội/ nghị viện; quyền hành pháp trao cho chính phủ và quyền tư pháp trao cho tòa án.

hao tran
Xem chi tiết
Đinh Ngọc Thảo Vy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
15 tháng 10 2016 lúc 15:41

1. Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản ở Anh :

* Nguyên nhân sâu xa : Kinh tế TBCN phát triển -> Sự xuất hiện của quý tộc mới và giai cấp tư sản -> Quần chúng nhân dân bị bóc lột, căm ghét chế độ phong kiến

* Nguyên nhân trực tiếp:

+ Nhân dân Scottlen chốn lại vua Anh bắt họ theo Anh Giáo

+ Triều đình khó khăn về kinh tế -> Tăng thuế của vua bị Quốc hội phản đối -> Vua đàn áp -> Nội chiến bùng nổ 

Nguyen Thi Mai
15 tháng 10 2016 lúc 15:44

3. 

- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng:

+ Do giai cấp tư sản lãnh đạo. 

+ Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân.

+ Nhiệm vụ cách mạng là lật đổ chế độ phong kiến.

+ Mục tiêu cách mạng là đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Nguyen Thi Mai
15 tháng 10 2016 lúc 15:48

5.

* Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì :

- Tổ chức bộ máy nhà nước: 

Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã, vừa ban bố pháp luật vừa lập các ủy ban thi hành luật pháp; giải tán quân đội và bộ máy chế độ cũ thành lập lực lượng vũ trang và an ninh của nhân dân.
- Các chính sách phục vụ quyền lợi của nhân dân:

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh.

+ Giao cho công nhân quản lí các xí nghiệp bọn chủ bỏ chốn.

+ Quy định tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.

+ Hoàn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.

+ Quy định giá bán bánh mì.

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 4 2019 lúc 5:09

Đáp án: C

20. Uyên Nhi
Xem chi tiết
Thư Phan
15 tháng 11 2021 lúc 13:54

D.

Long Sơn
15 tháng 11 2021 lúc 13:56

D

lạc lạc
15 tháng 11 2021 lúc 13:56

Kết thúc cách mạng tư sản, Anh là nước :
  A. Quân chủ chuyên chế.
  B. Quân chủ tập quyền.
  C. Cộng hòa.
  D. Quân chủ lập hiến

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 2 2017 lúc 13:03

Chọn B

Võ Lương Sơn
28 tháng 11 2021 lúc 18:48

B