Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
20 tháng 10 2019 lúc 17:11

Tóm tắt:

   Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”.

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

   - Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

Câu 1 : (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Hai mạch kể với đại từ nhân xưng “tôi” và “chúng tôi” đan xen lồng vào nhau:

   - “Tôi” là người kể chuyện, là một họa sĩ đứng ở hiện tại để kể hai cây phong.

   - “Chúng tôi” là người kể nhân danh cho “cả bọn con trai” ngày trước, người kể cũng là một trong những đứa trẻ đó.

   * Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn. Vì “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể, đồng thời xuất hiện ở cả phần đầu và phần cuối văn bản. Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, cảm nhận của “tôi”.

Câu 2 : (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Điều thu hút người kể cùng bọn trẻ:

       + Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.

       + Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

   - Ngòi bút đậm chất hội họa:

       + Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

       + Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3 : (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

   - Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

Câu 4 : (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Em có thể tự chọn một đoạn theo yêu thích để học thuộc lòng. Có thể chọn:

   - Phía trên làng tôi … hai cây phong thân thuộc ấy.

   - Trong làng tôi không thiếu … bốc cháy rừng rực.

   - Vài năm học cuối cùng … bao la và ánh sáng.

   - Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong … Trường Đuy-sen.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Heo heo
20 tháng 10 2019 lúc 17:22

Câu 1

Bố cục: 2 phần

   - Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

   - Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

Nội dung chính: Tình yêu quê hương tha thiết và lòng xúc động đặc biệt về hình ảnh người thầy đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể:

   + Từ đầu… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"

   + Từ năm học…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"

   + Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng "tôi"

Trong mạch kể xưng “tôi”, tôi là người kể chuyện. “Tôi” tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể xưng là “chúng tôi " vẫn là người kể chuyện trên thôi nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước đế kể. Người kể chuyện chính là một trong đám con trai thời đó. Trong hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn trong văn bản này.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Điều thu hút người kể cùng bọn trẻ:

       + Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.

       + Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

   - Ngòi bút đậm chất hội họa:

       + Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

       + Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

   - Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

⟹ Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Học sinh có thể chọn một trong hai đoạn sau đây:

a) “Trong lòng tôi... ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.

b) “Vào năm học cuối cùng... không gian bao la và ánh sáng” để học thuộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hot Boy
Xem chi tiết
Mathematics❤Trần Trung H...
30 tháng 6 2018 lúc 12:28

ĐÂY LÀ MÌNH THAM KHẢO , BẠN THỬ THAM KHẢO ĐI

  - Phần 1 (từ đầu đến "rất mới, rất hiện đại"): Vẻ đẹp hài hòa giữa nhân loại và dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh.

   - Phần 2 (tiếp theo đến hết): lối sống giản dị, thanh đạm mà cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

a. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.

b. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:

- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga …;

- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;

Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.

Câu 2: Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao", chiếc nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ";

- Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;

- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

Câu 3: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao bởi lẽ:

- Đây không phải là lối sống kham khổ của những người tự tìm vui trong cảnh nghèo. Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.

- Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung.

- Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.

- Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.

Câu 4: Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

- Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa tinh hoa nhân loại.

- Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao:

"Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen"

Bình luận (0)
_ℛℴ✘_
30 tháng 6 2018 lúc 12:32

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh: tiếp xúc, am hiểu văn hóa các dân tộc thế giới, nói viết thành thạo nhiều ngôn ngữ (Pháp, Anh, Hoa, Nga ... )

   - Lí do :

        + Tính ham học hỏi, đến đâu cũng học hỏi tìm hiểu.

        + Đặt chân đến nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa nhiều nơi.

        + Tiếp thu một cách có chọn lọc, biết phê phán những cái tiêu cực.


 
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Biểu hiện của lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ :

   - Nơi ở và làm việc mộc mạc đơn sơ : nhà sàn nhỏ ít phòng, ít đồ đạc ở cạnh ao.

   - Trang phục giản dị : bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su.

   - Ăn uống đạm bạc : món ăn dân dã không cầu kì như cá kho, rau luộc, cà muối ...

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Đây không phải lối sống tự tìm niềm vui trong cảnh nghèo. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt đều thể hiện sự thanh thản, tự tại. Cuộc sống ví như những nhà hiền triết ẩn dật Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ... nhưng không phải một cách tự thần thánh hóa ...

Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh :

   - Có sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.

 - Có sự học tập không ngừng, tiếp thu có chọn lọc.

   - Lối sống giản dị mà thanh cao trong mọi mặt : nhà ở, trang phục, ăn uống, tư trang.

Bình luận (0)
❤  Hoa ❤
30 tháng 6 2018 lúc 15:21

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu ... rất hiện đại): Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

   - Phần 2 (tiếp ... hạ tắm ao) : Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

   - Phần 3 (còn lại) : Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh: tiếp xúc, am hiểu văn hóa các dân tộc thế giới, nói viết thành thạo nhiều ngôn ngữ (Pháp, Anh, Hoa, Nga ... )

   - Lí do :

        + Tính ham học hỏi, đến đâu cũng học hỏi tìm hiểu.

        + Đặt chân đến nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa nhiều nơi.

        + Tiếp thu một cách có chọn lọc, biết phê phán những cái tiêu cực.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Biểu hiện của lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ :

   - Nơi ở và làm việc mộc mạc đơn sơ : nhà sàn nhỏ ít phòng, ít đồ đạc ở cạnh ao.

   - Trang phục giản dị : bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su.

   - Ăn uống đạm bạc : món ăn dân dã không cầu kì như cá kho, rau luộc, cà muối ...

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Đây không phải lối sống tự tìm niềm vui trong cảnh nghèo. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt đều thể hiện sự thanh thản, tự tại. Cuộc sống ví như những nhà hiền triết ẩn dật Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ... nhưng không phải một cách tự thần thánh hóa ...

Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh :

   - Có sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.

   - Có sự học tập không ngừng, tiếp thu có chọn lọc.

   - Lối sống giản dị mà thanh cao trong mọi mặt : nhà ở, trang phục, ăn uống, tư trang.

Luyện tập

(trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Tìm đọc và kể lại ....

    Một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh :

        + Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, những câu chuyện khi Bác ở Pác Bó.

        + Việc chi tiêu của Bác Hồ :

    Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:

    - Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên...

    Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:

    - Đấy, có trông thấy rách nữa đâu...

    Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:

    - Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý...

Bình luận (0)
HOW TO LÀM
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
1 tháng 12 2021 lúc 10:20

Tham khảo: Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.
 

Bình luận (1)
Nguyễn Hà Giang
1 tháng 12 2021 lúc 10:27

Tham khảo!

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” đây là một hình ảnh so sánh độc đáo khi nhà thơ cảm nhận tiếng suối róc rách chảy như tiếng hát xa. Trước Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi đã từng cảm nhận tiếng suối như tiếng đàn cầm, nhưng đó là cách cảm nhận mang tính cổ điển. Còn với hình ảnh so sánh tiếng suối với tiếng hát ta như cảm nhận được vẻ thánh thót của tiếng suối, đồng thời cảm nhận được sự sống con người như đang hiện hữu, làm thiên nhiên gần gũi với còn người.

- "“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa“: câu thơ đã tả thực hình ảnh đêm trăng sáng chiếu rọi, làm bóng cây cổ thụ chen lẫn vào nhau với những tầng cao thấp, sáng tối hòa quyện. Bức tranh trở nên lung linh huyền ảo hài hòa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa đường nét khỏe khoắn của cổ thụ và vẻ uyển chuyển của hoa

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Long
24 tháng 10 2021 lúc 19:27

1. Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

+ Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

+ Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

2. Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

3. Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
24 tháng 10 2021 lúc 19:27

-  Ngắt nhịp: hầu hết các câu thơ đều ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, 4/4 

- Thanh điệu:

Các tiếng thứ 2, 4, 6 trong câu lục được gieo thanh B - T - B (bằng - trắc - bằng)Các tiếng thứ 2, 4, 6, 8 trong câu bát được gieo thanh B - T - B - BCâu 2 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Nhà văn rất yêu quê hương của mình, ông luôn mong nhớ da diết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, và khát khao trở về quê nhà.

Câu 3 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Nét độc đáo của bài thơ là sử dụng:

- Thể thơ lục bát dân gian

- Điệp từ "có" để liệt kê những hình ảnh quê hương tươi đẹp trong hồi ức

- Các hình ảnh nhân hóa sự vật

- Các từ láy gợi hình

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Mạnh Hùng
24 tháng 10 2021 lúc 19:28

TL:

Lời giải

1. Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

+ Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

+ Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

2. Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

3. Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ko cần ai hết
Xem chi tiết
Nguyễn
Xem chi tiết
Aira Lala
Xem chi tiết
~Mưa_Rain~
16 tháng 11 2018 lúc 20:17

1. Những dấu vết của người tối cổ (người vượn) được phát hiện ở đâu?

– Đông Phi, Gia-va, gần Bắc Kinh

– Thời gian: 3 – 4 triệu năm

2. Điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ?

– Giữa người tối cổ và người tinh khôn có sự khác nhau cơ bản về hình dáng, về cuộc sống, về sự chế tạo công cụ lao động. Ta thấy được vai trò của sự lao động trong sự tiến hoá từ vượn thành người.

Điểm khác nhau

Người tối cổ

Người tinh khôn

Con người Khi đi ngã về phía trước, tay dài quá đầu gối, ngón tay vụng về, thể tích não 850-1100cm3 Người đứng thẳng, trán cao, mặt phẳng, bàn tay nhỏ khéo léo, thể tích não phát triển 1450cm3

Công cụ sản xuất đá thô sơ. – Biết cải tiến công cụ đá

– Phát hiện ra kim loại và biết chế tạo ra công cụ kim loại

Tổ chức xã hội –  Người tối cổ sống thành từng bầy trong hang động, mái đá và cả ngoài trời.

– Sống bằng săn bắt và hái lượm.

– Biết sử dụng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.

– Sống từng nhóm nhỏ, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc.

– Họ làm chung, ăn chung, biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức.

PHƯƠNG ĐÔNG

PHƯƠNG TÂY

Các quốc gia thời cổ đại – Cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III TCN có các quốc gia thành lập: Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ, Trung Quốc.

– Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

– Khoảng thiên niên kỷ I TCN có các quốc gia thành lập: Hy Lạp và Rô-ma.

– Kinh tế chủ yếu là thương nghiệp và thủ công nghiệp.

Các tầng lớp trong xã hội – Vua, quý tộc

– Nông dân công xã

– Nô lệ

– Chủ nô

– Nô lệ

Hình thái Nhà nước Nhà nước quân chủ chuyên chế Nhà nước cộng hòa (dân chủ chủ nô)

Thành tựu văn hóa – Thiên văn, lịch (âm lịch), làm đồng hồ

– Chữ tượng hình Ai Cập, Trung Quốc ->Được viết trên giấy Pa pi rút, trên mai rùa, thẻ tre, đất sét

– Toán học:

+ Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tìm được số pi bằng 3.16

+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học

+ Người An Độ tìm ra các chữ số (kể cả số 0)

– Kiến trúc: Kim tự  tháp Ai Cập, thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà), . . .

– Thiên văn, lịch (dương lịch)

– Chữ viết: sáng  tạo Hệ chữ cái a, b, c, . . .

– Chữ số: Số thường 1, 2, 3, . . . và số La Mã I, II, III,. . .

– Các ngành khoa học cơ bản đạt nhiều thành tựu rực rỡ:  Toán học, Thiên văn, Vật lý,  Sử học, Triết học, . . .

– Văn học cổ Hy Lạp phát triển rực rỡ với những vở kịch thơ độc đáo: Ê-đíp làm vua, . . .

– Kiến trúc: Đền Pác Tê-nông (Aten), đấu trường Cô-li-dê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, Thần....

Bình luận (0)
Hoàng  Khánh Linh
11 tháng 9 2021 lúc 18:28
Fjdhcnyidjfh
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ice Tea
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 2 2021 lúc 15:43

Em tham khảo nhé:

Thêm trạng ngữ (Tiếp theo):

I. Công dụng của trạng ngữ

1. Trạng ngữ trong câu

a. – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng

 

- Thường thường vào khoảng đó

- Sáng

- ở trên trời

- trên giàn hoa lí

- chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong

b. về mùa đông

* Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn

 

2. Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt

2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt

 

Luyện tập lập luận chứng minh:

Chuẩn bị ở nhà

   Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   - Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

 

   - Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

2. Lập dàn ý

   a. Mở bài : Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.

   b. Thân bài :

   - Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ : Về nghĩa đen và nghĩa bóng.

   + Nghĩa đen : ý tự lời hay.

   + Nghĩa bóng (luận điểm chính) : Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.

   Lí lẽ và dẫn chứng :

   - Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay :

 

   + Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)

   + Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn : tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…

   + Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …

   - Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.

   c. Kết bài :

   Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

3. Viết bài

   Mở bài : Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

  

   Kết bài : Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

Thực hành trên lớp
Bình luận (1)

bạn lên web loigiaihay.com nha xong rùi vào phần soạn văn lớp 7 ý nó có lời giải cho bạn lun nhưng nhớ chỉ tham khảo thui nhé

Bình luận (3)
thangcanbasucvat
Xem chi tiết
Quang Nhân
5 tháng 2 2021 lúc 16:00

 

Em tham khảo nhé !!

Bài 1 : 

Trong cuộc sống con người cần phải rèn luyện cho mình rất nhiều đức tính, một trogn số đó là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. Lòng vị tha có thể được bắt gặp khi luôn hết lòng vì người khác, sẵn sàng phần thiệt thòi về bản thân,  sẵn lòng tha thứ cho những lầm lỗi của những người xung quanh. Và lòng vị tha có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của con người. Người có lòng vị tha sẽ chiếc thắng được phần ích kỉ trong mình, để tự hoàn thiện bản thân. Bởi con người bao giờ cũng tồn tại những sự ích kỉ cho bản thân và chiến thắng bản thân bao giờ cũng là chiến thắng vẻ vang nhất.  Lòng vị tha giúp ta sống bình an, thanh thản, ta không phải bận tâm về những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình. Đồng thời nó còn có sức mạnh  cảm hóa những người xung quanh, giúp họ sống hướng thiện. Ví dụ tiêu biểu đó chính là luật pháp, luôn có những sự khoan hồng. Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Thật vậy ! Họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống. Vì vậy, những kẻ sống thờ ơ, ích kỉ thật đáng phê phán. Bản thân mỗi người hãy biết vị tha đúng lúc, đúng chỗ để khiến cuôc sống có ý nghĩa hơn,

 

Bình luận (0)
Quang Nhân
5 tháng 2 2021 lúc 16:03

Bài 2 : 

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Còn được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt . Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

  
Bình luận (0)
Trịnh Long
5 tháng 2 2021 lúc 16:02

Sẵn sàng tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của người khác, biết sống vì người khác. Không có gì cao quý hơn lòng vị tha của con người. Cũng không có gì khó khăn bằng việc phải vị tha cho lỗi lầm của người khác. Chính vì biết sống vị tha, xã hội mới ngày càn văn minh, tiến bộ và nhân văn. Người có lòng vị tha luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, không ích kỉ, vụ lợi cá nhân, cảm thông, chia sẻ và tha thứ lỗi lầm của người khác. Người không có lòng vị tha lúc nào cũng chỉ nghĩ cho mình, sống tham lam, ích kỉ, tự ràng buộc mình trong cuộc sống hẹp hòi, vị kỉ, cá nhân. Ai cũng cần có lòng vị tha bởi đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách con người, giúp con người xây dựng được các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thành công trong công việc và đời sống. Trong cuộc đời mình, ai cũng có thể xảy ra sai lầm, khi đó rất cần sự vị tha, đồng cảm, sẻ chia của người khác. Thế nhưng, vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm. Có những việc làm không thể tha thứ được. Cũng có những người ta không thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí, lẽ công bằng. Khoan nhượng trước cái xấu, cái ác cũng chẳng khác gì làm việc xấu, việc ác. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác nhưng cũng sẽ đẹp đẽ hơn, hạnh phúc hơn.

Bình luận (1)