Em tham khảo nhé:
Thêm trạng ngữ (Tiếp theo):
I. Công dụng của trạng ngữ1. Trạng ngữ trong câu
a. – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng
- Thường thường vào khoảng đó
- Sáng
- ở trên trời
- trên giàn hoa lí
- chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong
b. về mùa đông
* Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn
2. Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt
2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt
Luyện tập lập luận chứng minh:
Chuẩn bị ở nhàĐề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
- Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài : Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.
b. Thân bài :
- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ : Về nghĩa đen và nghĩa bóng.
+ Nghĩa đen : ý tự lời hay.
+ Nghĩa bóng (luận điểm chính) : Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.
Lí lẽ và dẫn chứng :
- Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay :
+ Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)
+ Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn : tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…
+ Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …
- Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.
c. Kết bài :
Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.
3. Viết bài
Mở bài : Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
Kết bài : Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.
Thực hành trên lớpbạn lên web loigiaihay.com nha xong rùi vào phần soạn văn lớp 7 ý nó có lời giải cho bạn lun nhưng nhớ chỉ tham khảo thui nhé