Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự mất nước như thế nào
Em hãy cho biết yếu tố địa hình ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố nhiệt độ.
Yếu tố địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố nhiệt độ thông qua độ cao, độ dốc và hướng phơi của sườn núi:
- Độ cao: trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.
- Độ dốc: sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ, nhận được lượng nhiệt ít hơn sườn núi có độ dốc nhỏ.
- Hướng phơi của sườn núi: sườn đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn khuất ánh sáng mặt trời.
Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức độ nhiệt khác nhau, từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau: Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt khác nhau là khác nhau. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.
→ Từ ví dụ trên cho thấy:
+ Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
+ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.
Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là bao nhiêu? Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là 30oC. Ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thậm chí có thể khiến sinh vật ngừng sinh trưởng phát triển và chết.
Nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí, ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố sinh vật? Cho ví dụ minh họa?
Sự mất nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tế bào? Giải thích.
Sự ảnh hưởng của sự mất nước đến hoạt động sống của tế bào:
- Nước là thành phần quan trọng của tế bào và cơ thể sinh vật → Mất nước sẽ ảnh hưởng đến hình dạng, cấu trúc của tế bào.
- Nước là môi trường và nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể → Mất nước thì các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng trong tế bào sẽ bị rối loạn; ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống khác trong tế bào.
- Nước là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô → Mất nước làm ngưng trệ quá trình vận chuyển các chất, làm mất cân bằng nội môi.
- Nước tham gia điều hòa thân nhiệt của cơ thể → Mất nước sẽ làm rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt khiến thân nhiệt bất thường, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các enzyme, hormone,… trong tế bào.
→ Sự mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
Sự kiện ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã ảnh hưởng tới tình hình thế giới như thế nào?
A. Nước Mĩ bị tấn công khủng bố, hàng ngàn người chết, thiệt hại vật chất tới mấy chục tỉ đô la.
B. Khoét sâu mâu thuẫn giữa một số nước trên thế giới, đồng thời đặt toàn bộ thế giới đúng trước thách thức mới, đó là chủ nghĩa khủng bố.
C. Thế giới bước sang thời kì đoàn kết mới, cùng nhau chung tay chống chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu.
D. Đẩy quan hệ giữa các nước đồng minh của Mĩ và thế giới các nước theo đạo Hồi bước sang giai đoạn căng thẳng, ác liệt.
Đáp án B
Sự kiện ngày 11-9-2001 đã khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa một số nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước theo đạo Hồi. Đồng thời, nguy cơ khủng bố đặt ra không chỉ là đối với nước Mĩ mà còn là thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Sự kiện ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã ảnh hưởng tới tình hình thế giới như thế nào?
A. Nước Mĩ bị tấn công khủng bố, hàng ngàn người chết, thiệt hại vật chất tới mấy chục tỉ đô la
B. Khoét sâu mâu thuẫn giữa một số nước trên thế giới, đồng thời đặt toàn bộ thế giới đúng trước thách thức mới, đó là chủ nghĩa khủng bố.
C. Thế giới bước sang thời kì đoàn kết mới, cùng nhau chung tay chống chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu.
D. Đẩy quan hệ giữa các nước đồng minh của Mĩ và thế giới các nước theo đạo Hồi bước sang giai đoạn căng thẳng, ác liệt.
Đáp án B
Sự kiện ngày 11-9-2001 đã khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa một số nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước theo đạo Hồi. Đồng thời, nguy cơ khủng bố đặt ra không chỉ là đối với nước Mĩ mà còn là thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới
nhiệt độ và lượng nước ảnh hưởng như thế nào đối với sự nảy mầm của hạt? nêu ví dụ? em có thể vận dụng kiến thức này như thế nào vao đời sống nhằm nâng cao năng suất cây trồng
Nhiệt độ và nước là yếu tố bên ngoài giúp hạt nảy mầm.
- Mỗi loại hạt đều có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau giúp cho hạt nảy mầm tốt nhất.
Do đó,để nâng cao năng suất cây trồng và khả năng nảy mầm của hạt cần cung cấp đủ nước và duy trì nhiệt độ phù hợp cho từng loại hạt.
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió : Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, giúp nhận được nhiều gió, tác động mạnh hơn, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới đặc điểm hình thái và sinh lí của thực vật, động vật ?
- Nhiệt độ ánh hưởng tới các đặc điểm hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá..., động vặt có lông dày).
- Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...
( Này còn tùy từng loài do có đặc điểm và giới hạn nhiệt độ khác nhau nha :vv )
* Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý, tập tính của sinh vật.
- Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C. Ở thực vật, cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 20 – 300C. Nhiệt độ trên 400C và dưới 00C cây ngừng quang hợp và hô hấp.
Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh đậm, bề mặt lá có tầng cutin dày hoặc lá biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, thân mọng nước...Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân và rễ có lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây.- Động vật ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau
+ Động vật vùng lạnh có lông dày hơn, kích thước lớn hơn so với thú sống ở vùng nóng.
+ Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè…
+ Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 900C. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 270C.
- Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người.
1/ Nhiệt độ ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái:
-Thực vật:
+ Ở vùng nhiệt đới trên bề mặt lá có tầng cutin dày hạn chế sự thoát hơi nước.
+Ở vùng ôn đới: Chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, cách nhiệt để bảo vệ chồi, Thân và rễ có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
- Động vật:
+Sống ở vùng nóng: Có bộ lông thưa ngắn hơn, kích thước nhỏ hơn
+ Sống vùng lạnh: chim, thú có bộ lông dày và dài hơn, kích thước cơ thể lớn hơn
2/ Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của sinh vật:
-Thực vật: Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước,… của thực vật.
+ Vùng ôn đới, lá cây vàng vào thu và rụng về mùa đông để giảm sự thoát hơi nước.
+ Quá trình quang hợp và hô hấp của cây diễn ra bình thường ở nhiệt độ từ 0 - 40oC, diễn ra tốt nhất ở nhiệt độ 20 - 30oC.
- Động vật:
+ Khi nhiệt độ môi trường quá cao: một số động vật có tập tính ngủ hè, chui vào hang để tránh nơi nóng.
+ Hoặc khi nhiệt độ môi trường quá lạnh: môt số có tập tính ngủ đông, di cư để trú đông.