Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Hà
Xem chi tiết
Thu Hà
Xem chi tiết
Lương Ngọc Anh
2 tháng 5 2016 lúc 17:48

*3 miền địa hình chính:

+ Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ: hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, bề rộng 320 –400km.

– Phía Nam là sơn nguyên Đecan (với 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy Gát Tây, Gát Đông cao TB 1300m).

– Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn dài hơn 3000km, rộng 250 – 350km.

Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố rất không đều: 
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm 
-Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương 
-Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha. 
Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.

- Khí áp

+ Vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

+ Vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

- Frông

+ Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

+ Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

+ Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

- Gió

+ Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Ở đây, mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.

+ Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hè có gió thổi từ đại dương vào lục địa.

- Dòng biển

+ Cùng nằm ven bờ đại dương nhưng có nơi mưa ít, có nơi mưa nhiều.

+ Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

+ Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.

- Địa hình

+ Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa.

+ Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.

+ Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều.

Quách Hiếu
Xem chi tiết
Thu Hồng
31 tháng 1 2021 lúc 1:12

Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ. Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.

 

Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi mặc dù ở ven bờ I đại dương: nhưng vẫn là miền hoang mạc như : A-ta-ca-ma, Na-míp,...

 

Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

Chúc em học vui vẻ nha!banhqua

Nguyễn Thị Như Quyên
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
11 tháng 7 2019 lúc 10:37

Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu:

- Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp dần ra biển, kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa.

- Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa:

+ Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên tính song song với hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp.

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam:

Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc. Hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió tây nam khiến sườn đông chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ lên cao, ít mưa; sườn tây mưa . Mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên có mưa nhiều; ngược lại sườn tây (Tây Nguyên) là mùa khô.

+ Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc.

- Các địa điểm nằm ở sườn đón gíó của các dãy núi có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn.

- Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt.

- Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước.

* Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phân hóa khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt:

- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu vẫn được bảo tồn ở vành đai chân núi

+ Đai nhiệt đới gió mùa ( 600-700m ở miền Bắc, 900- 1000m ở miền Nam)...

+ Đai cận nhiệt gió mùa trên núi ( 600,700m -2600m ở miền Bắc, 900, 1000m – 2600 m ở miền Nam)...

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi( >2600m)...

- Theo quy luật đai cao,cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 60C. Vì vậy những vùng núi cao của nước ta có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình cả nước Vi dụ....

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 10 2018 lúc 16:25

Đáp án D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 11 2017 lúc 15:48

Chọn D

nguyễn vũ phương linh
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
14 tháng 12 2016 lúc 22:23

-Việc địa hình châu á chủ yếu có địa hình rất cao ở phần trung tâm (như hệ thống dãy hi-ma-lay-a, sơn nguyên tây tạng, cá dãy núi đại hưng an, an tai, côn luân, nam sơn, xai-an, ..) là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông lớn, địa hình thấp dần ra xung quanh tạo điều kiện cho sông ngòi lan rộng đề tận biển. Châu á là nơi tập trung các con sông dài và lớn trên thế giới, nguyên nhân do châu á kéo dài từ tây sang đông, địa hình bị chia cắt nên các sông thường không thẳng mà uốn cong làm tăng thêm chiều dài.

Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 12 2016 lúc 22:56

-Châu á thuộc 1 phần của lục địa á- âu , nằm hoàn toàn ở nửa cầu bắc
- Trải dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo
- Giáp với 2 châu lục ( Châu phi, châu âu) 3 đại dương ( ấn độ dương, thái bình dương và bắc băng dương)
- Có diện tích lớn nhất thế giới : 41,5 tr km vuông ( kô tính phần hải đảo, nếu tính thì là 44,5 tr)
- ý nghĩa đối với KH: làm cho châu á có nhìu đới khí hậu

phương anh trần
Xem chi tiết
lee eun ji
7 tháng 11 2021 lúc 21:48

Phân bố dân cư theo độ cao địa hình:

Phần lớn nhân loại sống ở độ cao tuyệt đối từ 200m trở xuống. Bộ phận này chi chiếm 27,8% tổng diện tích đất đai cùa thế giới, nhưng chiếm tới 56,2% dân số thế giới. Càng lên cao nói chung mật độ dân số càng giảm xuống. Những khu vực có độ cao dưới 500m (chiếm 57,3% diện tích đất đai) là địa bàn cư trú tuyệt đối của dân cư (4/5 dân số thế giới).

Nếu so sánh giữa các châu lục, người ta thấy dân cư Nam Mĩ cư trú trên độ cao lớn nhất (644m), còn ở châu Đại Dương dân cư sống ở độ cao thấp nhất (95m), châu Á là 319m, châu Âu là 168m và nhìn chung toàn thế giới là 320m.