Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trường Nguyễn
Xem chi tiết
gấu béo
28 tháng 10 2021 lúc 19:04

- Năm 1967, 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Sin-ga-po thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

- Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng.

- Mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một công đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên.

Mục đích: 

- 3 nước Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, In-đô-nê-xi-a thành lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI.

- Sự hợp tác kinh tế - xã hội còn biểu hiện:

+ Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.

+ Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

+ Xây dựng các tuyến đường giao thông.

+ Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

DAN LE
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
lạc lạc
15 tháng 11 2021 lúc 22:12

tham khảo nhé

 

Hoàn cảnh ra đời:

- Yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành độc lập.

- Để cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực (Nhất là nước Mĩ).

⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

* Mục tiêu hoạt động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.



 https://loigiaihay.com/trinh-bay-hoan-canh-ra-doi-va-muc-tieu-c84a12609.html#ixzz7CIe2ZNTq

Bích Nguyễn Trúc
Xem chi tiết
Nguyễn
23 tháng 10 2021 lúc 20:33

Ví dụ:

 

-Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.

 

-Tập hợp học sinh lớp 6A.

 

-Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 7.

 

-Tập hợp các chữ cái trong hệ thống chữ cái Việt Nam.

 

 

thảo nguyễn
23 tháng 10 2021 lúc 20:38

1.1. Khái niệm tập hợp Tập hợp là một trong các khái niệm cơ bản của Toán học.

Khái niệm tập hợp không được định nghĩa mà chỉ được mô tả qua các ví dụ: Tập hợp các học sinh của một lớp học, tập hợp các cầu thủ của một đội bóng, tập hợp các cuốn sách trên một giá sách, tập hợp các số tự nhiên,... Mụn toán học nghiên cứu các tính chất chung của tập hợp, không phụ thuộc vào tính chất của các đối tượng cấu thành nên tập hợp được xem là cơ sở của Toán học hiện đại, và được gọi là lí thuyết tập hợp.

Khác với nhiều ngành Toán học khác mà sự phát triển là kết quả có được từ những cố gắng không mệt mỏi của nhiều tài năng toán học, cuộc đấu tranh với “vô cực” và tiếp theo đó, sự sáng tạo nên lí thuyết tập hợp là công trình của chỉ một người: Gioócgiơ − Căngtơ (Georg Cantor 1845 − 1918), nhà toán học Đức gốc Do Thái

. Các đối tượng cấu thành một tập hợp được gọi là các phần tử của tập hợp đó. Người ta thường kí hiệu các tập hợp bởi các chữ A, B, C, X, Y, Z,... và các phần tử của tập hợp bởi các chữ a, b, c, x, y, z, ...

Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết a A (đọc là a thuộc tập hợp A). Nếu a không phải là một phần tử của tập hợp A thì ta viết a A (đọc là a không thuộc tập hợp A). Có hai cách xác định một tập hợp: z Cách thứ nhất là liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp. Tập hợp A gồm bốn số tự nhiên 1, 3, 5, 7 được viết là: A = {1, 3, 5, 7}.

Tập hợp B gồm ba phần tử là các chữ a, b, c được viết là: B = {a, b, c}. z Cách thứ hai là nêu lên một tính chất chung của các phần tử của tập hợp, nhờ đó có thể nhận biết được các phần tử của tập hợp và các đối tượng không phải là những phần tử của nó. Chẳng hạn,

Ví dụ 1.1 : Cho tập hợp C các ước số của 8. Khi đó, các số 1, 2, 4, 8 là những phần tử của C, còn các số 3, 5, 6, 13 không phải là những phần tử của C. Người ta thường viết: C = {x : x là ước số của 8}, 

_san Moka
Xem chi tiết
Cao Minh Đức
Xem chi tiết
Tryechun🥶
25 tháng 2 2022 lúc 13:26

tham khảo

-có 5 khu vực kinh tế

Đinh Thị Tuyết
25 tháng 2 2022 lúc 18:31

NAFTA- Hiệp định tự do thương mại Bắc Mĩ
MERCOSUR- Thị trường chung Nam Mĩ

SATO OG
13 tháng 3 2022 lúc 21:36

-NAFTA- Hiệp định tự do thương mại Bắc Mĩ
NAFTA có nội dung chính là: Giúp cho kinh tế của Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang 2 nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA,… Sau 18 năm tồn tại, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang lộ những vết rạn nứt nghiêm trọng do những bất cập và sự lỗi thời khi nền kinh tế thế giới đang vận động không tuân theo những toan tính chủ quan.
-MERCOSUR- Thị trường chung Nam Mĩ

Mercado COmún del Sur. liên minh thuế quan của bốn quốc gia Nam-nón (Argentina, Brazil, Paraguay, và Uruguay) được thành lập theo Hiệp ước 1991 Trong Asunción. Hình thành trên các mô hình của Hiệp ước Cộng đồng Châu Âu Of Rome, nó cho phép miễn thuế thương mại liên Mercosur và các khoản thu một phổ biến bên ngoài thuế quan (từ 0 đến 20 phần trăm) trên các nước phi thành viên. Năm 1996, Bolivia và Chile gia nhập nó như là thành viên liên kết của nó. Gọi Mercosul tại Brazil.

OK NHA

 

Leonard Daniel Arnold
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
6 tháng 12 2016 lúc 23:49

1.Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
 

Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

Bình Trần Thị
6 tháng 12 2016 lúc 23:50

2.Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...

 

U.M.R kaori
11 tháng 12 2016 lúc 12:42

Bạn hk trường j vậy mà sao đề giống hệt mk

 

NgP_Thao
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
29 tháng 10 2023 lúc 17:45

Mục tiêu hoạt động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.


banh

Khang Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
Thành An
15 tháng 3 2022 lúc 21:23

3,

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

4,

 Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức là:

- Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia

- Khuyến khích phát triển kinh tế

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Điểm tiến bộ của bộ quốc triều hình luật (Hồng Đức) thời Lê Sơ : 

- Bộ luật Hồng Đức mang nhiều tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại

- Tính nhân đạo của Bộ luật Hồng Đức

+ Tính nhân đạo đối với người phạm tội

+ Tính nhân đạo đối với người gặp khó khăn đặc biệt

+ Quy định nhân đạo, tiến bộ đối với phụ nữ và trẻ em

+ Tính nhân đạo đối với một số đối tượng khác



 

Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 3 2022 lúc 21:23

REFER

C3

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

*Nhận xét:

-Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước .Triều đình có đầy đủ các bộ, tự,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.

- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

C4

* Nội dung của bộ luật Hồng Đức là :

- Bảo vệ quyền lợi của vua , hoàng tộc , bảo vệ quyền lợi của 1 số giai cấp thống trị , địa chủ phong kiến . Đặc biệt bộ luật còn có những điều luật như bảo vệ biên giới Tổ Quốc , khuyển khích phát triển kinh tế , gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc , bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ .

* Điểm tiến triển của bộ luật Đức là so với các bộ luật trước là :

- Đề cao vai trò người phụ nữ

- Khuyến khíc dân sản xuất

- Đề cao tinh thần Nho giáo ( Yêu nước )

- Có tính chất nhân đạo

- Đề cao việc học và tuyển nhân tài

- Có những chính sách quan tâm tới dân

- Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là

+nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+  hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam

+ nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê

+ luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường

+, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc